1

Đặc điểm virus gây bệnh quai bị

Quai bị là bệnh nhiễm ở tuyến nước do virus gây ra với biểu hiện là tuyến nước bọt sưng nề ở vùng cổ, má và hàm. Vắc - xin quai bị được khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ nhỏ trong chương trình tiêm chủng ở hầu hết các quốc gia.

1. Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là một bệnh nhiễm gây ra bởi rubulavirus. Nhiễm virus quai bị có thời gian ủ bệnh trung bình là 16 - 18 ngày, tuy nhiên có thể dao động trong phạm vi từ 12 đến 25 ngày.

2. Triệu chứng lâm sàng của virus quai bị

Triệu chứng thường gặp của virus quai bị thường là đau và sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (vùng má và hàm). Tình trạng sưng thường diễn biến nặng trong từ 1 đến 3 ngày và sau đó giảm dần trong tuần tiếp theo. Khi sưng diễn biến nặng, phần góc của xương hàm dưới mang tai không còn nhìn thấy được. Thông thường, bệnh nhân không thể cảm nhận được xương hàm do tình trạng sưng phồng. Một bên mang tai có thể biểu hiện sưng trước bên kia và có khoảng 25% bệnh nhân chỉ bị sưng một bên. Các tuyến nước bọt khác (hàm dưới và dưới lưỡi) nằm dưới sàn miệng cũng có thể sưng lên nhưng tỷ lệ gặp ít hơn (khoảng 10%).

Các triệu chứng không điển hình báo hiệu bệnh quai bị có thể xuất hiện trước đó, bao gồm sốt nhẹ kéo dài 3 - 4 ngày, đau cơ, chán ăn, khó chịu và đau đầu. Biểu hiện quai bị thường kéo dài ít nhất 2 ngày, nhưng có thể kéo dài hơn 10 ngày. Nhiễm virus quai bị cũng có thể chỉ biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu hoặc chủ yếu là những dấu hiệu liên quan đến hô hấp hoặc thậm chí không có triệu chứng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái phát quai bị khi tình trạng viêm ở một bên mang tai đã khỏi, nhưng vài ngày đến vài tuần sau đó lại xuất hiện tiếp tục ở bên mang tai còn lại. Biểu hiện nhiễm virus quai bị đôi khi nhầm lẫn với sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh quai bị là điếc do ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Nam giới trưởng thành hoặc thanh thiếu niên có thể gặp phải triệu chứng đau và sưng tinh hoàn, tuy nhiên hiếm khi bệnh dẫn đến vô sinh nam. Nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai. Quai bị hiếm khi dẫn đến tử vong.

Quai bị là bệnh được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc-xin. Việc tiêm chủng vắc - xin quai bị giúp hạn chế khả năng mắc bệnh, giảm tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng và biến chứng nặng của bệnh hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Trước khi vắc - xin quai bị ra đời, đã có hơn 99% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả với những người được tiêm phòng đầy đủ, dịch bệnh quai bị vẫn có thể bùng phát.

Đặc điểm virus gây bệnh quai bị
Triệu chứng thường gặp nhất của virus quai bị thường là đau và sưng vùng má và hàm

3. Khả năng lây lan của virus quai bị

Virus quai bị phát triển và nhân lên ở đường hô hấp trên, lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Nguy cơ lây lan virus càng tăng cao nếu tiếp xúc càng lâu và càng gần với người bị quai bị. Thời gian lây nhiễm cao nhất là từ 2 đến 5 ngày sau khi khởi phát viêm tình trạng viêm tuyến mang tai.

Người bệnh quai bị nên tránh tiếp xúc với người khác từ khi nhận được chẩn đoán cho đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng. Bệnh nhân nên làm việc và học tập tại nhà, tránh đến những chỗ tập trung đông người và ở trong phòng riêng nếu có thể.

4. Quai bị ở phụ nữ mang thai

Quai bị khi xảy ra ở phụ nữ mang thai thường mang tính chất lành tính và không diễn tiến nặng như ở phụ nữ không mang thai. Tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, quai bị trong những tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nhất định về mặt lý thuyết.

Đã có nghiên cứu báo cáo mối liên quan giữa nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sự gia tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên. Một nghiên cứu khác cho rằng quai bị khi mang thai có thể liên quan đến cân nặng của em bé khi sinh thấp hơn so với những người mẹ không mắc bệnh. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa mới có thể kết luận về những tác hại của quai bị đối với thai kỳ.

5. Quai bị ở người đã tiêm chủng vắc - xin

Những người trước đây đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin ngừa quai bị vẫn có thể bị quai bị và lây truyền virus gây bệnh. Điều này không có nghĩa là vắc - xin không hiệu quả. Hiệu quả của việc tiêm vắc - xin phòng bệnh quai bị được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ tấn công và gây bệnh của virus ở những người được tiêm vắc - xin so với những người chưa được tiêm.

Trên thực tế, trong những đợt bùng phát bệnh quai bị, những người chưa được tiêm vắc - xin ngừa quai bị thường có tỷ lệ mắc quai bị lớn hơn nhiều so với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn và ít gặp hơn biến chứng hơn ở những người đã được tiêm chủng.

6. Các xét nghiệm chẩn đoán virus quai bị

RT-PCR và nuôi cấy virus là các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị. Test huyết thanh IgM cũng có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán nhiễm quai bị. Ngoài ra, tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân và thời gian thu thập mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng để phân tích kết quả xét nghiệm. Mặt khác, kết quả xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng đã nhiễm virus quai bị (trường hợp này còn gọi là âm tính giả).

Đặc điểm virus gây bệnh quai bị
RT-PCR được dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị

7. Ngừa quai bị bằng vắc - xin

Tiêm phòng vắc - xin quai bị là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh quai bị và các biến chứng của bệnh. Theo khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị nên tiêm liều vắc - xin ngừa Quai bị thứ ba ngoài 2 liều cơ bản. Mục đích của khuyến nghị này là nhằm cải thiện hiệu quả bảo vệ trong môi trường dễ bùng phát dịch bệnh, hạn chế khả năng mắc bệnh quai bị và các biến chứng liên quan. Cụ thể:

  • Cơ sở y tế tại địa phương sẽ cung cấp thông tin về các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc quai bị để đề xuất tiêm thêm 2 liều vắc - xin. Nếu nghi ngờ có ổ dịch hoặc không chắc chắn mình có thuộc nhóm nguy cơ cao hay không, hãy liên hệ đến sở y tế địa phương để biết thêm thông tin;
  • Không nên tiêm liều thứ 3 trừ khi bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh theo xác nhận của cơ quan y tế tại địa phương;
  • Vắc - xin ngừa quai bị chưa được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở những người đã bị nhiễm virus quai bị. Không nên dùng vắc - xin như biện pháp để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đối với các trường hợp tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Đặc điểm virus gây bệnh quai bị
Vắc - xin ngừa quai bị chưa được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở những người đã bị nhiễm virus quai bị

Từ khi có sự xuất hiện của vắc - xin quai bị, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đi rất nhiều, song hàng năm vẫn có một số lượng ca mắc nhất định. Bất cứ ai chưa được tiêm vắc - xin phòng ngừa quai bị, đặc biệt là khách lữ hành đến các quốc gia, khu vực chưa phổ biến những chương trình tiêm chủng dành cho bệnh quai bị thì có nguy cơ bị nhiễm virus này khá cao. Điều quan trọng là trẻ em cần hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm vắc - xin quai bị theo khuyến cáo để được bảo vệ chống lại bệnh. Phụ nữ cần được tiêm phòng vắc-xin ngừa quai bị trước mang thai 3 tháng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  982 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  840 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  704 lượt xem

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem

Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?

- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  711 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! 01:12
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU!
 Sắp sang 2021 rồi! Đừng thờ ơ với UNG THƯ CỔ TỬ CUNG, phụ nữ hoàn toàn có thể “xóa sổ” UTCTC, nắm giữ cơ hội sống hạnh phúc chỉ với 2 CÁCH...
 3 năm trước
 525 Lượt xem
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! 01:12
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU!
Sắp sang 2021 rồi! Đừng thờ ơ với #UNG_THƯ_CỔ_TỬ_CUNG, phụ nữ hoàn toàn có thể “xóa sổ” UTCTC, nắm giữ cơ hội sống hạnh phúc chỉ với 2 CÁCH ĐƠN...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? 01:35
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG?
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm...
 3 năm trước
 815 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! 01:42
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
 “Nếu mẹ bầu không may nhiễm Sởi hay Rubella thì cực kỳ nguy hiểm, vì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai trong 3 tháng đầu, gây ra những...
 3 năm trước
 505 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 575 Lượt xem
Tin liên quan
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây