1

Cơ hội mới cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

I. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm SV C

  • Sau khi bị nhiễm siêu vi C, 85% người bệnh sẽ bị chuyển sang tình trạng nhiểm mạn tính.
  • Sau đó tình trạng viêm gan mạn tính với tiến trình xơ hoá có thể xảy ra  với tốc độ chậm, trung bình hoặc nhanh tùy thuộc từng cá nhân.
  • Có khoảng 30-50% bệnh nhân VGSV C mạn tính sẽ bị xơ gan và 5-15% đưa đến xơ gan mất bù hoặc ung thư gan.
  • Chronic hepatitis : Viêm gan mạn tính
  • Cirrhosis : Xơ gan
  • Hepatocellular carcinoma: Ung thư tế bào gan

II. Những tiến bộ trong điều trị VGSV C

Mục tiêu điều trị VGSV C hiện nay là loại bỏ siêu vi ra khỏi cơ thể người bệnh hoặc đạt được sự ức chế siêu vi lâu dài (SVR: Sustained virologic response) nhằm làm chậm tiến trình viêm gan, ngăn ngừa diễn tiến đến xơ gan và ung thư gan. Điều này được thể hiện qua xét nghiệm định lượng siêu vi C dưới ngưỡng phát hiện, HCVRNA(-) vào thời điểm 06 tháng sau khi ngưng trị.

  • 1991 Interferon (IFN) bắt đầu được đưa vào điều trị VGSV C
  • 1998 IFN kết hợp với Ribavirin
  • 2000 PegInterferon ra đời và sự kết hợp giữa PegIFN +Ribavirin cải thiện đáng kể kết quả điều trị , thể hiện qua chỉ số đáp ứng siêu vi lâu dài SVR tăng lên nhiều so với dùng IFN đơn thuần hoặc kết hợp Ribavirin.

III. Phác đồ điều trị VGSV C hiện nay: hiệu quả và những hạn chế

  • IFN alfa + Ribavirin
  • PegIFN alfa 2a + Ribavirin
  • PegIFN alfa 2b + Ribavirin

Biểu đồ so sánh tỉ lệ đáp ứng siêu vi lâu dài(SVR) giữa  các phác đồ điều trị:

  • PegIFN alfa-2a : SVR ở bệnh nhân VGSV C là 30%,  type 1 là   21%    , type 2,3 là 45%
  • IFN alfa-2b +Ribavirin:  SVR ở bệnh nhân VGSV C là 44%, type 1 là   36%    , type 2,3 là 61%
  • PegIFN alfa-2a +Ribavirin : SVR ở bệnh nhân VGSV C là 55%, type 1 là   46%, type 2,3 là 76%

Hiêu quả trong điều trị VGSV C  với phác đồ PegIFN-2a +Ribavirin là cao nhất nhưng cũng chỉ đạt được 55%, trong đó VGSV C type 1 chỉ đạt được 46%

IV. Cách xử trí hiện nay đối với một số trường hợp thất bại điều trị :

Các trường hợp thất bại điều trị bao gồm:

  • Không đáp ứng với điều trị (nonresponse): HCV RNA giảm <2 logIU/ml vào tuần 12 của điều trị so với trước khi điều trị.
  • Đáp ứng kém( null response): HCV RNA giảm < 0.5 log10 IU/ml trong  suốt quá trình điều trị.
  • Đáp ứng siêu vi 1 phần (partial virologic response); HCV RNA giảm > 2 log10 IU/ml vào tuần 12, nhưng vẫn còn phát hiện được vào tuần 24.
  • Siêu vi bùng phát (virologic breakthrough): HCV RNA đã giảm dưới ngưỡng phát hiện nhưng sau đó lại phát hiện được dù vẫn đang điều trị hoặc HCV RNA tăng > 1 log.
  • Tái phát (relapse): HCV RNA giảm dưới ngưỡng phát hiện vào lúc ngưng thuốc, nhưng lại tăng trở lại sau khi ngưng thuốc.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng viêm gan C thường không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh mà có thể phải sau 6 đến 7 tuần mới biểu hiện ra ngoài.

Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm gan siêu vi B rất dễ lây lan. Bệnh này lây truyền qua sự tiếp xúc với máu và một số loại chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.

Viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A có nguy hiểm không?

Viêm gan A là một loại viêm gan siêu vi do virus viêm gan A (hepatitis A virus - HAV) gây nên và là dạng viêm gan cấp tính.

Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và các triệu chứng cũng rất giống với viêm gan virus.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây