1

Cảnh giác với cơn tăng huyết áp ác tính - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cảnh giác cơn tăng huyết áp ác tính

  • Tăng huyết áp được chia thành tăng huyết áp tiên phát (90 – 95% trường hợp, không biết nguyên nhân) và tăng huyết áp thứ phát (5 – 10% trường hợp, biết nguyên nhân).
  • Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng đáng kể cần được giảm nhanh chóng trong vòng một giờ (trường hợp tăng huyết áp cấp cứu: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và có tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc tiến triển), hoặc trong vòng 24 giờ (trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và không có tổn thương cơ quan đích).
  • Tăng huyết áp ác tính chính là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và có tổn thương mạch máu võng mạc, chiếm 1% số người tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tăng huyết áp, người châu Phi, người có tiền căn suy thận hoặc hẹp động mạch thận...
  • Người bệnh có thể gặp triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, bồn chồn, lo lắng, mất tỉnh táo, đau ngực, khó thở, nôn ói, giảm lượng nước tiểu, rối loạn thị giác, bất thường cảm giác ở tay, chân, mặt... Những triệu chứng này không đặc hiệu cho tăng huyết áp ác tính, tuy nhiên, nó là lời gợi ý đến những vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có vấn đề về thận. 

Điều trị chứ không “chung sống”

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, cần phòng ngừa và điều trị để ngăn diễn tiến và biến chứng, thay vì cứ hồn nhiên “sống chung với lũ”.Nếu chưa bị tăng huyết áp, cần phòng ngừa bằng cách tiếp tục áp dụng lối sống lành mạnh, điều độ. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, áp dụng lối sống phù hợp.

  • Ở giai đoạn 1 tăng huyết áp, thay đổi theo lối sống phù hợp được áp dụng trước tiên; nếu không thành công, cần điều trị thuốc.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2 cần điều trị thuốc để kiểm soát huyết áp. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc hạ áp phối hợp, chỉnh liều thích hợp để đưa huyết áp về mức yêu cầu.

Ở người tăng huyết áp nhẹ, thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc:

  • Giảm cân nếu thừa cân;
  • Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh ngửi khói thuốc;
  • Không ăn mặn, giảm ăn muối (không quá một muỗng càphê mỗi ngày, lượng muối này bao gồm cả muối nêm trong thức ăn và nước chấm).
  • Ăn uống ít đường, ít mỡ; nhiều chất đạm, chất xơ, rau quả, trái cây.
  • Nên ăn chất đạm từ cá và thực vật hơn các loại thịt heo, bò, gà…
  • Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa, nên dùng dầu ôliu, dầu mè, dầu đậu nành…
  • Không ăn nhiều chất béo.
  • Ngừng hoặc hạn chế uống rượu, bia. Không uống càphê.
  • Tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, ba lần trong một tuần.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, biết cách thư giãn.
  • Tránh căng thẳng, xúc động, lo âu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây