1

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim

Khi nhắc đến bệnh tim, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến một cơn đau tim. Nhưng thuật ngữ này bao gồm một số tình trạng có thể làm tổn thương tim của bạn và ngăn không cho nó thực hiện công việc của mình. Bao gồm bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim và suy tim. Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí đối với các tình trạng bệnh tim.

1. Động mạch bị tắc gây cơn đau tim

Sự tích tụ của các mảng bám (mỡ máu) có thể thu hẹp các động mạch của tim, khiến cho máu khó đi qua hơn. Nhiều bệnh nhân thậm chí không biết có vấn đề gì cho đến khi động mạch bị tắc nghẽn do cục máu đông khiến cho họ bị đau tim.

Nhưng có thể có dấu hiệu cảnh báo bệnh động mạch vành trước đó như đau ngực thường xuyên được gọi là đau thắt ngực.

1.1. Cơn đau tim diễn ra thế nào?

Mảng bám cứng có đặc điểm cứng ở bên ngoài và mềm ở bên trong. Đôi khi lớp vỏ cứng bên ngoài bị nứt. Khi đó một cục máu đông hình thành, nếu nó chặn hoàn toàn động mạch vành của bạn, đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn cung cấp máu đến một phần trái tim của bạn.

Không được cung cấp oxy và dinh dưỡng, cơ tim có thể nhanh chóng bị tổn thương và có thể khiến bạn tử vong. Tình trạng này thường xảy ra một cách bất ngờ, khi đó bạn cần được trợ giúp y tế ngay lập tức.

Khi có cơn đau tim, bệnh nhân thường có thể có các biểu hiện sau:

  • Đau hoặc cảm thấy có áp lực trong ngực
  • Khó chịu lan ra lưng, lan lên họng, hàm hoặc lan ra cánh tay.
  • Có thể buồn nôn, khó tiêu hoặc ợ nóng.
  • Người yếu, lo lắng, sợ hãi, có thể khó thở.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Đây là một trường hợp cần được điều trị khẩn cấp ngay cả khi các triệu chứng là nhẹ.

Ở phụ nữ, họ có thể không cảm thấy đau ngực. So với nam giới, phụ nữ dễ bị ợ nóng hoặc tim đập nhanh hơn, chán ăn, ho hoặc cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu đuối hơn. Khi gặp phải những triệu chứng này, cần phải tới bệnh viện kiểm tra ngay, nếu càng lâu thì tổn thương càng nhiều.

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim
Cơn đau tim ở phụ nữ thường có các triệu chứng rõ ràng hơn

 

1.2. Xử trí cơn đau tim như thế nào?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu 115 ngày lập tức, ngay cả khi bạn không chắc chắn về điều này. Đừng chờ đợi để xem các triệu chứng có giảm đi không. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự lái xe đến bệnh viện.

Hãy gọi cấp cứu, các nhân viên y tế sẽ tới đón bạn và tiến hành kiểm tra, xử lý ngay lập tức. Một phản ứng nhanh có thể cứu sống bạn.

2. Các loại bệnh tim khác

 

2.1. Nhịp tim không đều: chứng loạn nhịp tim

Tim của bạn đập mạnh vì các xung điện và chúng có thể bị loạn nhịp. Chứng loạn nhịp tim có thể khiến cho tim bạn đập nhanh hoặc chậm hay không đều.

Rối loạn nhịp tim thường vô hại và có thể kết thúc một cách nhanh chóng. Nhưng một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể bạn. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng bất thường bạn nhận thấy.

2.2 Bệnh cơ tim

Cơ tim bất thường hay bệnh cơ tim khiến cho việc bơm máu của tim khó hơn, dẫn đến việc đưa máu đến các phần còn lại của cơ thể bị giảm sút.

Theo thời gian, các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường có thể gây ra bất thường cơ tim và có thể dẫn đến suy tim.

2.3. Suy tim

Suy tim không có nghĩa là trái tim của bạn ngừng hoạt động. Mà có nghĩa là tim vẫn hoạt động nhưng không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cả cơ thể bạn.

Chính vì vậy, theo thời gian, tim sẽ phải đáp ứng bằng cách phát triển to hơn và hoạt động nhanh hơn. Điều này khiến cho cơ tim bị suy yếu và làm giảm lượng máu bơm ra khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Hầu hết các trường hợp suy tim đều là kết quả của bệnh động mạch vành và đau tim.

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim
Suy tim khiến trái tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn và to hơn bình thường

 

2.4. Khuyết tật tim bẩm sinh

Từ khi sinh ra, bạn có thể có một van tim bị hở hoặc vách ngăn các buồng tim của bạn bị hư hỏng. Đôi khi, những khiếm khuyết này không được tìm thấy cho đến khi bạn trưởng thành.

Tất cả các bệnh nhân này đều cần phải điều trị, có một số chỉ cần dùng thuốc, có một số trường hợp khác lại phải phẫu thuật.

Nếu bạn có một tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh, bạn có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim, suy tim và nhiễm trùng van tim. Nhưng có nhiều cách để làm giảm các nguy cơ này.

 

2.5. Đột tử do tim

Đột tử do tim không giống như một cơn đau tim. Đột tử do tim xảy ra khi hệ thống dẫn truyền tín hiệu của tim bị đứt, khiến cho tim đập nhanh bất thường. Thay vì bơm máu vào mạch máu để đi nuôi cơ thể, buồng tim của bạn lại rung lên liên tục.

Máy khử rung tim có thể giúp mang lại nhịp tim đều, không có nó, bệnh nhân có thể chết trong vòng vài phút. Bệnh nhân cần được tiến hành hồi sức tim phổi trong khi chờ máy khử rung tim và liên hệ với cấp cứu ngay lập tức.

3. Các xét nghiệm đánh giá tim

 

3.1. Điện tâm đồ

Điện tâm đồ là phương pháp ghi lại hoạt động điện của tim. Trong xét nghiệm này, nhân viên y tế sẽ dán các điện cực lên da vùng ngực tại các vị trí nhất định trong vòng vài phút.

Kết quả điện tim cho biết nhịp tim của bạn có đều đặn hay không. Phương pháp này cũng có thể cho biết bạn có đang bị đau tim hoặc bạn đã từng bị đau tim một lần trong quá khứ.

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim
Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện của tim giúp các bác sĩ đánh giá chức năng của tim

 

3.2. Kiểm tra tim khi hoạt động gắng sức

Phương pháp này kiểm tra đánh giá xem trái tim của bạn có hoạt động tốt khi cơ thể phải hoạt động gắng sức hay không. Bạn sẽ đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên với cường độ tăng dần. Trong khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi điện tim, nhịp tim và huyết áp của bạn để xem các cơ quan có được cung cấp đủ máu hay không.

3.3. Holter điện tim

Holter điện tim là một thiết bị cầm tay ghi lại hoạt động của trái tim bạn. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có vấn đề về tim mạch, họ có thể yêu cầu bạn sử dụng holter điện tim trong vòng một đến hai ngày.

Thiết bị này sẽ theo dõi hoạt động điện của tim liên tục, không ngừng nghỉ giống như điện tim thông thường chỉ là hình ảnh ghi lại hoạt động tim trong một khoảng thời gian nhất định.

 

3.4. X-quang ngực

Chụp x-quang ngực sẽ cho hình ảnh về tim, phổi, xương ngực của bạn được tạo ra với một lượng nhỏ phóng xạ. Các bác sĩ sẽ sử dụng chúng để phát hiện các dấu hiệu bất thường của tim, phổi và xương ngực nếu có.

3.5. Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để hiển thị hình ảnh hoạt động của trái tim. Từ siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương hoặc các vấn đề đối với buồng tim, van tim hoặc lưu lượng máu của bạn.

Siêu âm tim giúp chẩn đoán bệnh và đánh giá các phương pháp điều trị bạn đang sử dụng có hiệu quả như thế nào.

3.6. Chụp CT tim

Chụp cắt lớp vi tính tim bằng các tia X sẽ cho hình ảnh chi tiết của tim và các mạch máu của nó. Sau đó, một máy tinh sẽ xếp các hình ảnh với nhau để tạo ra hình ảnh 3 chiều về trái tim của bạn.

Phương pháp này có thể phát hiện sự tích tụ của mảng bám hoặc canxi trong động mạch vành của bạn, cũng như các vấn đề về van tim và các loại bệnh tim khác.

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim
Chụp CT tim là một trong các kỹ thuật giúp đánh giá tim một cách chính xác

 

3.7. Thông tim

Thông tim là phương pháp bác sĩ sử dụng một ống bé, được gọi là ống thông đi qua một mạch máu ở tay hoặc chân của bạn cho đến khi nó đến trái tim của bạn. Sau đó sẽ tiêm thuốc cản quang và từng nhánh động mạch vành. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy chúng dưới tia X. Hình ảnh sẽ cho thấy bất kỳ tình trạng tắc nghẽn ở vị trí nào và mức độ tổn thương.

4. Các phương pháp điều trị bệnh tim

 

Hầu hết các bệnh tim đều kéo dài. Ban đầu, các triệu chứng có thể khó phát hiện và có thể không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng điều này cũng khiến cho bệnh dễ bị bỏ qua và trở nên tồi tệ hơn.

Nếu trái tim của bạn bắt đầu yếu đi, bạn có thể bị hụt hơi hoặc cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể bị sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cả chân của bạn. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị lâu dài có thể giúp giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Bạn có thể chống lại bệnh suy tim bằng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật hoặc cấy ghép.

4.1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc kê đơn có thể giúp bạn ổn định huyết áp, nhịp tim hoặc giảm mức cholesterol. Một số loại thuốc khác giúp kiểm soát nhịp tim bất thường hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Nếu tim bạn đã có một số tổn thương, các loại thuốc khác có thể giúp khả năng bơm máu của tim bạn tốt hơn.

4.2. Tạo hình mạch (đặt stent tim)

Phương pháp điều trị này sẽ mở một động mạch bị tắc và cải thiện lưu lượng máu. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông mỏng với một quả bóng ở đầu để đưa vào trong động mạch của bạn. Khi tới điểm tắc nghẽn, bác sĩ có thể sử dụng bóng để nong rộng động mạch giúp cho máu di chuyển tốt hơn. Bác sĩ có thể đặt vào phần mạch bị hẹp một ống lưới nhỏ gọi là stent.

Hình ảnh trực quan về một cơn đau tim
Các bác sĩ có thể chỉ định đặt stent tim đối với bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch

4.3. Phẫu thuật bắc cầu

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu bạn có một hoặc nhiều động mạch quá hẹp hoặc bị chặn hoàn toàn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy ra một mạch cháu từ một khu vực của cơ thể bạn, sau đó gắn nó vào một động mạch đang bị tổn thương trong tim.

5. Ai là người dễ mắc bệnh tim?

Nam giới có nhiều khả năng bị đau tim hơn phụ nữ và ở độ tuổi trẻ. Nhưng bệnh tim vẫn là kẻ giết người số một của cả hai giới. Những ai trong gia đình có người từng bị bệnh tim và đến đây điều trị hay không?

Các biện pháp bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh tim, các thói quen hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên (30 phút/ngày, hầu hết các ngày).
  • Giữ một cân nặng khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo chất.
  • Hạn chế uống nhiều rượu.
  • Không hút thuốc lá.

Nhưng nếu bạn bị tiểu đường thì điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu. Và nếu bạn đang có tình trạng cholesterol cao, huyết áp cao thì hãy làm mọi biện pháp để kiểm tra lại.

Vì sao hút thuốc làm đau tim? Nếu bạn hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh tim của bạn cao gấp 2 - 4 lần người không hút thuốc lá.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây