1

Bị hẹp, tắc động mạch vành: Ai nên đặt stent? Ai nên phẫu thuật?

Động mạch vành là hệ thống cung cấp máu vô cùng quan trọng đối với tim nói riêng và đối với toàn bộ cơ thể người nói chung. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý liên quan đến động mạch vành và đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất.

1. Động mạch vành là gì và bệnh lý động mạch vành

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành chính là: động mạch vành phải và động mạch vành trái. Các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ là và chạy trên bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn, được gọi là thân chung động mạch vành (1 – 3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mạch mũ.

Như vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là: động mạch liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải. Ba nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ... sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim.

Khi bị bệnh lý động mạch vành có nghĩa là dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đủ oxy và xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Bị hẹp, tắc động mạch vành: Ai nên đặt stent? Ai nên phẫu thuật?
Cấu tạo cơ bản của động mạch vành

2. Bệnh hẹp động mạch vành

Bệnh hẹp động mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng xơ vữa tích bám bên trong lòng mạch. Nguyên nhân là do cơ thể con người bị thoái hóa theo tuổi khiến các động mạch vành không còn mềm mại và co giãn tốt, hoặc lối sống thiếu khoa học khiến hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng dẫn đến động mạch vành bị ảnh hưởng theo. Do thiếu máu nuôi dưỡng tim nên cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, gây nên đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim và kéo theo các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra, với diễn biến nặng dần theo thời gian, bệnh động mạch vành khiến cho cơ tim thiếu máu, suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy timloạn nhịp tim. Có thể thấy đây là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống của mỗi người do đó bệnh nhân cần có những hiểu biết đầy đủ để sớm phát hiện cũng như có các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên về hai phương án: nong và đặt stent động mạch vành, hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đây đều là những phương pháp điều trị hiện đại nhất của y học, nhưng để chọn phương án nào cho phù hợp đối với từng bệnh nhân lại là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Bị hẹp, tắc động mạch vành: Ai nên đặt stent? Ai nên phẫu thuật?
Mô tả về bệnh lý hẹp động mạch vành

3. Nong và đặt stent động mạch vành (Coronary dilatation and stenting)

Đây được gọi là kỹ thuật can thiệp động mạch vành qua da, trong đó các bác sĩ sẽ dùng một loại ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu.

Can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp đối với những bệnh nhân hẹp động mạch vành mức độ không quá nặng và do sự đơn giản, tiện lợi của kỹ thuật. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị hẹp động mạch vành nặng và phức tạp thì phương án tốt hơn là phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

4. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (coronary artery bypass grafting)

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành được thực hiện bằng cách dùng một mạch máu khỏe mạnh lấy từ các bộ phận như chân, tay, lưng, bụng để làm động mạch nối bắc cầu từ động mạch chủ qua phần mạch vành đã bị tắc nghẽn, giúp tạo một con đường mới dẫn máu lên nuôi cơ tim.

Tuy nhiên, với phương pháp phẫu thuật thì các bác sĩ luôn phải cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thường được áp dụng với bệnh nhân bị hẹp động mạch vành mức độ nặng, phức tạp hoặc đã từng nong mạch, đặt stent nhưng không thành công, hoặc thành công nhưng sau đó có hiện tượng tái hẹp mạch trở lại.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây