1

Các phương pháp điều trị bệnh Suy tĩnh mạch nông 2 chi dưới mạn tính - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi cao: khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh, tỉ lệ này tăng lên 70% ở tuổi 70.
  • Di truyền: nguy cơ mắc bệnh tăng lên 2 lần nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh, tăng lên gấp 4 lần nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh.
  • Giới tính: nữ nhiều hơn nam 3 lần, nguyên nhân được cho là liên quan đến nhiều vấn đề như ảnh hưởng của nội tiết tố estrogen, progesterol lên thành mạch, thói quen ít hoạt động, đứng lâu, đặc biệt là thai nghén. Khi mang thai những tháng cuối, áp lực ổ bụng tăng lên cao cản trở máu tĩnh mạch về tim nên gây nên tình trạng suy dãn tĩnh mạch trước và sau sanh.
  • Lối sống: thói quen ăn ít chất xơ, táo bón làm tăng áp lực ổ bụng khi rặn, ít vận động, ngồi lâu, đứng lâu làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
  • Thể trạng: mập, béo phì cũng được cho là yếu tố nguy cơ
  • Nằm bất động lâu ngày như các bệnh nhân liệt 2 chi dưới, liệt nữa người hoặc liệt tứ chi, sau phẫu thuật vùng chậu, khớp… hoặc các thuốc ngừa thai dạng uống làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu gây nên dãn tĩnh mạch nông thứ phát.

Sinh lý bệnh

  • Tĩnh mạch sâu : tĩnh mạch chày, kheo, đùi, vận chuyển 90% lưu lượng máu tĩnh mạch 2 chân
  • Tĩnh mạch nông : tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé, chỉ vận chuyển 10% lưu lượng.
  • Tĩnh mạch xuyên : vận chuyển máu từ tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu.

Trong lòng tĩnh mạch có các van một chiều giúp máu chảy từ dưới lên trên, từ nông vào sâu mà không cho máu chảy ngược lại. Khi các van này bị suy yếu, dòng máu bị trào ngược, ứ đọng ở phần thấp của chân gây nên tình trạng nặng chân, tê và phù chân, gây dãn các tĩnh mạch nông. Hàng loạt các phản ứng vi mô xảy ra làm da bị xạm, chàm hoá và loét do ứ đọng.

Chẩn đoán

Cơ năng:

  • Nặng chân;
  • Tê chân;
  • Phù chân;
  • Vọp bẻ;
  • Nổi gân xanh ở chân

Các triệu chứng này xuất hiện về buổi chiều sau một ngày làm việc hoặc khi đứng lâu, ngồi lâu; giảm đi hay biến mất vào buổi sáng hoặc khi nằm nghĩ, kê cao chân.

Thực thể: Bác sỹ chuyên khoa mạch máu sẽ khám đánh giá mức độ suy dãn tĩnh mạch và làm siêu âm mạch máu để giúp đánh giá chính xác tình trạng tĩnh mạch.

Phân độ

Có nhiều cách phân loại suy tĩnh mạch nhưng cách phân loại theo C.E.A.P ( Clinique-Etiologie-Anatomie-Physiopathologie) thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên để thuận lợi trong chẩn đoán và điều trị chúng ta thường dựa vào yếu tố lâm sàng.

  • Độ 0 : Chỉ có triệu chứng cơ năng.
  • Độ 1 : Dãn tĩnh mạch xa, dạng lưới, sưng mắc cá chân.
  • Độ 2 : Phình dãn tĩnh mạch.
  • Độ 3 : Phù nhưng không thay đổi da.
  • Độ 4 : Da xạm, chàm, xơ mỡ bì.
  • Độ 5 : Như độ 4 kèm loét đã lành.
  • Độ 6 : Như độ 4 kèm loét đang tiến triển.

Điều trị

1. Điều trị không dùng thuốc

  • Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, nằm nghĩ kê cao chân.
  • Giảm cân, tránh béo phì.
  • Ăn nhiều chất xơ, rau quả, uống nhiều nước
  • Tránh táo bón
  • Mang vớ y khoa hoặc băng thun.
  • Đối với những bệnh nhân phải nằm bất động tại chổ lâu dài nên tập vật lí trị liệu và xem xét sử dụng thuốc kháng đông để phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.

2. Điều trị bằng thuốc

  • Sử dụng thuốc làm bền thành mạch : Daflon, Rutin, Ginkgo biloba, Venosan…
  • Chích thuốc làm xơ hoá tĩnh mạch.

3. Điều trị phẫu thuật

  • Laser liệu pháp.
  • Phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch dãn, sửa van.

Dự phòng

  • Tránh đứng lâu, ngồi lâu, nằm nghỉ kê cao chân.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ, tránh táo bón.
  • Tập luyện thể dục thể thao như : bơi lội, đi bộ, tập thể dục thẩm mỹ giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.
  • Khi có thai nên mang vớ y khoa để phòng ngừa.
  • Giảm cân.
  • Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày nên được tập vật lý trị liệu, xoa bóp chi để tránh huyết khối tĩnh mạch…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây