1

Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch

Việc phòng ngừa ban đầu bệnh tim là một trong những bước quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như những biến chứng tim mạch nguy hiểm đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Những bước phòng ngừa này tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh hoặc từ bỏ thuốc lá.

1.Tổng quan về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch (CVD) là một thuật ngữ chung để chỉ một số bệnh lý liên quan đến tim, thường bao gồm bệnh mạch vành (CHD), bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên (PAD), bệnh tim bẩm sinh và huyết khối tĩnh mạch. Trên toàn cầu, bệnh CVD chiến khoảng 31% tỷ lệ tử vong, phần lớn trong số này ở dạng CHD và tai biến mạch máu não.

Ở Anh, bệnh tim mạch chiếm gần 34% tổng số ca tử vong, trong khi con số này ở Liên minh Châu Âu là khoảng 40%. Hiện nay, 80% tỷ lệ tử vong do CVD xảy ra ở các quốc gia đang phát triển và nó cũng được dự đoán là nguyên nhân chính gây tử vong ở hầu hết các quốc gia đang phát triển vào năm 2020, vượt qua bệnh truyền nhiễm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, việc phát hiện sớm CVD có thể giúp phòng ngừa và cải thiện được các biến chứng của bệnh tim mạch, từ đó giúp giảm gánh nặng bệnh tật đối với cả bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Có thể nói, tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm phát triển bệnh tim mạch. Tức là tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng càng cao, do đó việc giảm nguy cơ là một điều vô cùng quan trọng. Đây là những bước phòng ngừa ban đầu cho bệnh tim mạch, thường là sự kết hợp của việc thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên.

2. Phòng ngừa bệnh tim mạch


Khi bàn về các cách phòng ngừa bệnh tim mạch, các chuyên gia thường đề cập đến 1 trong 3 loại, bao gồm phòng ngừa thứ cấp, sơ cấp và nguyên thủy. Cả 3 loại phòng ngừa đều có các yếu tố giống nhau, tuy nhiên thời gian bắt đầu áp dụng lại khác nhau và mỗi loại đều mang lại hiệu quả riêng biệt.

Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch
Phòng ngừa bệnh tim mạch là việc làm cần thiết

 

  • Phòng ngừa thứ cấp

Biện pháp phòng ngừa bệnh tim này thường được bắt đầu sau khi bệnh nhân đã trải qua cơn đau tim, đột quỵ, phẫu thuật nong mạch hoặc bắc cầu mạch vành, và phát triển một số dạng bệnh tim khác. Phương pháp phòng ngừa thứ cấp sẽ bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như aspirin và statin để làm giảm mức cholesterol trong máu, giúp bệnh nhân bỏ hút thuốc và giảm cân khi cần thiết, đồng thời thúc đẩy người bệnh tập thể dục thường xuyên hơn và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

Mặc dù biện pháp phòng ngừa thứ cấp nghe có vẻ giống như “mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng thực chất không phải vậy. Các bước này có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa được cơn đau tim thứ phát và đột quỵ, ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh tim và nguy cơ tử vong sớm. Bởi lẽ, cơn đau tim thứ phát chính là “kẻ giết người” số một của những người đã sống sót sau cơn đau tim đầu tiên.

  • Phòng ngừa sơ cấp

Biện pháp phòng ngừa này nhằm mục đích giữ cho một người có nguy cơ mắc bệnh tim không bị đau tim nguyên phát hoặc đột quỵ. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa phát triển một số dạng bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Phòng ngừa sơ cấp thường được áp dụng chủ yếu cho những người đã phát triển các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như cao huyết áp hoặc mức cholesterol cao trong máu.

Tương tự như phòng ngừa thứ cấp, phòng ngừa sơ cấp tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh tim mạch bằng cách thay đổi một lối sống lành mạnh hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Phòng ngừa nguyên thủy

Hay còn được gọi là phòng ngừa ngay từ đầu. Phòng ngừa ban đầu liên quan đến việc ngăn ngừa các chứng viêm, xơ vữa động mạch và rối loạn chức năng nội mô, từ đó ngăn chặn các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao, thừa cân và cuối cùng là các biến chứng tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, phòng ngừa bệnh tim ban đầu chính là nền tảng cho một trái tim luôn khỏe mạnh. Giống như tên gọi của nó, bạn có thể bắt đầu thực hiện phòng ngừa ban đầu càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là ngay từ thời thơ ấu vì nó sẽ bảo vệ bản thân bạn khỏi bệnh tim.

3. Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch

Dưới đây là 4 bước quan trọng trong lối sống để giúp bạn có thể làm giảm đáng kể được nguy cơ phát triển các yếu tố tim mạch cũng như bệnh tim:

3.1.Không hút thuốc lá

Một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe của mình là không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Thực tế, việc hút thuốc lá là một thói quen khó bỏ của rất nhiều người, đặc biệt là nam giới. Nó có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn nếu sử dụng trong một thời gian dài, khiến cho bạn trở nên ốm yếu và rút ngắn tuổi thọ. Hơn nữa, nó cũng góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch.

Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch
Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá giúp phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch

 

Trong một cuộc nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ trên 100.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa việc hút thuốc lá và ngừng hút thuốc với tỷ lệ tử vong, kết quả cho thấy có khoảng 64% số ca tử vong ở những người hiện tại đang hút thuốc và 28% số ca tử vong ở những người đã từng hút thuốc trước đó.

Nghiên cứu này cũng cho biết thêm, phần lớn nguy cơ tử vong do hút thuốc lá có thể giảm thiểu đáng kể sau khi bạn bỏ thuốc. Ngoài ra, nguy cơ vượt mức đối với tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào cũng giảm xuống mức thấp nhất ở những người đã bỏ thuốc được 20 năm.

Sở dĩ, chất nicotine mà các sản phẩm thuốc lá cung cấp là một trong những chất gây nghiện chất cho con người. Điều đó làm cho việc sử dụng thuốc lá ngày càng trở thành một trong những thói quen không lành mạnh khó từ bỏ. Nhưng bạn cũng đừng vội nản lòng vì rất nhiều người đã cai thuốc lá thành công, ngay cả những người đã từng sử dụng chúng thường xuyên.

 

3.2 Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng quá mức và một vòng eo quá khổ có thể góp phần gây ra bệnh tim cũng như hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ đối với bệnh tim mạch vành. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành có xu hướng tăng dần theo chỉ số BMI của bạn.

Trong một cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nữ giới và nam giới ở độ tuổi trung niên tăng 11 – 22 cân sau tuổi 20 sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, sỏi mật và tiểu đường loại 2 cao gấp 3 lần so với những người chỉ tăng từ 5 pound (khoảng hơn 2 cân) trở xuống.

Cân nặng và chiều cao là hai yếu tố thường đi đôi với nhau. Khi bạn càng cao thì bạn càng nặng. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học đã nghĩ ra một số biện pháp để có thể tính được cả cân nặng và chiều cao của bạn. Chỉ số đo lường thường được sử dụng là BMI.

Bạn có thể tự tính chỉ số BMI của mình bằng cách chia cân nặng theo kg cho chiều cao tính bằng mét bình phương (kg / m 2 ). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tính BMI trực tuyến hoặc bảng BMI. Thông thường, chỉ số BMI khỏe mạnh sẽ là dưới 25 kg / m 2. Bạn sẽ ở tình trạng thừa cân nếu chỉ số BMI dao động từ 25 – 29,9 kg / m 2, và béo phì sẽ là 30kg / m 2.

Bên cạnh đó, kích thước vòng eo cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, vì nó được coi là một dấu hiệu giúp cảnh báo những nguy cơ về sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nam giới nên giữ kích thước vòng eo của mình dưới 40 inch (102 cm), và nữ giới nên giữ kích thước vòng eo dưới 35 inch (88 cm).

Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch
Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

 

3.3 Hoạt động thể chất

Tập thể dục và hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tim và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Việc hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình. Nó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ, loãng xương và một số bệnh ung thư. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp bạn kiểm soát sự căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát và giảm nguy cơ bị ngã cũng như cải thiện chức năng nhận thức ở những người lớn tuổi.

Bạn không cần phải tập luyện quá sức như chạy marathon. Đơn giản, bạn chỉ cần đi bộ nhanh trong khoảng 30 phút vào năm ngày trong tuần để đạt được lợi ích tối đa từ tập thể dục đối với sức khỏe. Chí ít, tập thể dục vẫn còn hơn là không tập gì.

Tập thể dục và hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong khi đó một lối sống ít vận động thì ngược lại. Nó có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân và phát triển một số căn bệnh mãn tính.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, những người dành nhiều thời gian mỗi ngày để xem tivi, ngồi hoặc nằm sẽ có nguy cơ chết sớm cao hơn những người thường xuyên hoạt động.

3.4 Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống tốt nhất để phòng ngừa bệnh tim là ăn đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá, thịt gia cầm, dầu thực vật, sử dụng rượu ở mức vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn thịt đỏ, hoặc thịt đã qua chế biến, carbohydrate tinh chế, thực phẩm và đồ uống có thêm đường, natri và các loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

Những người áp dụng chế độ ăn uống như trên thường có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 31%, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 33% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 20% so với những người khác.

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên đã cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải có bổ sung thêm dầu ô liu nguyên chất hoặc các loại hạt – cả hai nguồn chất béo không bão hòa phong phú, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ gặp các biến chứng tim mạch lớn ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Một chế độ ăn Địa Trung Hải thường bao gồm: ăn nhiều các loại hạt, dầu ô liu, rau, ngũ cốc, trái cây, ăn cá và thịt gia cầm ở mức vừa phải, giảm tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, đồ ngọt, và uống rượu vừa phải trong các bữa ăn.

Các bước phòng ngừa ban đầu đối với bệnh tim mạch
Định kỳ khám sức khỏe giúp người bệnh được phát hiện bệnh lý sớm

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, những người tuân thủ hầu hết các chế độ ăn uống lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 14% - 21% so với những người ít tuân thủ nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây