1

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tôi mới sinh bé nhưng không hiểu sao dây rốn của bé lúc nào cũng bị ướt chứ không khô. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi tại sao lại thế và có cách nào để làm khô dây rốn của bé không? (N.V.L)

Trả lời: Chào bạn, Chăm sóc rốn là nhằm giữ rốn sạch, để rốn không bị nhiễm trùng. Chúng tôi xin hướng dẫn phương pháp chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (<1 tháng tuổi) như sau:

Dụng cụ

  • Dung tích sát trùng: cồn 70 độ hoặc Povidon-Iodine 2 - 3 %
  • Gòn viên hoặc que gòn vô trùng
  • Gạc vô trùng
  • Chén chun vô trùng
  • Bồn hạt đậu

Các bước tiến hành chăm sóc rốn

  • Mang khẩu trang, rửa tay
  • Chuẩn bị dụng cụ
  • Nên chăm sóc rốn sau khi đã tắm trẻ. Tay dùng gạc vô trùng nâng dây rốn lên
  • Quan sát chân rốn, dây rốn, mặt cắt cuống rốn và da xung quanh rốn: ghi nhận (dịch, máu, mủ, da quanh rốn sưng đỏ, cấy mủ rốn) nếu có
  • Để rốn hở hoặc đắp gạc mỏng giúp cuống rốn mau khô và dể rụng
  • Dọn dẹp dụng cụ và rửa tay
  • Chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1 - 2 lần hoặc ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn, quấn tã nên để hở phần rốn
  • Sau 48 giờ nếu rốn khô nên tháo bỏ kẹp rốn
  • Để rốn hở giúp cuống rốn mau khô và dễ rụng
  • Tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.

Trường hợp rốn lâu rụng (Sau 6 - 10 ngày sau sinh) nguyên nhân thường gặp là:

  • Nhiễm trùng rốn: nên chăm sóc rốn nhiều lần trong ngày
  • Tồn tại mô hạt rốn (chồi rốn): chấm Nitrat bạc mỗi ngày hoặc đốt điện nếu chồi rốn to

Theo bạn mô tả: Bạn mới sinh bé nhưng không hiểu sau dây rốn của bé lúc nào cũng bị ướt chứ không khô thì dữ kiện bạn đưa ra chưa đủ tôi chưa biết con của bạn được mấy ngày tuổi ? rốn đã rụng chưa ? nên tôi chỉ có thể hướng dẫn bạn chăm sóc  rốn nói chung cho trẻ sơ sinh ( < 1 tháng tuổi ) như trên.

Bình thường dây rốn tự rụng trong một tuần hoặc tạo biểu mô trong 15 ngày. Nhiễm trùng có thể gây ra trong thời gian này đặc biệt  trong trường hợp vô trùng không đươc đảm bảo vi trùng thường gặp nhất là Stappylococus aureus, Escheria colli và vi trùng gram âm khác.

Biến chứng của nhiễm trùng gồm: nhiễm trùng huyết và viêm tĩnh mạch huyết khối của tĩnh mạch gan, mà tình trạng này có thể dẩn tới tăng áp tĩnh mạch cữa và dẫn tĩnh mạch thực quản sau đó. Chăm sóc chân rốn đúng cách làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Do đó tốt nhất chị nên đem bé đến khám bệnh ở bệnh viện có chuyên khoa nhi, khoa sơ sinh để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị thích hợp .

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  897 lượt xem

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1297 lượt xem

Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1711 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1106 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 854 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 613 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12094 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 707 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây