1

Điều trị đau: Khi nào thì opioid là lựa chọn phù hợp?

Khi bị đau đầu hoặc đau cơ nhẹ, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn thông thường có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một loại thuốc có tác dụng mạnh hơn, đó là thuốc opioid điều trị đau.

1. Thuốc opioid và công dụng của nó

Opioid là một loại thuốc giảm đau có chứa chất gây mê. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn không sử dụng đúng cách.

Thuốc opioid có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau do điều trị ung thư. Việc sử dụng opioid điều trị đau trong một thời gian ngắn được xem là an toàn và đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả cho người bệnh.

Khi điều trị đau bằng thuốc opioid, nó sẽ liên kết với các thụ thể opioid trong tuỷ sống cũng như các khu vực khác ở cơ thể và truyền tín hiệu đến não bộ nhằm giúp xoa dịu cơn đau. Thuốc opioid thường được sử dụng để điều trị các cơn đau từ mức độ vừa cho đến nặng và ở những bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau khác. Một số loại thuốc opioid phổ biến trong điều trị đau, bao gồm:

  • Fentanyl (Abstral, Actiq, Fentora và Duragesic).
  • Codeine.
  • Hydrocodone (Zohydro ER và Hysingla).
  • Hydrocodone - acetaminophen (Lortab, Lorcet, Vicodin và Norco).
  • Hydromorphone (Exalgo và Dilaudid).
  • Methadone (Methadose và Dolophine).
  • Meperidine (Demerol).
  • Morphine (MS Contin, Kadian và Morphabond).
  • Oliceridine (Olynvik).
  • Oxycodone (Oxaydo và OxyContin).
  • Oxycodone và acetaminophen (Roxicet và Percocet).
  • Oxycodone và naloxone.

Bác sĩ có thể kê đơn hầu hết các loại thuốc giảm đau đường uống này cho bệnh nhân. Trong đó, thuốc Fentanyl còn được sản xuất dưới dạng miếng dán, giúp hấp thụ thuốc qua da.

Điều trị đau: Khi nào thì opioid là lựa chọn phù hợp?
Thuốc opioid điều trị đau khi chữa ung thư.

2. Thuốc opioid được sử dụng để điều trị loại đau nào?

Thuốc opioid thường được kê đơn để điều trị các cơn đau cấp tính, đột ngột xảy ra sau khi bệnh nhân phẫu thuật hoặc bị chấn thương (ví dụ như gãy xương). Điều trị đau bằng thuốc opioid sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, thường là vài ngày.

Bên cạnh đó, thuốc opioid cũng được xem là một lựa chọn quan trọng cho những người bị đau do điều trị ung thư. Các nghiên cứu đã cho thấy có tới 1/3 số bệnh nhân ung thư không nhận được phương pháp điều trị giảm đau phù hợp. Những người mắc ung thư khi kiểm soát cơn đau kém có thể phải nằm viện lâu dài và gây gián đoạn lịch trình điều trị cũng như khó quản lý được các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mình. Do đó, điều trị đau bằng thuốc opioid đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện đời sống của những bệnh nhân mắc ung thư.

Trong một số trường hợp cụ thể, thuốc opioid cũng có thể là lựa chọn phù hợp cho những người đang sống chung với cơn đau mãn tính không phải ung thư hoặc những người không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau khác và cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc opioid điều trị đau cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài, bao gồm cả việc làm cho cơn đau mãn tính trở nên khó kiểm soát hơn. Sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc opioid để điều trị đau, bác sĩ có thể tiếp tục kê đơn nếu việc kiểm tra sức khoẻ của người bệnh cho thấy thuốc mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại.

3. Theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc opioid điều trị đau

Trước khi kê đơn opioid để điều trị đau, bác sĩ sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân cũng như gia đình, đồng thời đề nghị bạn kiểm tra sức khoẻ kỹ lưỡng. Thông qua những điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu thuốc opioid có phù hợp với bạn hay không?

Những thông tin về tiền sử bệnh cũng giúp bác sĩ xác định xem bạn có nên đến khám bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ chuyên khoa cai nghiện khi đang sử dụng opioid hay không, nhằm giảm các nguy cơ tác dụng phụ cho sức khỏe do thuốc gây ra. Những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển chứng nghiện các loại thuốc này.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể trước khi bệnh nhân bắt đầu dùng opioid. Liều lượng sử dụng opioid điều trị đau sẽ được bác sĩ điều chỉnh khi cần thiết. Bệnh nhân có thể liên tục uống các liều opioid để kiểm soát cơn đau suốt cả ngày và đêm. Ngoài ra, trong thời gian bạn đang sử dụng thuốc opioid để điều trị đau, bạn cần thăm khám bác sĩ thường xuyên nhằm biết được các vấn đề sau đây:

  • Cơn đau của bạn phản ứng như thế nào với thuốc opioid?
  • Bạn đang gặp phải tác dụng phụ nào của thuốc opioid?
  • Bất kỳ tương tác hoặc tình trạng y tế tiềm ẩn nào có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ, chẳng hạn như hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề về thận.
  • Bạn có đang sử dụng thuốc giảm đau đúng cách không?

Bạn tuyệt đối không bao giờ được thay đổi hoặc ngừng dùng bất kỳ loại thuốc opioid điều trị đau nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu loại thuốc giảm đau mà bạn đang sử dụng không đem lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể kê đơn sang một liều khác.

Khi bạn sử dụng opioid trong một thời gian dài và đã sẵn sàng ngừng, bác sĩ sẽ giúp bạn cai thuốc từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi và tránh các triệu chứng của cai nghiện như tiêu chảy, đau cơ và cáu gắt.

Điều trị đau: Khi nào thì opioid là lựa chọn phù hợp?
Các loại thuốc opioid điều trị đau trong ung thư cần được sử dụng đúng liều lượng

4. Thuốc opioid gây ra những tác dụng phụ gì?

Một trong những lý do vì sao bạn cần sử dụng thuốc giảm đau hợp lý và đúng cách vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như buồn ngủ, táo bón, buồn nôn và ói mửa.

Nếu bạn bị táo bón khi sử dụng opioid điều trị đau mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như methylnaltrexone (Relistor), lubiprostone (Amitiza) và naloxegol (Movantik) nhằm cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, thuốc opioid có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ nếu bạn sử dụng chúng cùng với rượu hoặc một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc điều trị bệnh rối loạn lo âu.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc ngủ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trao đổi cụ thể với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, thuốc OTC và chất bổ sung thảo dược để hạn chế tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả điều trị.

Mayoclinic.org

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây