1

Dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tăng đề kháng

Các thực phẩm giàu Vitamin D

  • Các loại cá, lươn, sữa, trứng, đậu, phomai, ngũ cốc,…
  • Vitamin D có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể;
  • Bổ sung liều Vitamin D hằng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp.

Vitamin A (Retinol và Beta-carotene)

  • Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,…
  • Vitamin A giúp tăng cường chức năng miễn dịch;
  • Thúc đẩy kháng thể đặc hiệu và giảm triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh;
  • Vitamin A cung cấp từ thực phẩm có thể đủ nhu cầu (trừ phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 1 tuổi).

Các thực phẩm giàu Vitamin C

  • Ớt chuông, bưởi, kiwi, chanh, ổi, cam, dâu tây, đu đủ,…
  • Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm;
  • Vitamin C liều cao (500 1000mg/ngày) không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh nhưng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc.

Vitamin E

  • Hạnh nhân, hạt dẻ, quả bơ, hạt bí, kiwi,…
  • Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch.

Các thực phẩm giàu Omega-3

  • Cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại hạt, ngũ cốc,…
  • Omega-3 là acid béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch trong tầm kiểm soát.
  • Nên sử dụng 1000 2000 mg/ngày.

Beta-Glucan

  • Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,...
  • Beta-Glucan là chất điều hòa miễn dịch có hiệu quả sinh học cao nhất;
  • Cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi được tăng cường.
  • Các loại gia vị có tính kháng khuẩn: tỏi, gừng,…
  • Các chất hóa học thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Các thực phẩm giàu Kẽm

  • Sò, vừng, mộc nhĩ, hạt điều, sữa bột, ngũ cốc, thịt, hải sản,…
  • Kẽm liên quan đến sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.
  • Kẽm ở liều 5 20mg/ngày giúp giảm tỷ lệ mắc, đợt cấp và thời gian mắc của nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm

  • Nên tính toán lượng thực phẩm trong tuần để giảm tần suất mua.
  • Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng;
  • Tránh sử dụng thực phẩm nuôi trồng gần khu vực chứa chất thải.

Sơ chế và chế biến thực phẩm

  • Sử dụng dao, thớt riêng giữa các loại thực phẩm sống chín;
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh tay
  • Thực hành rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước của Bộ Y tế.
  • Vệ sinh tay trước sau khi chạm vào thực phẩm, trước sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm cao như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,…
  • Ưu tiên rửa tay bằng xà phòng. Sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh khi không đủ điều kiện.
  • Tránh để tay tiếp xúc với mắt mũi miệng.

Vệ sinh chung

  • Không dùng đũa thìa cá nhân vào bát, đĩa đựng đồ ăn chung.
  • Không uống chung cốc/chén, sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
  •  Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, bề mặt các dụng cụ xung quanh.
  • Lưu ý: Luôn trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như khẩu trang, găng tay,… trong lựa chọn, sơ chế và chế biến thực phẩm.

Lời khuyên sinh dưỡng

  • Thực phẩm cho một bữa ăn lành mạnh
  • Nên chọn lựa thực phẩm tươi: bổ sung 300g rau củ, 200g trái cây mỗi ngày, 180g ngũ cốc nguyên cám.
  • Tránh sử dụng thực phẩm thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp, xúc xích, pizza, bánh quy,…
  • Nên ăn 160 200g thịt cá, thịt đỏ 1 2 lần/tuần, thịt trắng 2 3 lần/ngày.
  • Hãy lựa chọn hoa quả tươi cho bữa phụ thay cho các loại thực phẩm nhiều đường, muối, mỡ.

Uống đủ nước

  • Hãy uống đủ 1,5 2 lít nước/ngày, nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.
  • Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.
  • Tránh uống cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực.

Chế biến thực phẩm

  • Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật: dầu ô liu, dầu hướng dương,…
  • Không chế biến quá kỹ các loại rau củ;
  • Sử dụng dưới 5g muối mỗi ngày;
  • Khuyến khích sử dụng tỏi trong các món ăn (ăn sống, ép lấy nước, xào cùng thức ăn).
  • Để hệ miễn dịch khỏe mạnh

Xây dựng thói quen tốt

  • Tập luyện thể dục hằng ngày tại nhà.
  • Phơi nắng mỗi ngày 10 15 phút giúp bổ sung vitamin D tự nhiên.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại
Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại

Hai chất phổ biến nhất được thêm vào sữa là vitamin A và vitamin D. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng ở từng nơi mà sữa sẽ được bổ sung các chất khác như sắt, kẽm hay axit folic.

15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch
15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch

Có rất nhiều loại khoáng chất, vitamin và thảo dược có lợi đối với hệ miễn dịch, chẳng hạn như kẽm, vitamin C, vitamin D, nấm dược liệu…

Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà
Lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lượng calo trong loại thực phẩm này lại không hề cao.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây