1

Giảm đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout

Đặc trưng của bệnh gout là các đợt viêm khớp cấp tính tái phát với biểu hiện đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp, chủ yếu ở ngón cái khi có đợt viêm. Chính vì những triệu chứng như vậy nên việc giúp người bệnh giảm đau trong viêm khớp gout rất cần thiết trong điều trị.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (thống phong) là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến thận mất khả năng lọc acid uric trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ acid uric theo thời gian, hình thành các tinh thể nhỏ tập trung tại khớp gây các triệu chứng viêm, sưng đau cho người bệnh.

2. Nguyên nhân của bệnh gout

Như đã đề cập thì bệnh gout xảy ra do sự gia tăng và tích tụ của acid uric trong các khớp gây nên triệu chứng sưng đau ở bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các nguyên nhân làm tăng acid uric máu đều có thể gây ra bệnh gout như:

  • Dùng nhiều thức ăn có chứa purin như: Nội tạng, tôm cua, lòng đỏ trứng, nấm;
  • Tăng giáng hóa nucleoprotein tế bào;
  • Tăng tổng hợp purin nội sinh;
  • Giảm đào thải acid uric qua đường niệu do giảm mức lọc cầu thận hoặc giảm phân hủy acid uric trong phân do vi khuẩn;
  • Yếu tố di truyền: Con cái có tỷ lệ mắc gout cao hơn bình thường 20% nếu bố mẹ mắc gout;
  • Do giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc gout cao hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể mắc bệnh;
  • Lạm dụng thuốc bổ, vitamin có chứa niacin, nhiễm độc chì gây rối loạn chuyển hóa acid uric;
  • Do bệnh nhân béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, bệnh về thận.
Giảm đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout
Béo phì có thể là yếu tố nguyên nhân dẫn tới bệnh gout

3. Làm thế nào để giảm đau ở bệnh nhân bị viêm khớp do gout?

Với tình trạng viêm khớp cấp tính của bệnh nhân gout thì mục tiêu điều trị là loại bỏ cơn đau và sưng cấp ở các khớp bị ảnh hưởng. Chính vì vậy các loại thuốc có thể dùng bao gồm:

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Indomethacin, mobic, meloxicam, felden,...;

Thuốc colchicine: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc không steroid thì có thể dùng colchicine thay thế. Mặc dù đây không phải là thuốc giảm đau nhưng được phân loại là thuốc chống gout khi có thể dùng liều nhỏ điều trị gout mãn tính và liều cao để đối phó gout cấp tính. Thuốc được sử dụng hiệu quả nhất ở 12 giờ đầu xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cần lưu ý thuốc có tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc ngộ độc ở liều cao;

Thuốc corticosteroid: Prednisone, dexamethason, solumedrol có thể dùng để điều trị cơn gout cấp nếu bệnh nhân không đáp ứng với steroid và colchicine. Thuốc giúp giảm đau và viêm khá nhanh nhưng cần được theo dõi bởi bác sĩ và dùng với liều giảm dần trong 7-10 ngày. Thuốc chống chỉ định với người loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện chế độ ăn uống kiêng rượu bia, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật, hải sản. Bệnh gout rất hay tái phát nên người bệnh cũng cần đi khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số acid uric máu nhằm tiên lượng sớm cho các đợt gout tái phát.

Thực tế, bệnh gout khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh, cùng với thói quen sử dụng thuốc tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hoặc nặng hơn bệnh gout gồm có:

Thuốc corticoid: Mặc dù là thuốc giảm đau và sưng rất nhanh nhưng corticoid cũng là “con dao hai lưỡi” khi về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gout. Cơ chế của corticoid khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh với thải tiết với acid uric ở ống thận khiến lượng acid uric của người bệnh lại càng tăng hơn, vô tình làm nặng thêm tình trạng bệnh gout.

Aspirin: Là loại thuốc kinh điển thuộc nhóm chống viêm không steroid rất phổ biến trước đây để điều trị bệnh khớp. Tuy nhiên, sau này với sự ra đời của các loại thuốc không steroid khác hiệu quả hơn thì aspirin đã dần ít được sử dụng. Thêm vào đó, aspirin liều thấp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gout thứ phát.

Thuốc lợi tiểu: Tất cả các loại thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton) đều ảnh hưởng đến sự thải trừ acid uric của cơ thể, khiến gia tăng acid uric trong máu dẫn tới bệnh gout. Vì vậy bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp.

Giảm đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout
Bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp

Các cơn đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt và làm việc của người bệnh, vì vậy việc sử dụng các biện pháp giảm đau là rất quan trọng. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

XEM THÊM:

  • Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout
  • Chế độ ăn cho người bị bệnh Gout
  • Người bị bệnh Gout có nên ăn thịt bò

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1110 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 671 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 2 năm trước
 705 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 808 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây