1

HÀNH TRÌNH HỒI SỨC THÀNH CÔNG BÉ SINH CỰC NON 25 TUẦN NHỜ PHÁC ĐỒ “GIỜ VÀNG”.

Chuyên khoa Sản, Nhi sơ sinh đã có mặt ngay tại phòng sinh, phối hợp nhịp nhàng đón bé yêu ra đời ở tuần thai thứ 25. Sinh cực non và nặng chỉ 740gr, nhưng với phác đồ “giờ vàng”, bé được hồi sức sơ sinh kịp thời, chăm sóc với những điều kiện tốt nhất. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định.

❌Sản phụ 25 tuần thai nhập viện trong tình trạng xuất hiện nhiều cơn gò tần suất cao, có các triệu chứng nghi nhiễm trùng như sốt, bạch cầu và CRP tăng. Đã từng mất con do sinh non vào tuần 26. Lần mang thai này chị cũng có khả năng sinh non, dù đã được đặt vòng nâng như đến tuần 25 chị đã bị rỉ ối. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cho bé chào đời sớm. Song song đó lên kế hoạch tính toán kỹ đến từng chi tiết từ chuẩn bị trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, các phương pháp kỹ thuật cao đến tiên lượng những khả năng có thể xảy ra và các phương pháp ứng phó kịp thời.

?Phác đồ "giờ vàng" chưa được triển khai rộng rãi được đưa vào áp dụng cho trường hợp đặc biệt này, với thiết bị máy móc chuyên dụng đầy đủ, chuyên gia - bác sĩ Sản-Nhi sơ sinh giỏi chuyên môn, điều dưỡng có kinh nghiệm…

?Ngay khi rời khỏi bụng mẹ, bé được ủ ấm với khăn bọc, đội nón, túi nhựa giữ nhiệt và chuyển ngay sang giường sưởi ấm đặt sát giường sinh. Bác sĩ và điều dưỡng nhi sơ sinh lập tức gắn ống thở CPAP không xâm lấn, giúp phổi bé không bị xẹp, hạn chế nhiễm trùng, không bị suy hô hấp.

?Sau khi ổn định thân nhiệt cho bé, thông khí khoảng một phút, ổn định tuần hoàn và hô hấp xong, các bác sĩ mới kẹp cắt rốn để tránh ảnh hưởng đến việc tưới máu cơ quan. Khi các chỉ số đều ổn định, bé được chuyển qua phòng Hồi sức sơ sinh ngay gần đó.

?Tại khoa Hồi sức sơ sinh, bé được đặt catheter vào tĩnh mạch rốn, thiết lập đường truyền tĩnh mạch để cung cấp dung dịch đường, giữ cho đường huyết trên 50 mg/Dl để không bị hạ đường huyết, phòng ngừa các tổn thương não vĩnh viễn không hồi phục hoặc nguy cơ tử vong.

?Bé cũng được bơm surfactant vào nội khí quản để ổn định hô hấp và giữ ẩm liên tục trong lồng ấp, dùng thuốc hỗ trợ đóng ống động mạch, truyền paracetamol sớm giúp tránh nguy cơ gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, xuất huyết phổi... Các bác sĩ sàng lọc toàn diện sau sinh cho bé, bao gồm các chức năng vận động, tim mạch, hô hấp, thính lực, thị lực, tiêu hóa...

?Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh (NICU) Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, trẻ sinh non nếu được thực hiện hồi sức cấp cứu tốt trong giờ đầu tiên sau sinh sẽ có khả năng được cứu sống cao, và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng, di chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, loạn sản phế quản phổi; viêm ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng máu; kém phát triển về thị giác, thính giác; bại não, xuất huyết não và dễ đối diện với hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

?Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt các chuyên khoa, khoa Sản, Nhi sơ sinh, Hồi sức… giúp hạn chế di chuyển các bé sinh non, các trường hợp bé sinh ra cần chăm sóc đặc biệt. Bên cạnh đó, trang thiết bị chuyên dụng, các máy móc hiện đại cũng được đầu tư kỹ lưỡng, với đội ngũ y bác sĩ giỏi, điều dưỡng có kinh nghiệm sử dụng thành thạo các máy móc, áp dụng hiệu quả các phương pháp tiên tiến trên thế giới giúp mẹ chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón bé an toàn trong điều kiện chăm sóc tốt nhất.

---------------------------------------------

?Ước tính cả thế giới có 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần), chiếm tỉ lệ 5-15% trẻ sinh ra và đang có khuynh hướng gia tăng. Biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ sinh non tử vong do biến chứng sinh non, nhiều trẻ sinh non bị khuyết tật suốt đời, gặp vấn đề về thính giác, thị giác.

♻️Ngoài sinh non, hành trình 9 tháng 10 ngày để mẹ có thể gặp con còn ẩn chứa rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi con ra đời ba mẹ lại có thêm nỗi lo lắng khác, làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt, nuôi con khỏe mạnh. Do đó ĐỪNG BỎ QUA cơ hội được các chuyên gia chia sẻ các bí quyết chuẩn khoa học trong chương trình TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VỀ SẢN, NHI SƠ SINH & NHI KHOA: Dấu hiệu mang thai & tai biến sản khoa nguy hiểm; Chăm sóc trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ vào lúc 20h thứ 6 - ngày 16/4/2021

- ?Trực tiếp trên Báo điện tử vtv.vn, thanhnien.vn, website tamanhhospital.vn, và kênh youtube Báo Thanh Niên.

- ?Livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh Hà Nội, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động.

.?HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

?2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️Hotline: 0287 102 6789

?108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội

☎️Hotline: 1800 6858

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ sinh non 29 tuần 5 ngày nặng 1,3kg khi nào đổi sữa công thức dành cho trẻ sinh non sang sữa thường?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mới 29 tuần 5 ngày, bé nặng 1,3kg ạ. Hiện giờ bé đã được 2 tháng và tăng lên 3,2kg. Em bị mất sữa nên bé không được uống sữa mẹ. Em cho bé uống sữa similac neosure iQ dành riêng co trẻ sinh non bị nhẹ cân. Hàng ngày bé uống 10 cữ, mỗi cữ khoảng 70-80ml. Bé uống vậy có nhiều không ạ? Và sau bao lâu thì em được đổi sang sữa bình thường cho bé? Vì theo như trong lon sữa có ghi là bé đủ 8kg mới đổi sữa ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1796 lượt xem

Trẻ sinh non lúc 34 tuần bú ít, ngủ nhiều, khò khè, da vàng thì có cần cho đi khám không?

Em sinh bé lúc thai mới được 34 tuần. Nay bé đã được 12 ngày rồi, tuy nhiên bé 2-3 ngày mới chịu đi ị. Phân có hạt, màu thẫm ạ. Bé bú ít nhưng ngủ nhiều, còn bị khò khè nữa. Em cân cho bé thì thấy sụt 100gr. Ngoài ra, hiện giờ da bé nhà em vẫn thấy vàng. Em có phơi nắng cho bé hàng ngày ạ. Với tình trạng của bé thì em có cần cho bé đi khám bác sĩ không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  948 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1580 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2297 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 2 năm trước
 783 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 815 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 708 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 881 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 857 Lượt xem
Tin liên quan
Vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh đa phần là hiện tượng bình thường, chỉ trong một số trường hợp mới là vấn đề nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây