1

Cách nào bảo vệ thành mạch máu?

Mạch máu là 1 phần của hệ tuần hoàn, dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Khi bị tắc nghẽn, vỡ hoặc giãn mạch máu sẽ dẫn đến tổn thương các cơ quan. Do đó, bảo vệ thành mạch máu rất quan trọng trong việc giảm bệnh tật và tử vong cho con người.

1. Cấu trúc của mạch máu

Hệ thống mạch máu gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch với cấu trúc như sau:

  • Thành động mạch, tĩnh mạch: Gồm lớp áo ngoài, giữa và trong. Lớp áo ngoài chứa mô liên kết; lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và sợi chun co giãn đàn hồi; lớp áo trong cấu tạo từ các tế bào nội mô mạch máu.
  • Thành mao mạch: Chỉ có lớp tế bào nội mô, giúp cho việc trao đổi chất giữa máu và các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, tế bào nội mô còn đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng của mạch máu. Các tế bào này hoạt động như 1 cơ quan cảm nhận các tín hiệu vật lý và hóa học. Tế bào nội mô tạo ra và giải phóng oxit nitric, chất này gây giãn mạch máu, cho phép tăng lưu lượng máu nuôi các cơ quan. Ngược lại, tế bào nội mô cũng tạo ra endothelin và các chất khác có thể làm co mạch máu, đáp ứng nhu cầu oxy luôn thay đổi của các mô.

Đặc biệt, tế bào nội mô còn ngăn cản bạch cầu bám dính vào thành mạch máu trong quá trình hình thành cholesterol, bảo vệ mạch máu chống lại thương tích và các mối đe dọa từ vi khuẩn, chất ô nhiễm. Do đó, việc bảo vệ thành mạch máu rất quan trọng đối với con người.

Cách nào bảo vệ thành mạch máu?
Bảo vệ thành mạch máu rất quan trọng trong việc giảm bệnh tật và tử vong cho con người.

2. Các loại tổn thương thành mạch máu

Các loại tổn thương thành mạch máu bao gồm:

  • Tắc nghẽn mạch máu: Đây là tình trạng tắc dòng máu nuôi các cơ quan như tim, não, phổi và chi. Tùy tình trạng tắc nghẽn 1 phần hay hoàn toàn mà gây ra bệnh cảnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi... có thể đe doạ tính mạng.
  • Vỡ mạch máu: Thành mạch bị đứt rách làm cho máu thoát khỏi lòng mạch. Tùy vị trí mạch máu bị vỡ (vỡ dưới da, não hoặc trong bụng) sẽ gây ra các hậu quả nhất định.
  • Giãn mạch máu: Khi mạch máu giãn ra, đường kính và thể tích dòng chảy làm tăng máu nuôi các cơ quan. Tuy nhiên, khi mạch máu giãn quá mức sẽ dẫn đến tụt huyết áp.

3. Nguyên nhân tổn thương thành mạch máu

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu như:

  • Tuổi cao.
  • Hút thuốc lá.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, như ăn nhiều muối hoặc chất béo bão hòa.
  • Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Cách nào bảo vệ thành mạch máu?
Bảo vệ thành mạch máu là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, bệnh lý mạch máu.

4. Làm thế nào để bảo vệ thành mạch máu?

Tổn thương lớp nội mạc thường diễn tiến âm thầm dưới dạng xơ cứng mạch máu hoặc mảng cholesterol bám thành mạch. Do đó, cần bảo vệ thành mạch máu ngay từ khi còn trẻ bằng cách kết hợp lối sống lành mạnh tích cực và điều trị bệnh nền nếu có.

1 lối sống lành mạnh để bảo vệ thành mạch máu như sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây và rau, đặc biệt là loại có chứa chất bioflavonoid, omega-3 rất tốt cho tim mạch. Bioflavonoid là chất dinh dưỡng chống oxy hóa mạnh có nguồn gốc từ thực vật trong nhiều loại trái cây và rau củ, thực phẩm càng sáng màu thì số lượng bioflavonoid càng cao. Omega-3 giúp các mạch máu chắc khỏe, bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.
  • Giảm lượng natri tiêu thụ: Tránh thực phẩm hoặc bữa ăn đã qua chế biến, đóng gói sẵn vì chúng chứa hàm lượng natri cao khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để đào thải muối ra ngoài, dẫn đến tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ đau tim. Do đó, trước khi mua thực phẩm đóng hộp hãy đọc nhãn để kiểm tra hàm lượng natri.
  • Uống đủ nước: Nước là 1 thành phần quan trọng trong hầu hết mọi công thức để giữ sức khỏe. Huyết tương chiếm khoảng 1 nửa tổng lượng máu của chúng ta và chứa khoảng 93% nước, do đó hãy cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Các loại vitamin: Vitamin B3, C và D rất quan trọng vì nó giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm viêm.
  • Tập thể dục: Đây là phương pháp có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch, giúp máu lưu thông tốt. Có thể lựa chọn bài tập thể dục như đạp xe, sử dụng máy tập elip, bơi lội hoặc thậm chí là yoga.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và ổn định các tình trạng bệnh lý nền như đường huyết, huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng tim mạch.

Tóm lại, bảo vệ thành mạch máu là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa 1 loạt các vấn đề về tim mạch, bệnh lý mạch máu não và động mạch ngoại biên. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục, kiểm soát đường huyết và mức cholesterol máu ổn định sẽ làm tăng độ bền thành mạch máu, mang đến cho bạn 1 cuộc sống khỏe mạnh.

Ncbi.nlm.nih.gov, Health.harvard.edu, Alatehealth.com

XEM THÊM:
  • Đột quỵ có thể phòng ngừa
  • Bàn chân và bàn tay lạnh: Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?
  • Dị dạng mạch máu não: Dấu hiệu mơ hồ, nguy cơ tử vong cao

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Cách đọc chỉ số cholesterol máu
Cách đọc chỉ số cholesterol máu

Nồng độ cholesterol nên được đo ít nhất mỗi 5 năm một lần ở tất cả mọi người trên 20 tuổi. Xét nghiệm sàng lọc thường được thực hiện là xét nghiệm lipid máu (mỡ máu).

Cách hạ chỉ số triglyceride máu
Cách hạ chỉ số triglyceride máu

Cách hạ chỉ số triglyceride máu tại nhà dùng thuốc và không dùng thuốc

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây