1

Hoạt động thể chất ở người bị bệnh tim

Các hoạt động thể chất luôn đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tuổi thọ của con người, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh tim, việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho hệ tim mạch và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành. Tuy nhiên, người bị bệnh tim cũng nên hoạt động thể chất ở mức độ phù hợp để tránh gặp phải các biến cố khi tập luyện.

1. Hoạt động thể chất là gì?

Hoạt động thể chất là bất kỳ hoạt động nào mà bạn có thể thực hiện để nhằm cải thiện hoặc duy trì thể lực cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Các hoạt động thể chất bao gồm:

  • Các hoạt động hàng ngày: chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp đến công sở hoặc trường học, làm việc nhà, làm vườn hoặc làm bất kỳ công việc tích cực hoặc thủ công nào mà bạn có thể thực hiện như một phần công việc của mình.
  • Hoạt động giải trí tích cực: bao gồm các hoạt động như khiêu vũ, chơi cùng trẻ con, đi bộ hoặc đi xe đạp để giải trí.
  • Thể thao: gồm các bài tập thể dục tại nhà, tại phòng tập hoặc một lớp tập thể dục, các hoạt động bơi lội và các môn thể thao cạnh tranh như bóng đá, bóng bầu dục hoặc quần vợt,...

2. Lợi ích của các hoạt động thể chất đối với người bị bệnh tim

Hoạt động thể chất ở người bị bệnh tim
Việc vận động thể chất hợp lý đóng góp rất nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục chức năng tim mạch của người bệnh

Qua kết quả của các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, những người tham gia luyện tập thể chất ở mức độ trung bình 150 phút/tuần đã giảm được 14% nguy cơ mắc bệnh tim, những người tập luyện 300 phút/tuần giảm được 20% so với những người không tập luyện. Và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thực hiện bất kỳ loại hoạt động thể chất nào đều rất hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Đặc biệt, những người có tuổi tác càng cao thì càng cần phải chú trọng việc tập thể dục đều đặn và thường xuyên hơn để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Việc luyện tập các hoạt động thể chất đều rất tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn nên cố gắng luyện tập ít nhất 150 phút/tuần. Bên cạnh đó, mọi hình thức của hoạt động thể chất như làm việc nhà, đi bộ, chạy bộ hay bơi lội đều có lợi cho hệ tim mạch. Ngoài hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tim mạch, việc luyện tập thể dục đều đặn còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác cho sức khỏe, bao gồm ngăn ngừa cao huyết áp, giảm cân, giảm căng thẳng,...

Nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự gia tăng các hoạt động thể chất và tình trạng thể lực tim phổi cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành. Khi chúng ta tập luyện thể dục thường xuyên, trái tim sẽ đập chậm hơn khi phải vận động mạch. Hơn thế nữa, một người siêng năng tập luyện sẽ có cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai và ít mệt mỏi hơn những người không tập luyện.

Ngoài ra, tập thể thao còn giúp bạn hạn chế được quá trình tích tụ mỡ của cơ thể-một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời động mạch vành cũng giãn nở dễ dàng hơn, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.

Rất nhiều người đã áp đặt một suy nghĩ rằng những người bị bệnh tim thì phải nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và tránh vận động nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những bệnh nhân bị bệnh tim thường xuyên tập luyện sẽ có tâm lý thoải mái hơn và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Họ ít gặp phải các triệu chứng, ít phải đến bệnh viện và có khả năng trở lại làm việc nhiều hơn. Rõ ràng là việc vận động thể chất hợp lý đã đóng góp rất nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục chức năng tim mạch của người bệnh.

Một số lợi ích khác của việc luyện tập thể dục thường xuyên đối với những người bị bệnh tim, bao gồm:

  • Tăng sức chịu đựng thiếu oxy
  • Giảm nhu cầu đòi hỏi oxy của cơ tim
  • Khai thông những mạch kém hiệu năng hoạt động trong cơ tim
  • Giúp động mạch mềm mại, tăng sức đàn hồi và dẻo dai hơn
  • Giúp các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn
  • Đẩy máu nhiều hơn đến não, thận, phổi, gan và cơ bắp,...

3. Những rủi ro khi hoạt động thể chất ở người bị bệnh tim

Hoạt động thể chất ở người bị bệnh tim
Khi người bị bệnh tim tập luyện những môn thể thao loại tĩnh có thể khiến huyết áp tăng đột ngột

Những người mắc các vấn đề về tim mạch có thể gặp những rủi ro về sức khỏe nếu tập luyện thể chất không đúng cách hoặc áp dụng một chế độ luyện tập không phù hợp với tình trạng tim mạch của mình.

Khi người bị bệnh tim tập luyện những môn thể thao loại tĩnh, có liên quan chủ yếu tới các hoạt động nâng đỡ, co cơ, không di chuyển tứ chi nhiều hoặc duy trì một tư thế (chẳng hạn như cử tạ) có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là những người bị cao huyết áp, mắc tim bẩm sinh hoặc bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó, người bị bệnh tim nếu tập nặng ngay từ khi mới bắt đầu việc tập luyện hoặc tập quá mức độ chịu đựng của tim có thể dẫn tới tình trạng tim quá tải và tạo gánh nặng cho tim. Điều này có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim đối với những người bị bệnh mạch vành hoặc làm tình trạng suy tim trở nên trầm trọng hơn ở những người bị suy tim.

Một trong các yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch là thời tiết khi tập thể dục. Vận động thể chất khi thời tiết có độ ẩm cao khiến cơ thể chóng mệt. Vận động trong thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng xấu tới hệ tuần hoàn, gây đau tức ngực, khó thở, huyết áp bị dao động, không ổn định và là tiền đề để phát triển thành các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Rõ ràng là khi thực hiện bất kỳ một bài tập thể chất nào thì chúng ta cũng cần phải gắng sức dù ít hay nhiều, vì vậy một số biến cố tim mạch đều có nguy cơ xảy ra chẳng hạn như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực. Tuy nhiên, những nguy cơ này đều cực kỳ thấp, chỉ xấp xỉ gần một lần xuất hiện nếu bạn tập 400.000-800.000 giờ, tương đương với trong 400-800 nghìn người tập luyện (nếu tính trung bình một người tập 1 giờ), chỉ có 1 người có nguy cơ mắc phải những rủi ro này.

Tỷ lệ trên cho thấy mức độ an toàn của việc luyện tập thể dục ngay cả khi bạn bị mắc bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, nguy cơ gặp biến chứng tim mạch còn thấp hơn nữa ở những người thường xuyên tập luyện. Nếu tính chung cho tất cả mọi người thì có tới 90% các biến cố tim mạch xảy ra trong khi nghỉ ngơi chứ không phải lúc đang vận động.

Như vậy, việc luyện tập thể dục đối với người bị bệnh tim có thể coi là an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý tới những biểu hiện bất thường khác với mọi ngày, có thể nảy sinh trong hoặc sau khi tập luyện. Những biểu hiện bất thường này bao gồm cảm giác đau ngực; nặng hoặc tức, ép trong ngực; cơn đau lan tới cổ, cằm, vai hoặc xuống cánh tay; hoa mắt chóng mặt, thở dốc, choáng váng, cảm giác bị hẫng hoặc hồi hộp bất thường. Nếu thấy có bất cứ vấn đề nào xuất hiện thì bạn nên tới các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn chế độ luyện tập phù hợp.

4. Người bị bệnh tim nên tập luyện thể dục như thế nào?

Hoạt động thể chất ở người bị bệnh tim
Để cải thiện tốt nhất cho sức khỏe tim mạch, bạn nên đi bộ hơi nhanh, đi rảo bước để mạch nhanh lên, sau đó sẽ thong thả đi chậm dần

Đối với những người bị mắc phải các vấn đề về tim mạch thì cần tới khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về chế độ tập luyện với cường độ phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh tim nên chọn những môn thể thao không đòi hiểu nhiều thể lực, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ chậm, thể dục nhẹ nhàng hoặc bơi lội. Lưu ý rằng, trước khi bắt đầu tập luyện, bạn cần phải khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, các cơ, xương, khớp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Người bệnh cũng cần tránh tập luyện các bài tập quá sức vì chúng có thể phản tác dụng và gây nguy hiểm cho tim mạch.

Những người có thể trạng yếu khi tập luyện nên theo hình thức tập vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc thậm chí là gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy trong tổng thời gian khoảng 30 phút cho một lần tập luyện. Bạn nên nhớ rằng, tập thể thao không nhất thiết là phải tập nhiều, tập hết sức mới tốt, mà đơn giản bạn chỉ cần tập đều đặn, thường xuyên một cách có hệ thống và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Dưới đây là một số hoạt động thể chất phù hợp cho những người bị bệnh tim, bao gồm:

  • Đi bộ: để cải thiện tốt nhất cho sức khỏe tim mạch, bạn nên đi bộ hơi nhanh, đi rảo bước để mạch nhanh lên, sau đó sẽ thong thả đi chậm dần. Nếu bạn thấy có ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là dấu hiệu tốt. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30-60 phút để đi bộ.
  • Chạy bộ: đây là cách tập luyện rất tốt cho người bị bệnh tim. Bạn nên bắt đầu chạy chậm sau đó tăng tốc nhanh dần nhưng không nên quá sức. Nếu thấy mệt hãy chạy chậm lại trước khi ngưng hẳn. Mỗi tuần bạn nên chỉ chạy khoảng 3-4 lần.
  • Bơi lội: bạn nên bơi thư thả, nhẹ nhàng, không bơi quá nhanh hoặc lặn lâu vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.
  • Bóng bàn, cầu lông: bạn nên chơi nhẹ nhàng, vừa sức, không cố gắng chơi kéo dài trên một giờ.
  • Khí công, yoga: giúp tâm lý thoải mái, luôn lạc quan và rất tốt cho hệ tim mạch.

Bài viết tham khảo nguồn: patient.info, Hội Tim mạch học Việt Nam

XEM THÊM:

  • Những môn thể thao tốt cho người bệnh tim mạch
  • Tập thể dục: 7 lợi ích của hoạt động thể chất thường xuyên
  • Cảnh giác nếu bạn thở nông, hay hụt hơi, mệt mỏi

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây