1

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 là hiện tượng cơ thể vẫn sản xuất được insulin, nhưng sản xuất với lượng không đủ dùng hoặc do tế bào không sử dụng được insulin. Bệnh nhân tiểu đường type 2 không cần phải tiêm insulin ngoại sinh như type I nhưng phải sử dụng đến các thuốc hạ glucose đường máu.

1. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường

Bộ máy tiêu hóa của con người sẽ biến chế một phần lớn thức ăn ăn vào thành một loại đường gọi là glucose. Glucose sẽ hấp thu vào máu và từ máu sẽ đi vào các tế bào để trở thành năng lượng.

Insulin là một nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Insulin được xem là chiếc chìa khóa để mở cửa cho đường từ máu đi vào bên trong tế bào, tế bào sử dụng đường để sinh năng lượng. Khi mọi việc xảy ra bình thường, glucose trong máu đi vào tế bào nhà tác dụng của Insulin sẽ làm đường máu giảm xuống, cơ thể được tiếp tế đầy đủ năng lượng cho hoạt động của sự sống.

Ở người bệnh đái tháo đường, hệ thống này không hoạt động bình thường nữa. Tuyến tụy không sản xuất được insulin (đái tháo đường type I) hoặc cơ thể không còn khả năng sử dụng insulin để đưa đường vào bên trong tế bào (type II). Đường không vào được bên trong tế bào mà ở lại trong máu làm đường huyết lên cao gây ra bệnh đái tháo đường.

Khi đường huyết vượt cao quá một mức nhất định, thận không giữ được đường nữa và thải ra nước tiểu đi ra ngoài. Người bệnh tiểu đường sẽ mang bệnh này suốt đời.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Khi tuyến tụy không sản xuất được insulin sẽ gây ra đái tháo đường type 1

2. Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type II

Có thể thấy, dựa trên cơ chế bệnh sinh, việc điều bệnh đái tháo đường type 1 chỉ dựa vào insulin đường tiêm (do tụy không sản xuất được insulin), đây là dạng tiểu đường không dùng thuốc uống, trái ngược với tiểu đường type II. Bệnh đái tháo đường type 2 là loại thường gặp nhất, chiếm 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường.

Dùng thuốc hạ đường máu dạng viên để điều trị đái tháo đường là một trong những biện pháp chủ yếu để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Sau đây là một số đặc điểm của thuốc hạ đường huyết điều trị đái tháo đường:

Thuốc viên điều trị đái tháo đường không chứa insulin: chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc điều trị đái tháo đường khi bệnh nhân đã thực hiện tốt việc ăn uống có kế hoạch và tập thể dục nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết. Hiện tại có các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng hiện nay:

  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Meglitinides
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

2.1. Nhóm Sulfonylurea

  • Acetohexamide
  • Chlorpropamide
  • Glimepiride
  • Gliclazide
  • Glipizide
  • Glyburide
  • Tolazamide
  • Tolbutamide

Cơ chế tác dụng: kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu.

Ưu điểm: có thể được sử dụng lâu năm, làm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trên mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong. Nhược điểm: Nhóm Sulfonylurea gây hạ glucose huyết và tăng cân.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Nhóm Sulfonylurea điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng phụ là gây tăng cân

2.2. Nhóm Biguanid

  • Metformin: dạng duy nhất của nhóm này được sử dụng tại Hoa Kỳ.

Cơ chế: Biguanides ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu và giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

Ưu điểm: thuốc có thể sử dụng lâu năm, khi dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, không làm thay đổi cân nặng hoặc có thể giảm cân, giảm LDL-cholesterol, giảm triglycerides, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.

Nhược điểm: Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận (chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có eGFR< 30 ml/phút), gây rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm acid lactic.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Bệnh nhân suy thận chống chỉ định dùng thuốc nhóm này

2.3. Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase

  • Acarbose
  • Glyset

Cơ chế: Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase ức chế sự phân hóa carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột, làm chậm sự hấp thu glucose vào máu, giúp giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Ưu điểm: dùng thuốc đơn độc không gây hạ glucose huyết, thuốc cho tác dụng tại chỗ là giảm glucose huyết sau ăn. Giảm HbA1c 0.5 – 0.8%

Nhược điểm: gây rối loạn tiêu hóa, sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng. Cách giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách bắt đầu với liều thấp. Những bệnh nhân mắc bệnh đường ruột không nên dùng thuốc nhóm này.

2.4. Nhóm Thiazolidinedione

  • Pioglitazone
  • Rosiglitazone

Cơ chế tác dụng: kích thích cơ bắp sử dụng insulin và giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dạng dự trữ trong gan. Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone vì nguy cơ tim mạch, trong khi Pioglitazone còn phải cân nhắc.

Ưu điểm: khi dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, giúp giảm triglycerides, tăng HDL-cholesterol.

Nhược điểm: gây tăng cân, phù/suy tim, dễ gãy xương, K bàng quang, đau cơ...

Nhóm thuốc Thiazolidinediones có thể gây tổn thương ở gan do đó FDA Hoa Kỳ khuyên nên thử chức năng gan trước khi dùng thuốc này và trong năm đầu sử dụng nên thử chức năng gan mỗi 2 tháng. Dấu hiệu thương tổn ở gan: ói mửa, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt. Người bệnh gan, suy tim hay phụ nữ mang thai không nên dùng nhóm thuốc này.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Nhóm Thiazolidinedione có nhược điểm dễ gây loãng xương, gãy xương

2.5. Meglitinide

  • Repaglinide: dạng duy nhất của nhóm này được dùng hiện nay

Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết thêm insulin, nhóm thuốc này cho tác dụng nhanh hơn sulfonylureas. Uống lúc bắt đầu bữa ăn giúp đường huyết không tăng quá mức cao sau khi ăn.

Ưu điểm: giúp glucose huyết sau ăn

Nhược điểm: gây tăng cân, hạ glucose huyết và phải dùng nhiều lần

2.6. Thuốc ức chế men DPP-4

  • Sitagliptin
  • Vildagliptin
  • Saxagliptin
  • Linagliptin

Cơ chế tác dụng: ức chế hoạt động men DPP-4, làm tăng GLP-1, làm giảm đường huyết do kích thích tiết insulin và ức chế tiết glucagon. Thuốc được sử dụng 1 lần/ngày, không phụ thuộc bữa ăn.

Ưu điểm: thuốc dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, dung nạp tốt, giảm HbA1c 0.5 – 1%

Nhược điểm: Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Dị ứng có thể xảy ra khi người bệnh tiểu đường dùng nhóm thuốc ức chế men DPP-4

2.7. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

  • Liraglutide
  • Exenatide
  • Semaglutide

Cơ chế tác dụng: Thuốc làm tăng tiết insulin khi lượng glucose máu tăng, đồng thời ức chế tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn

Ưu điểm: giúp làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân, khi dùng thuốc đơn

độc ít gây hạ glucose huyết, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1c 0.6-1.5%

Nhược điểm: gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

2.8. Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

  • Dapagliflozin
  • Canagliflozin

Cơ chế tác dụng: Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 tại ống lượn gần, tăng thải glucose qua đường niệu, khi dùng đơn độc ít gây hạ glucose huyết, giảm cân nặng, giảm huyết áp, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1c 0.5-1%

Nhược điểm: gây tác dụng phụ nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết

niệu, nhiễm ceton acid, mất xương (với canagliflozin).

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2
Thuốc Dapagliflozin gây tác dụng phụ nhiễm nấm đường niệu dục

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

  • Người bệnh cần biết tên thuốc hạ glucose đường máu đang dùng.
  • Biết rõ uống thuốc lúc nào để uống đúng giờ mỗi ngày
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn ngưng thuốc hay chỉnh liều lượng.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường có thể kết hợp nhiều loại với nhau theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý bỏ bớt thuốc.
  • Tái khám đúng ngày
  • Không chia sẻ liều thuốc tiểu đường với người khác, không nên uống thuốc tiểu đường theo liều của người khác.
  • Thuốc điều trị tiểu đường không thể thay thế chế độ ăn uống khoa học và vận động thân thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây