1

Đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch

Đau cách hồi là một trong những triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách cơn đau cách hồi, bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe, duy trì thể lực bình thường.

1. Cơ chế đau cách hồi

Đau cách hồi là cảm giác đau theo cơn, thường đau ở các vùng cơ, chủ yếu là chân. Bệnh nhân thường cảm thấy đau khi vận động, đi lại. Các triệu chứng đau sẽ giảm dần và biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

Bình thường, các động mạch đưa máu chứa oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Khi động mạch ở chân bị tắc hoặc hẹp, các cơ ở chân sẽ không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này được gọi là thiếu máu chứa oxy của chân.

Ở giai đoạn đầu của cơn đau cách hồi, chân vẫn còn nhận được đủ oxy khi nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ không thấy đau nếu không vận động. Tuy nhiên, khi cơ thể hoạt động, các cơ sẽ cần nhiều oxy và năng lượng hơn. Động mạch hẹp không đủ để máu đến nuôi sẽ tạo ra các cơn đau, được gọi là cơn đau cách hồi. Các cơn đau này xuất hiện rồi lại biến mất. Người có các cơn đau cách hồi cũng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Ở người bình thường, lòng động mạch trơn láng, thông suốt. Nếu bạn bị xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch thì các mảng xơ vữa có thể bám lại trên thành động mạch sẽ khiến lòng động mạch hẹp và cứng, cản trở dòng máu lưu thông.

2. Triệu chứng của cơn đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch

Đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch
Các cơn đau không liên tục, đến rồi đi, đau nhất là khi hoạt động mạnh, tập luyện thể thao

Không phải lúc nào người bệnh cũng bị đau, cơn đau sẽ xuất hiện và biến mất. Đôi khi bệnh nhân không cảm nhận rõ cơn đau mà chỉ thấy có cảm giác yếu ở chân, như có ai đang bó chặt, vọp bẻ chân. Các cơn đau cách hồi thường xuất hiện khi bệnh nhân vận động nhiều như: chạy bộ, leo cầu thang... Càng để lâu, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng, người bệnh có thể đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Cụ thể triệu chứng đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch gồm:

  • Đau khi vận động: Vị trí đau tùy theo vị trí hẹp của động mạch, có thể là bàn chân, bắp chân, đùi, hông.;
  • Đau nhắc lại: Các cơn đau không liên tục, đến rồi đi, đau nhất là khi hoạt động mạnh, tập luyện thể thao;
  • Đau khi nghỉ: Diễn ra khi bệnh tiến triển, người bệnh thấy đau ngay cả khi đang ngồi yên;
  • Đổi màu da, loét da: Dòng máu chứa dinh dưỡng đến các cơ bị giảm nghiêm trọng khiến cho da ở vùng đó đổi màu xanh tím và lạnh, lâu ngày dẫn đến các vết loét.

3. Nguyên nhân gây đau cách hồi

Đau cách hồi là triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, nguyên nhân là do chứng xơ vữa động mạch. Người có các yếu tố sau đây sẽ có nguy cơ cao xuất hiện các cơn đau cách hồi, bao gồm:

  • Hút thuốc lá;
  • Tăng huyết áp;
  • Tăng cholesterol máu;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Người có người thân bị bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch máu.
Đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch
Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau cách hồi

4. Điều trị đau cách hồi

4.1. Điều trị nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại biên

Đau cách hồi là triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, vì thế, muốn điều trị dứt điểm tình trạng này cần phải điều trị bệnh động mạch ngoại biên.

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh động mạch ngoại biên bao gồm huyết áp cao, tăng cholesterol máu. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc... Nếu tình trạng bệnh nặng cần phải can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

4.2. Liệu pháp luyện tập

Đây là phương pháp điều trị ban đầu của đau cách hồi. Dựa trên tình trạng bệnh, bệnh lý nền, tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch luyện tập phù hợp bao gồm: kiểu luyện tập, thời gian luyện tập, cường độ luyện tập, mức độ nặng...

Khuyến cáo cho liệu pháp luyện tập điều trị đau cách hồi thường là một giờ đồng hồ hoặc có thể hơn, mỗi tuần 3 lần trở lên, thực hiện liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng. Nếu có thể thì nên luyện tập dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Mục tiêu luyện tập là gia tăng thời gian đi bộ mà không bị đau chân. Lúc đầu bệnh nhân có thể bị đau chân sau khoảng 3 - 5 phút đi bộ. Tiếp tục đi, bệnh nhân sẽ thấy đau vừa. Bệnh nhân ngồi nghỉ khi hết đau thì bắt đầu đi lại lần nữa. Cứ tiếp tục chu kỳ này trong khoảng 35 phút ở giai đoạn đầu và tăng dần thời gian lên cho đến khi đạt 50 phút.

4.3. Thuốc điều trị đau cách hồi

Có một số loại thuốc điều trị đau cách hồi như cilostazol. Tuy nhiên, thuốc này không phù hợp với bệnh nhân tim mạch.

Với bệnh nhân cần kiểm soát mỡ máu, huyết áp, tiểu đường, bác sĩ có thể kê thuốc statins. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp

4.4. Thay đổi lối sống

  • Không hút thuốc;
  • Luyện tập thường xuyên;
  • Kiểm soát cân nặng;
  • Kiểm soát tiểu đường;
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hội Tim mạch học Việt Nam

XEM THÊM:

  • Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu ngoại biên
  • Tăng huyết áp có mấy cấp độ?
  • Xơ vữa động mạch chi dưới: Dấu hiệu và điều trị

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây