1

Các loại cục máu đông thường gặp

Thông thường khi cơ thể bị thương hoặc chảy máu, các cục máu đông chính là nhân tố “cứu cánh” giúp cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, khi những cục máu đông này hình thành một cách bất thường có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

1. Cục máu đông (huyết khối) là gì?

Cục máu đông là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể.

Thông thường, các cục máu đông sẽ có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc có những vết cắt. Hầu như cơ thể sẽ phá vỡ các cục máu đông sau khi vết thương của bạn đã lành lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cơ thể không thể giải quyết được những cục máu đông này. Trong những lần tiếp theo, chúng sẽ hình thành bên trong mạch máu mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hoặc tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể bén rễ đến thận, ruột và mắt của cơ thể, tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra.

Các loại cục máu đông thường gặp
Nhưng cục máu đông có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu não

2. Các cục máu đông được hình thành như thế nào?

Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:

  • Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cẩu. Sau đó, chúng sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Một khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết. Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.
  • Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối: Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.
  • Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.

3. Nguyên nhân gây cục máu đông

Các loại cục máu đông được hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch máu hoặc trên da của cơ thể. Tình trạng này là biểu hiện cho việc thành mạch máu đã bị vỡ hoặc bề mặt da bị tổn thương, khiến rò rỉ các tế bào máu ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, các mảng cholesterol (mảng xơ vữa) hình thành trong các động mạch, khi những mảng này bong ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu. Hầu hết các cơn đột quỵ và đau tim xảy ra khi một mảng xơ vữa ở trong não hoặc tim đột nhiên bị vỡ/bong ra.

Hầu hết, các cục máu đông hình thành là do dòng máu của cơ thể chảy một cách bất thường. Nếu chúng nằm trong tim hoặc mạch máu, tiểu cầu có thể kết dính lại với nhau. Trong đó, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và rung tâm nhĩ là hai tình trạng dẫn đến đông máu do máu di chuyển chậm.

Các loại cục máu đông thường gặp
Các loại cục máu đông được hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch máu hoặc trên da của cơ thể

4. Triệu chứng của bệnh huyết khối

Ban đầu, bạn có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, chỉ khi số lượng các cục máu đông tăng nhiều hơn hoặc ngăn chặn lưu lượng máu thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Tay hoặc chân lạnh
  • Đau cơ hoặc co thắt ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân
  • Làm suy yếu các chi bị ảnh hưởng
  • Thay đổi màu da ở vùng da có cục máu đông

5. Các loại cục máu đông thường gặp

Thông thường, có ba loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, bao gồm huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE).

5.1 Huyết khối tĩnh mạch nông

Là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở gần bề mặt da. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Sưng, đau kèm theo viêm da tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng
  • Cảm thấy cứng ở tĩnh mạch và đau khi chạm vào
  • Da đỏ tấy trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng

5.2 Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Là tình trạng hình thành nên các cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Nó thường xảy ra ở đùi, chân dưới, hoặc xương chậu. Ngoài ra, chúng cũng có thể hình thành ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, gan, ruột, hoặc thận. Khi bị DVT, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Sưng ở một chân, đôi khi ở cả hai chân
  • Cảm thấy đau quặn, đau nhức ở chân, nhất là bắp chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn uống cong chân về phía đầu gối.
  • Có cảm giác nặng nề ở phần chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Đỏ ửng da ở khu vực bị ảnh hưởng

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng y tế khẩn cấp. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng, bao gồm sưng và đau chân; khó thở và đau ngực. Nếu không được điều trị kịp thời, DVT có thể biến chứng thành bệnh thuyên tắc phổi (tắc mạch phổi- PE).

5.3 Thuyên tắc phổi (PE)

Các loại cục máu đông thường gặp
Thuyên tắc phổi là một tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

Là một tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thuyên tắc phổi thường là biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Khi đó, cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu sẽ vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến tắc nghẽn ở phổi.

6. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn quá trình đông máu

Một số loại thuốc có thể ngăn chặn tình trạng kết tập tiểu cầu, bao gồm:

  • Aspirin
  • Dipyridamole ( Persantine )
  • Clopidogrel ( Plavix )
  • Ticagrelor ( Brilinta )
  • Prasugrel
  • Ticlopidine ( Ticlid )

Một số loại thuốc chống đông máu có thể được sử dụng nhằm ngăn chặn các yếu tố gây đông máu, bao gồm:

  • Dabigatran ( Pradaxa )
  • Apixaban ( Eliquis )
  • Heparin
  • Edoxaban ( Savaysa )
  • Warfarin ( Coumadin )
  • Rivaroxaban ( Xarelto )

Các loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông và kích hoạt protein phá vỡ các sợi tơ huyết fibrin, bao gồm streptokinase, alteplase và tenecteplase. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc này để điều trị cho các cơn đau tim và đột quỵ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây