1

Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải, đặc biệt là trong lúc tiết trời se lạnh, việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị bệnh có nhiều điểm cần phải lưu ý. Cha mẹ cần phải nắm vững các dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp để giúp con nhanh khỏi bệnh.

1. Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là gì?

 

Tất cả các em bé vừa được sinh ra chưa thể có khả năng chống đỡ về mặt miễn dịch với một số bệnh tật thông thường. Chính vì thế, cần có một khoảng thời gian nhất định để hệ thống miễn dịch hoàn toàn mới mẻ được học hỏi, rèn luyện và trưởng thành. Hơn nữa, trẻ mới sinh cũng chưa thể nhận đầy đủ các kháng thể cần thiết thông qua nguồn sữa mẹ. Đây là các nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus, gây cảm lạnh và dẫn đến các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.

Trong không khí, có hơn 200 loại virus đang được lưu hành, là tác nhân có thể gây bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh. Hầu hết các chủng siêu vi này chủ yếu bùng phát vào mùa thu – đông và một khi đã mắc phải, cơ thể trẻ sẽ dần dần tăng lên các khả năng miễn dịch. Mặc dù vậy, đợt cảm lạnh đầu tiên xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể trở thành một nỗi ám ảnh đáng sợ đối với cha mẹ, nhất là người có con đầu lòng. Hơn thế nữa, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu đợt bệnh này diễn tiến ngày càng nặng nề và trẻ gặp các biến chứng viêm đường hô hấp trên nguy hiểm.

Trong thực tế, một em bé hoàn toàn có thể bị viêm đường hô hấp trên vào bất kỳ độ tuổi hoặc ở bất kỳ thời gian nào trong năm. Thậm chí, một nghiên cứu quan sát đã thống kê rằng hầu hết các trẻ đều bị ít nhất 7 lần cảm lạnh trước ngày sinh nhật đầu tiên. Nếu trẻ được đưa đến các điểm trông giữ trẻ, lớp học hay có tiếp xúc với trẻ khác, khả năng lây nhiễm bệnh lại còn tăng lên.

Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên
Trẻ sơ sinh dễ bị viêm đường hô hấp trên

 

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang không phải là quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm đường hô hấp dưới kèm theo. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi nặng dần mà không kiểm soát được, có thể dẫn đến suy hô hấp và nguy kịch đến tính mạng.

2. Các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh như thế nào?

 

Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi có thể là dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh đầu tiên. Nước mũi của bé ban đầu có thể trong suốt, lỏng và lượng ít nhưng về sau nếu có bội nhiễm kèm theo sẽ chuyển sang đục hơn, đặc hơn và có màu vàng, màu xanh trong vài ngày kế tiếp. Điều này báo động cho bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và được can thiệp y tế.

Ngoài ra, các triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh khác bao gồm:

  • Quấy khóc
  • Sốt
  • Ho, đặc biệt là vào ban đêm, ho khan hay ho có đờm
  • Hắt hơi
  • Bú kém hay bỏ bú
  • Khó thở, thở nhanh
  • Thở khò khè
  • khó ngủ
  • Lừ đừ
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều
Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên
Sốt là một trong các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh

3. Nguyên nhân gì gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh?

 

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là virus. Tác nhân này có mặt mọi nơi trong không khí và rất dễ lây lan bằng đường dịch tiết từ người này qua người khác. Khi một người nhiễm virus, ngay cả có đang biểu hiện bệnh hay không, giọt bắn khi ho, hắt hơi, dịch mũi đều có chứa virus và sẽ gây bệnh trên một cơ thể cảm nhiễm khác. Hơn thế nữa, virus cũng có thể tồn tại khá lâu trên các bề mặt thông thường như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà, đồ chơi. Nói một cách khác, nếu cha mẹ hay người chăm sóc trẻ đang mắc bệnh hay chăm sóc trẻ với đôi bàn tay nhiễm bệnh thì có thể lây bệnh cho bé.

Trẻ bú sữa mẹ có nhiều nguồn miễn dịch hơn so với trẻ bú sữa công thức. Điều này là do khi cho con bú, mẹ sẽ cung cấp kháng thể, tế bào bạch cầu và enzyme cho con. Đây là một hàng rào bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn miễn dịch với tất cả các chủng virus bởi lẽ một vài tác nhân siêu vi thay đổi cấu trúc hàng năm, hơn nữa, khả năng bội nhiễm vi trùng kèm theo cũng khó tránh khỏi.

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên tại nhà như thế nào?

 

Vì tác nhân gây bệnh phần lớn là virus, điều trị và chăm sóc viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà chủ yếu là nâng đỡ triệu chứng, giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, nhanh chóng thuyên giảm bệnh tật. Sau đây là các hướng dẫn về những việc cha mẹ, người chăm sóc nên làm và không nên làm:

4.1 Nên làm

  • Rửa tay thường xuyên đúng cách với xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây khi chăm sóc và sau khi vệ sinh cho trẻ để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên lây sang trẻ khác.
  • Nâng đầu bé nằm cao hơn phần thân và chân một chút để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Bạn có thể làm điều này với một chiếc gối mềm đặt dưới đầu và lót đệm mỏng mỏng với cả phần lưng cho trẻ theo dưới xuôi dần đến chân.
  • Đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sữa trong ngày và thậm chí tăng lên một chút nếu trẻ bị sốt hay quấy khóc nhiều. Sữa có thể bao gồm sữa mẹ và sữa công thức nếu em bé của bạn không uống sữa mẹ hay nguồn sữa mẹ không đủ.
  • Hút chất nhầy trong mũi, họng bé bằng các dụng cụ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để giúp đường thở của trẻ được thông thoáng. Có thể dùng thêm nước muối sinh lý để giúp cho chất nhầy loãng ra và dễ thao tác.
  • Giữ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm, giảm kích ứng cho niêm mạc hô hấp, hạn chế tăng tiết, phù nề.
  • Hạ sốt cho trẻ tích cực bằng acetaminophen với liều lượng tùy vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ quấy khóc hay bị nôn ói, nên dùng dạng bào chế viên đạn đặt hậu môn. Kết hợp với việc lau người bằng nước ấm cho trẻ để việc hạ sốt đạt hiệu quả.
Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên
Phụ huynh hạ sốt tích cực hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ

 

4.2 Không nên làm

  • Tùy tiện cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Do kháng sinh không có tác dụng đối với virus nên không có chỉ định dùng để điều trị viêm đường hô hấp trên đơn thuần mà chưa có bằng chứng bội nhiễm. Thậm chí, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc về sau.
  • Không tự ý cho trẻ dùng vượt quá liều hạ sốt khi chưa kiểm soát được. Không bao giờ được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ nhỏ.
  • Thuốc chống ho và thuốc cảm lạnh không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Không cho trẻ nằm sấp khi ngủ, vì tư thế này sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở, dễ dẫn đến ngưng thở trong lúc ngủ khi trẻ đang bị viêm đường hô hấp.

Tóm lại, viêm đường hô hấp trên với tác nhân là do virus rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ngay cả những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng có khả năng mắc bệnh, mặc dù khả năng miễn dịch của chúng tốt hơn. Vì viêm đường hô hấp trên đơn thuần có thể tiến triển thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách, theo dõi sát trẻ khi có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên chuyển nặng để đưa trẻ đi khám và được can thiệp kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  348 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 638 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 909 Lượt xem
Tin liên quan
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng

Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây