1

Các mốc xét nghiệm HIV cần lưu ý

Mục đích của phương pháp xét nghiệm HIV là giúp tìm ra các kháng nguyên (Antigen) hoặc kháng thể (Antibody) kháng virus HIV. Tuy nhiên, không phải thời gian nào xét nghiệm HIV cũng cho kết quả chính xác.

1. Những ai cần xét nghiệm HIV?

 

Virus HIV xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của tế bào bạch cầu để nhân lên, sinh sôi nảy nở, quá trình cứ vậy tiếp diễn và chúng sẽ làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và theo thời gian sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng.

Là một bệnh không thể chữa khỏi, không có thuốc chủng ngừa và chỉ điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm hạn chế diễn tiến của bệnh để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Vậy những ai nên xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt?

Cả nam và nữ trong độ tuổi từ 13–64 nên thực hiện phương pháp xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Nếu chẳng may nhiễm virus HIV, phát hiện sớm sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần điều trị tốt hơn đồng thời có những biện pháp đề phòng lây truyền HIV cho người khác.

Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn và thuộc một trong số những người dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Người có quan hệ đồng tính (nhất là quan hệ đồng tính nam).
  • Đã có quan hệ tình dục với nhiều người và qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
  • Đã từng mua bán dâm và được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đã được chẩn đoán hoặc điều trị các bệnh lao hoặc viêm gan.
  • Đã quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.
  • Phụ nữ trước và trong quá trình mang thai nên xét nghiệm HIV để có thể phòng ngừa nguy cơ truyền HIV sang em bé.
Các mốc xét nghiệm HIV cần lưu ý
Người có quan hệ đồng tính cần xét nghiệm HIV

2. Mục đích xét nghiệm HIV

 

Mục đích của phương pháp xét nghiệm HIV là giúp tìm ra các kháng nguyên (Antigen) hoặc kháng thể (Antibody) kháng virus HIV.

Một số phương pháp chủ yếu để xét nghiệm HIV bao gồm:

  • Xét nghiệm HIV ab test nhanh: Phương pháp này có thể được thực hiện sớm nhất là từ tuần thứ 3 trở đi.
  • Xét nghiệm axit nucleic (NAT): Xét nghiệm này giúp tìm kiếm virus HIV thực sự có trong máu hay không. Xét nghiệm này thường khá chính xác trong giai đoạn đầu khi nhiễm HIV.
  • Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể HIV: Xét nghiệm này dùng để tìm kiếm cả kháng nguyên và kháng thể HIV. Kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh (virus HIV). Kháng nguyên là một chất lạ xâm nhập vào cơ thể của người bệnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên.
  • Xét nghiệm kháng thể: Hầu hết các xét nghiệm HIV nhanh hay các bộ xét nghiệm có thể thực hiện tại nhà là xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm này sẽ tìm kiếm kháng thể HIV trong máu hoặc dịch tiết cơ thể.

3. Các mốc xét nghiệm HIV cần lưu ý

 

Khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, phương pháp tốt nhất để phát hiện bệnh là xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng liệu xét nghiệm HIV sau 8 tuần có chính xác không hay xét nghiệm HIV sau 4 tháng có chính xác không ? Bởi không phải thời gian nào xét nghiệm cũng cho kết quả chính xác. Vì vậy thời gian xét nghiệm HIV chính xác nhất để phát hiện virus HIV là rất quan trọng trong việc điều trị và phòng lây nhiễm cho cộng đồng.

Theo các chuyên gia, các mốc quan trọng để xét nghiệm HIV gồm:

  • Lần thứ 1: Xét nghiệm ngay sau thời điểm có hành vi nguy cơ lây nhiễm để xác định rằng người bệnh chưa bị nhiễm HIV trước đó.
  • Lần thứ 2: Sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm tối thiểu 1 tháng. Tránh đi xét nghiệm quá sớm bởi đây là lúc cơ thể chưa xuất hiện virus gây bệnh.
  • Lần thứ 3: Nếu sau 4 tháng xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh nên được xét nghiệm HIV sau 12 tuần từ thời điểm có hành vi nguy cơ.
  • Lần thứ 4: Nếu kết quả xét nghiệm HIV sau 12 tuần âm tính, người bệnh nên được xét nghiệm thêm 1 lần cuối là sau 6 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả vẫn cho âm tính thì chắc chắn rằng người bệnh không bị lây nhiễm HIV từ thời điểm có hành vi nguy cơ.

Tuy nhiên, thời điểm để phát hiện ra virus HIV chính xác nhất thường từ 3 đến 6 tháng sau khi phơi nhiễm. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh bắt đầu sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Người bệnh cũng nên được khám tổng thể sức khỏe để có thể hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng có suy giảm miễn dịch hoặc tiền sử mắc các bệnh miễn dịch khác,...

Các mốc xét nghiệm HIV cần lưu ý
Xét nghiệm HIV là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện bệnh

 

Lưu ý: Hãy tìm hiểu về bệnh thật kỹ, quan sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi nghi bị nhiễm bệnh, không nên quá lo lắng mà hãy tìm đến nơi xét nghiệm uy tín. Bên cạnh đó, trước khi đi xét nghiệm cần ngưng sử dụng thuốc điều trị bệnh. Không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích bởi chúng ảnh hưởng đến kết quả.

4. Kết quả xét nghiệm HIV nói lên điều gì?

 

  • Kết quả HIV âm tính: Khi nhận được kết quả này tức là trong máu của bạn không có mặt các kháng thể chống virus HIV. Kết quả này báo rằng không bị nhiễm HIV hoặc có trường hợp đang trong thời kỳ phơi nhiễm. Cũng lưu ý rằng chưa loại trừ giai đoạn “cửa sổ” do vậy bạn cần tuân thủ đúng các mốc thời gian xét nghiệm nói trên.
  • Kết quả dương tính: Đây là kết quả mà không ai mong muốn, bởi khi nhận được kết quả này tức là cơ thể đã nhiễm kháng thể chống virus HIV. Tức là đã thực sự mắc bệnh nếu sau 3 lần xét nghiệm đều dương tính.
  • Kết quả không xác định: Đây cũng là một trong những kết quả thường gặp nhưng ít xảy ra. Thông thường khi nhận được kết quả này do người bệnh đang trong giai đoạn “cửa sổ”, chưa phát hiện ra bệnh. Hoặc người bệnh đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp này, bác sĩ tư vấn các bước làm thêm để xác định rõ tình trạng nhiễm HIV.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây