1

Đau xương chậu trong thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé của bạn hay không? - Bệnh viện Từ Dũ

Đau vùng xương chậu khi mang thai khá phổ biến, cứ 5 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người bị đau ở các mức độ khác nhau. Tình trạng này làm giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của thai phụ.

Triệu chứng của đau xương chậu khi mang thai

Cảm thấy đau hoặc khó chịu ở những vị trí:

  • Trên xương mu ở phía trước và xương cùng cụt ở phía sau
  • Lan qua một hoặc hai bên thắt lưng
  • Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu)
  • Lan ra đùi của bạn
  • Một số phụ nữ cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng lách cách ở vùng xương chậu.

Đau có thể tăng lên khi:

  • Đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng, mặt đất gồ ghề hoặc trên quãng đường dài.
  • Đi lên hoặc xuống cầu thang
  • Đứng trên một chân (ví dụ: khi bạn thay quần áo hoặc ra khỏi bồn tắm)
  • Trở mình trên giường.
  • Di chuyển hai chân và đầu gối của bạn ra xa nhau (ví dụ: khi bạn ra khỏi ô tô)
  • Quan hệ tình dục.

Làm thế nào để chẩn đoán?

Hãy nói với nhân viên y tế về cơn đau của bạn. Đây là một chẩn đoán loại trừ sau khi bác sĩ xem xét loại trừ các nguyên nhân khác gây đau vùng chậu.

Đau xương chậu khi mang thai có gây hại cho em bé của bạn?

Mặc dù tình trạng này gây đau đớn cho bạn, nhưng nó sẽ không tác động xấu đến em bé của bạn.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chân cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Nếu bạn bị hạn chế khả năng vận động do đau, nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ tăng lên. Bạn sẽ được khuyên mang loại vớ đặc biệt (vớ nén đàn hồi) và có thể cần tiêm heparin để giảm nguy cơ đông máu.

Tôi có thể sinh ngã âm đạo được không?

Hầu hết phụ nữ bị đau vùng chậu khi mang thai đều có thể sinh thường qua đường âm đạo nếu không có các chống chỉ định khác. Hãy thông báo cho nữ hộ sinh và bác sĩ trong quá trình chuyển dạ biết bạn có đau xương chậu. Họ sẽ nâng đỡ chân của bạn và giúp bạn di chuyển.

Các biện pháp giảm đau sản khoa đều có thể thực hiện được, kể cả gây tê ngoài màng cứng.

Tôi có cần phải sinh mổ không?

Thông thường sẽ không cần sinh mổ cho những thai phụ có đau xương chậu. Không có bằng chứng cho thấy sinh mổ giúp ích hơn trong trường hợp này, thậm chí có thể làm chậm quá trình hồi phục sau sinh của bạn.

Tôi có cần được gây chuyển dạ sớm (sinh sớm) không?

Chuyển dạ tự nhiên sẽ tốt hơn cho bạn và thai nhi. Hầu hết phụ nữ bị đau xương chậu không cần khởi phát chuyển dạ sớm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa sẽ nói chuyện với bạn về những rủi ro và các lựa chọn.

Triệu chứng đau có cải thiện sau sinh không?

Đau xương chậu thường được cải thiện sau sinh. Tuy nhiên vẫn có khoảng 1/10 phụ nữ sẽ bị đau kéo dài. Nếu bạn nằm trong số đó, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục điều trị và dùng thuốc giảm đau thường xuyên.

  • Nếu bạn cần phương tiện hỗ trợ đi lại lúc mang thai, hãy tiếp tục sử dụng chúng cho đến khi cơn đau lắng xuống.
  • Nếu bị đau nhiều, bạn nên cẩn thận hơn khi di chuyển. Phòng bạn ở nên gần nhà vệ sinh hoặc có phòng tắm riêng. Bạn nên tiếp tục điều trị và uống thuốc giảm đau cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Nếu cơn đau của bạn vẫn còn, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ, để loại trừ các nguyên nhân khác như các vấn đề về cột sống hoặc hội chứng khớp tăng động.

Tôi có thể làm gì để giảm đau?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng:

  • Duy trì hoạt động nhưng cũng phải nghỉ ngơi nhiều
  • Đi giày bệt. Nếu việc đi lại khó khăn và đau đớn, hãy thử thay đổi độ dài và tốc độ sải chân.
  • Lên cầu thang từng bậc một (với chân ít đau khi đi lên cầu thang và chân đau khi xuống cầu thang)
  • Thay đổi vị trí thường xuyên, không ngồi quá 30 phút mỗi lần
  • Ngồi để thay quần áo, tránh đứng bằng 1 chân.
  • Mang balo thay vì túi xách lệch 1 bên.
  • Cố gắng giữ hai đầu gối của bạn cùng nhau khi lên và xuống xe ô tô
  • Nằm nghiêng về bên ít đau hơn khi ngủ
  • Giữ hai đầu gối của bạn cùng nhau khi trở mình trên giường.
  • Sử dụng 1 cái gối mềm dưới bụng và giữa hai chân để hỗ trợ thêm trên giường.

Bạn nên tránh bất cứ điều gì có thể làm cho triệu chứng đau nặng nề hơn:

  • Đứng bằng một chân hoặc bắt chéo chân.
  • Nâng hoặc đẩy vật nặng
  • Lên xuống cầu thang quá thường xuyên
  • Khom lưng, uốn cong hoặc vặn người để nâng hoặc bế trẻ bằng một bên hông
  • Ngồi trên sàn, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng cơn đau vẫn không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị. Đau xương chậu có xu hướng không thuyên giảm hoàn toàn cho đến khi em bé được sinh ra, nhưng tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều.

Điều gì sẽ xảy ra trong lần mang thai tiếp theo?

Nếu đã từng bị đau xương chậu trong thai kỳ, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này trong thai kỳ tương lai.

Tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, giữ mức cân nặng bình thường giúp bạn giảm triệu chứng, thậm chí ngăn ngừa bệnh tái phát trong lần mang thai tiếp theo.

Nếu bạn bị lại, điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát cơn đau và làm giảm các triệu chứng.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

  • Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1292 lượt xem

Toa thuốc trị viên xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai bé thứ 2 được 14 tuần, em bị viêm xoang, đi khám nội soi tai mũi họng, bs cho thuốc sau: Amoxicillin and Clavulanate Potassium Tablets USP Indclav 625, Cadifast fexofenadine HCI 60mg, Solipred 20mg prednisolone comprime orodispersible. Vậy, toa thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  558 lượt xem

Xương chậu gãy, có ảnh hưởng đến việc sinh con không?

Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1541 lượt xem

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3225 lượt xem

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 695 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1913 Lượt xem
90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ 90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ 12:25
90% các mẹ bầu không biết cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ
 Vậy ở giai đoạn này mẹ cần phải làm gì để mẹ khỏe, con phát triển ổn định
 3 năm trước
 1091 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 949 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 726 Lượt xem
Ngôi thai ngược có ảnh hưởng như thế nào trong thai kỳ? Ngôi thai ngược có ảnh hưởng như thế nào trong thai kỳ? 08:01
Ngôi thai ngược có ảnh hưởng như thế nào trong thai kỳ?
Ngôi thai ngược không phải là trường hợp hiếm gặp
 3 năm trước
 518 Lượt xem
Tin liên quan
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Múa ba lê trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Múa ba lê trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, múa ba lê trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bác sĩ cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây