1

Các chức năng của răng cửa

Răng cửa là chiếc răng nằm ở phía trước của cung hàm, gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Răng cửa cũng như những chiếc răng khác trong cung hàm đảm bảo chức năng như nhai, phát âm và đặc biệt liên quan rất nhiều tới thẩm mỹ. Do đó, chức năng răng cửa có vai trò rất lớn.

1. Đặc điểm của răng cửa

Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, những chiếc răng này được chia thành 4 nhóm, bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Mỗi nhóm răng đều có những chức năng nhất định. Trong đó răng cửa là các răng nằm ở phía trước của cung hàm, có tất cả 8 chiếc răng cửa, 4 răng cửa ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới. Trẻ em cũng có răng cửa, thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, chúng sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Cả người lớn và trẻ em đều có răng cửa với một số đặc điểm như:

  • Hình dáng: Các răng cửa có hình giống như chiếc xẻng, rìa cắn sắc bén. Những chiếc răng cửa thường chỉ có một chân răng.
  • Cấu tạo: Răng cửa cấu tạo gồm có 3 lớp, bao gồm các lớp từ ngoài vào trong là men răng, ngà răng và tủy răng.
  • Đặc điểm về chức năng: Tương tự như các răng khác trong hàm, chức năng răng cửa bao gồm chức năng nhai, thẩm mỹ và phát âm.
Các chức năng của răng cửa
Chức năng của răng cửa được hình thành từ cấu tạo của răng

2. Các chức năng của răng cửa

 

Như những chiếc răng khác trong hàm thì răng cửa cũng có các chức năng gồm: chức năng nhai, thẩm mỹ và phát âm.

  • Chức năng ăn nhai của răng cửa

Nhai là một chức năng nhiệm vụ quan trọng, giúp cho quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non dễ dàng hơn. Trong đó chức năng chính của răng cửa là cắn và chia cắt nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ, nhờ đó quá trình nhai, nghiền thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Với chức năng như vậy thì bệnh lý của răng cửa có ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Trong hầu hết các trường hợp có sự khiếm khuyết về hình thái của răng cửa, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến khớp cắn như là mẻ răng, gãy, vỡ, răng mọc chìa ra ngoài hay quặp vào trong, mất răng... cũng ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.

  • Chức năng thẩm mỹ

Răng cửa là các răng nằm ở phía trước, ngoài của hàm răng và sẽ lộ ra khi bạn cười nói. Do vậy, có ảnh hưởng tới nhiều tới thẩm mỹ, người khác rất dễ phát hiện các vấn đề ở răng cửa có thể khiến bạn cảm thấy ngại khi gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, nhiều người vì gặp vấn đề ở răng cửa mà không dám cười, luôn cảm giác tự ti. Chính vì vậy mà ngày này việc chỉnh sửa, thẩm mỹ răng cửa rất được quan tâm.

  • Chức năng phát âm

Theo nhiều chuyên gia thì khả năng phát âm của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào sự tồn tại của các răng cửa. Nếu một người bị mất răng cửa có thể làm cho họ không thể phát âm tròn, rõ ràng một số từ hoặc âm, do sự giảm tương quan giữa các thành phần răng, môi và lưỡi. Ngoài ra, khi phát âm một số âm trong tiếng việt hay tiếng anh đòi hỏi sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng cửa mới có thể phát âm chuẩn, khi nếu có khiếm khuyết ở răng cửa sẽ khó phát âm được chuẩn.

Các chức năng của răng cửa
Một trong ba chức năng răng cửa là có tính thẩm mỹ

3. Cách chăm sóc răng cửa

Để các răng cửa nói riêng hay hàm răng nói chung luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ các bệnh lý răng miệng thì cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Không chỉ vậy ngoài việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách chúng ta cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống và các thói quen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Những cách chăm sóc răng cửa bao gồm:

  • Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chưa thành phần fluor, mỗi lần đánh ít nhất trong vòng 2 phút và nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm mại để tránh làm tổn thương men răng.
  • Cần đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng đường cao, vì thức ăn có nhiều đường làm cho vi khuẩn phát triển tốt hơn nguy cơ gây sâu răng.
  • Uống nước hoặc súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn. Không nên đánh răng ngay sau khi ăn.
  • Thay bàn chải mới sau mỗi 3 tháng hoặc khi thấy chúng có dấu hiệu bị mòn.
  • Nên dùng chỉ nha khoanước súc miệng để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trên răng và trong kẽ răng.
  • Không nên dùng tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương nướu răng.
  • Không dùng răng cửa để cắn các vật cứng như nắp chai, bút...
  • Nên đeo các dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao có khả năng chấn thương cao.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, quả sấy ngọt...và các thực phẩm có tính acid.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm có chứa thành phần canxiflour vào chế độ ăn hằng ngày để giúp răng được cứng chắc hơn.
  • Tăng cường việc ăn rau, củ, quả...

Như vậy chức năng của răng cửa cũng giống như các răng khác trong hàm rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo tốt các chức năng này thì chúng ta cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách và nếu phát hiện hay nghi ngờ bệnh lý về răng miệng nên tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây