1

Đánh trống ngực khi nằm: Những điều cần biết

Đánh trống ngực là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, thường vô hại và biến mất sau khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên đánh trống ngực cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe hoặc có bệnh lý tim mạch.

1. Đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là tình trạng làm cho bạn cảm thấy như tim đang đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua một nhịp, hoặc nhịp đập không đều. Bạn có thể nhận thấy những điều trên ở vùng ngực, cổ họng hoặc cổ.

Đánh trống ngực có thể gây khó chịu hoặc sợ hãi cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng thường không nghiêm trọng hoặc có hại và thường tự biến mất. Đánh trống ngực gây ra bởi căng thẳng và lo lắng, hoặc bởi vì bạn đã sử dụng quá nhiều caffeine, nicotine, rượu hoặc có thể xảy ra khi bạn mang thai.

Trong một số ít trường hợp, đánh trống ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng đánh trống ngực kèm theo các dấu hiệu sau, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Tức ngực
  • Ngất xỉu
Đánh trống ngực khi nằm: Những điều cần biết
Người bệnh có dấu hiệu tức ngực, khó thở

2. Hiện tượng đánh trống ngực khi nằm là gì?

Đánh trống ngực có thể xuất hiện khi hoạt động hoặc khi nằm nghỉ. Đánh trống ngực khi nằm xảy ra khi bạn có cảm giác đập mạnh ở ngực, cổ hoặc đầu sau khi bạn nằm xuống. Nếu bạn nằm nghiêng, bạn có thể dễ cảm thấy hiện tượng đánh trống ngực hơn do cách cơ thể uốn cong và áp lực tích tụ bên trong.

Một yếu tố khác cần xem xét khi trải qua đánh trống ngực khi ngủ vào ban đêm là hiện tượng này có thể đã xảy ra suốt cả ngày, nhưng bạn chỉ nhận thấy chúng vào ban đêm do mức độ tiếng ồn thấp hơn và giảm bớt sự phân tâm khi bạn nằm trên giường.

3. Nguyên nhân gây ra đánh trống ngực khi nằm

Thông thường, đánh trống ngực có liên quan đến bệnh lý tim mạch hoặc không rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

  • Bệnh nhân trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Căng thẳng quá mức có thể có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó có thể gây ra đánh trống ngực hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn
  • Hoạt động thể chất mạnh
  • Sử dụng Caffeine, nicotine, rượu hoặc các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và amphetamine
Đánh trống ngực khi nằm: Những điều cần biết
Sử dụng Caffeine có thể là nguyên nhân gây ra đánh trống ngực khi nằm

 

  • Tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu, điều này có thể gây ra tim đập nhanh.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc ngay trước khi mãn kinh. Đôi khi, đánh trống ngực khi mang thai là dấu hiệu thiếu máu.
  • Các loại thuốc: bao gồm thuốc giảm cân, thuốc thông mũi, thuốc hen dạng hít và một số loại thuốc dùng để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim hoặc điều trị tuyến giáp hoạt động kém
  • Mất cân bằng điện giải
  • Một số người bị đánh trống ngực sau bữa ăn giàu carbohydrate, đường hoặc chất béo. Đôi khi, ăn thực phẩm có nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc natri cũng có thể gây ra đánh trống ngực.

 

Đánh trống ngực cũng có thể liên quan đến các bệnh lý tim mạch như:

  • Cơn đau tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim
  • Vấn đề về van tim
  • Vấn đề về cơ tim
Đánh trống ngực khi nằm: Những điều cần biết
Đánh trống ngực có thể liên quan đến bệnh suy tim

4. Điều trị đánh trống ngực khi nằm

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đánh trống ngực. Thông thường, đánh trống ngực là vô hại và thường tự biến mất. Trong trường hợp đó, bệnh nhân không cần phải điều trị. Nếu bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, họ có thể khuyên bạn tránh những điều có thể kích hoạt đánh trống ngực như:

  • Giảm bớt lo lắng và căng thẳng bằng các bài tập thư giãn, tập yoga, dưỡng sinh,...
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại như rượu bia, nicotin, cà phê,...
  • Tránh các loại thuốc hoạt động như chất kích thích. Bạn có thể phải tránh xa: thuốc ho và cảm lạnh, một số loại thảo dược, thuốc bổ,...

Nếu việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng đánh trống ngực, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc (thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh calci). Nếu tìm ra căn nguyên gây đánh trống ngực thì bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh lý đó.

5. Nên làm gì khi gặp tình trạng đánh trống ngực khi nằm?

Nếu bạn bị đánh trống ngực kèm khó thở nặng, đau ngực hoặc ngất, hãy đi khám khẩn cấp. Nếu đánh trống ngực của bạn xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn vẫn nên đi khám. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu xem đánh trống ngực của bạn là vô hại hay là triệu chứng của bệnh tim nghiêm trọng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây