1

Chế độ chăm sóc người bệnh sau mổ gãy xương

?? Mổ cố định xương giúp bệnh nhân phục hồi sớm vận động của chi gãy trong khi xương chưa lành, nhờ các dụng cụ kết hợp xương như đinh nội tủy hay nẹp vis. Đây là một phẫu thuật chuyên khoa nên cách chăm sóc hậu phẫu đặc biệt quan trọng.

Sau mổ

? Trong vòng 24h đầu sau mổ: chăm sóc để ý bệnh nhân thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật như: mất máu, đau kéo dài, rối loạn nhịp tim, nhịp thở.

? Nếu có tai biến của gây mê, phẫu thuật xảy ra phải xử trí kịp thời và báo ngay cho bác sĩ.

? Hậu phẫu nếu thấy bệnh nhân bị chảy máu vết mổ cần thực hiện băng ép cầm máu ngay. Nếu sau băng ép vẫn chảy máu, phải báo bác sĩ để xử lý kịp thời.

? Nếu vết mổ tiến triển tốt, bệnh nhân có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.

Chế độ ăn uống

? Hạn chế ăn uống thức ăn nhiều đường vì sẽ làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể. Tránh uống nước đá vì có thể gây nhức xương.

? Nên ăn nhiều chất đạm động vật và thực vật và một số thức ăn giúp ích cho sự tạo xương như: đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, mè đen, rau xanh, bưởi ...

? Uống nhiều nước giúp giảm bớt chóng mặt và nhức đầu sau mổ.

Vận động trị liệu

? Tránh nằm lâu vì có thể gây nhiều biến chứng như loãng xương, cứng khớp, teo cơ tại chỗ gãy xương, ảnh hưởng đến tiêu hóa gây khó tiêu, chướng bụng; rối loạn bài tiết chất thải như nhiễm trùng tiểu, táo bón, giảm hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; ứ trệ tuần hoàn gây sưng phù, viêm tắc tĩnh mạch…, nhiều trường hợp biến chứng gây tử vong cho người bệnh.

? Thường xuyên cử động ngón chân và cổ chân để máu huyết lưu thông, giúp vết thương mau lành và tránh cứng khớp cũng như co rút gân cơ.

? Bệnh nhân nên ngồi dậy sớm để giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt, tránh táo bón và chướng bụng khó tiêu. Vận động sớm giúp lưu thông máu, vết thương nhanh hồi phục, giảm đau, giảm sưng.

Tư thế nằm hậu phẫu

? Các bác sĩ khuyên người bệnh nằm kê cao tay hay chân giúp giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù sau mổ. Đặc biệt các phẫu thuật có đặt garo thường sau mổ hay bị sưng nhiều hơn vì garo ép lên các tĩnh mạch nông.

-----

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống

Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 1900 1806

☎️ Tiêm chủng: 0911 615 115

? Cấp cứu: 0833 015 115

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 642 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 825 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 707 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 728 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 2 năm trước
 835 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 688 Lượt xem
Tin liên quan
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương
5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương

Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.

5 bài tập tĩnh có lợi cho người bị loãng xương
5 bài tập tĩnh có lợi cho người bị loãng xương

Các bài tập tĩnh là một phần rất cần thiết trong thói quen tập luyện để kiểm soát bệnh loãng xương. Những bài tập này nhắm vào các nhóm cơ cụ thể, tạo ra các cơn co cơ tĩnh mà không làm thay đổi chiều dài của cơ.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây