1

Dễ lây lan như mụn cóc- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cháu bị mụn cóc ở gan bàn chân và bị lây cả sang kẽ móng tay nữa, liệu cháu có bị lây mụn cóc sang bộ phận sinh dục không ạ? vì cháu thường dùng tay để rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục. Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: 

Chào bạn, Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề  mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HP  (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy sướt  bên ngoài.

  • Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em  cao hơn vì chúng hiếu động và thường xuyên bị trầy sướt chân tay, hay đi  chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát...
  • Virus HPV thường sống ở  những nơi ấm - ẩm nên việc đi chân đất sẽ dễ bị mụn cóc bàn chân. Làm  móng, cắt khoé móng chân, móng tay… cũng là nguyên nhân thường gây mụn  cóc ở người lớn, nhất là phụ nữ.
  • Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch  như  ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị mụn cóc và  thường lâu khỏi. Có thể gặp mụn cóc ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn  tay do chung đụng, tiếp xúc nhiều. 

Mụn cóc có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt:

  • Ở lòng bàn chân, dưới móng tay, dưới móng chân; khi chạm vào thường  gây đau nhói.
  • Mụn cóc Mosaic (Mosaic Warts): Bao gồm nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành  chùm ở lòng bàn chân, gót chân.
  • Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (Genital Warts): Gặp ở bộ phận sinh dục  đàn ông, đàn bà, chung quanh hậu môn, có triệu chứng gần giống như bệnh  mào gà.

 Mụn cóc có thể lây lan do:

  • Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm  nắm… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giầy dép, quần áo. Thông thường phải mất  2-3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay  không.
  • Tự lây nhiễm (“nhảy”) trên bản thân người bệnh: Từ vài mụn cóc lớn  ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), chúng có thể lây lan sang những  vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi,  cầm nắm).

Càng để lâu, mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn. Do đó, điều cần thiết là khi có mụn cóc, ta phải nên điều trị càng sớm càng  tốt.

Thân mến!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 853 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây