1

Bệnh tim mạch - P1: Triệu chứng

Bệnh tim dễ điều trị hơn khi được phát hiện sớm, nếu bạn lo lắng về việc tiến triển bệnh tim, hãy nói chuyện với bác sĩ về các bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị bệnh tim, dựa trên các dấu hiệu hoặc triệu chứng mới xuất hiện mà bạn đang gặp phải, hãy đặt hẹn gặp bác sĩ.

1. Tổng quan

Bệnh tim mạch là một loạt các tình trạng ảnh hưởng xấu đến tim. Bệnh tim mạch bao gồm:

  • Bệnh mạch máu, như bệnh động mạch vành
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh van tim
  • Bệnh cơ tim
  • Nhiễm trùng tim

Nhiều dạng bệnh tim có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng lối sống lành mạnh.

2. Trái tim hoạt động như thế nào?

Bệnh tim mạch - P1: Triệu chứng

2.1 Các buồng và van của tim

Trái tim là một cái máy bơm. Đó là một cơ quan cơ bắp có kích thước bằng 1 nắm tay của bạn, nằm hơi bên trái so với giữa ngực. Trái tim của bạn được chia thành hai bên phải và trái.

Phía bên phải của tim bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nó nhận máu và bơm máu đến phổi thông qua các động mạch phổi.

Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. Sau đó, máu giàu oxy sẽ đi vào phía bên trái của tim, bao gồm tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

Phía bên trái của tim bơm máu qua động mạch lớn nhất trong cơ thể (động mạch chủ) để cung cấp máu giàu oxy và chất dinh dưỡng nuôi khắp cơ thể.

2.2 Van tim

Bốn van tim giữ cho máu của bạn di chuyển một cách hệ thống bằng cách chỉ đóng mở khi cần thiết. Để hoạt động tốt, các van phải được cấu tạo đúng cách, phải mở hết cỡ (không hẹp) và phải đóng chặt (không hở) để không bị rò rỉ. Bốn van là: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi.

2.3 Nhịp tim

Tim đập bằng cách co bóp và thư giãn theo một chu kỳ liên tục.

Trong khi co bóp (thì tâm thu), tâm thất của bạn co bóp, thất phải bơm máu đến phổi và thất trái sẽ bơm máu đi nuôi khắp cơ thể của bạn.

Trong thời gian thư giãn (tâm trương), tâm thất phải nhận máu từ nhĩ phải và tâm thất trái nhận máu từ nhĩ trái.

2.4 Hệ thống điện

Hệ thống dây điện trong tim giữ cho tim đập. Nhịp tim kiểm soát sự trao đổi liên tục của máu giàu oxy với máu nghèo oxy. Trao đổi này giúp cơ thể chúng ta tồn tại.

Các tín hiệu điện bắt đầu ở buồng trên bên phải (tâm nhĩ phải) và đi qua các đường dẫn chuyên biệt đến tâm thất, truyền tín hiệu cho tim để tim co bóp.

Bệnh tim mạch - P1: Triệu chứng
Hệ thống điện giữ cho tim đập theo nhịp điệu phối hợp và bình thường, giúp máu lưu thông

3. Các triệu chứng

Các triệu chứng bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn mắc phải.

3.1 Bệnh mạch máu

Sự tích tụ các mảng chất béo trong động mạch, hoặc chứng xơ vữa động mạch có thể làm hỏng mạch máu và tim. Sự tích tụ mảng bám làm cho các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim, đau ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ.

Các triệu chứng bệnh động mạch vành có thể khác nhau đối với nam giới và nữ giới. Ví dụ, đàn ông có nhiều khả năng bị đau ngực hơn. Phụ nữ có khả năng cao bị triệu chứng khác cùng với khó chịu ở ngực, chẳng hạn như khó thở, buồn nôn và mệt mỏi.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ngực, thắt ngực, nặng ngực và khó chịu ở ngực
  • Khó thở
  • Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay nếu các mạch máu nuôi những bộ phận đó bị hẹp
  • Đau ở cổ, hàm, họng, bụng vùng trên rốn hoặc lưng

Bạn có thể không được phát hiện mắc bệnh động mạch vành cho đến khi có triệu chứng đau thắt ngực, đột quỵ hoặc suy tim. Vì vậy, chúng ta cần phải theo dõi các triệu chứng tim mạch và khám sức khoẻ tổng quát định kì hằng năm để có thể được phát hiện sớm

3.2 Rối loạn nhịp tim

Tim bạn có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Đánh trống ngực, hồi hộp, (nhịp tim nhanh)
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Khó thở
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Ngất xỉu (ngất)

3.3 Bệnh tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh thường được phát hiện ngay sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng khuyết tật tim ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Màu da xám nhạt hoặc tím tái
  • Sưng ở chân, bụng hoặc các vùng xung quanh mắt
  • Ở trẻ sơ sinh, khó thở khi bú dẫn đến tăng cân kém

Dị tật tim bẩm sinh ít nghiêm trọng hơn thường được chẩn đoán trễ hơn hoặc khi trưởng thành. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh thường không đe dọa tính mạng ngay lập tức bao gồm:

  • Dễ bị hụt hơi khi vận động gắng sức
  • Dễ dàng mệt mỏi khi vận động gắng sức
  • Sưng ở bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân

3.4 Bệnh cơ tim

Trong giai đoạn đầu của bệnh cơ tim, thường không có triệu chứng. Khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động hoặc cả khi nghỉ ngơi
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân.
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim bất thường, cảm thấy nhanh, đập thình thịch
  • Chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu

3.5 Nhiễm trùng tim

Viêm nội tâm mạc là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến lớp niêm mạc bên trong của buồng tim và van tim (màng trong tim). Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng tim có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Sưng ở chân hoặc bụng của bạn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ho khan hoặc dai dẳng
  • Phát ban trên da hoặc các nốt bất thường

3.6 Bệnh van tim

Tim có bốn van: van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá. Các van sẽ mở và đóng để dòng máu qua tim. Có nhiều nguyên nhân có thể làm hỏng van tim, dẫn đến hẹp van, hở van, sa van.

Tùy thuộc vào sự bất thường từng van mà các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van tim thường bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Nhịp tim không đều
  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Tưc ngực
  • Ngất

3.7 Khi nào bạn cần đến đến gặp bác sĩ?

Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Ngất xỉu

Kiểm tra sức khỏe định cũng là một trong những cách ,dự phòng bệnh tim mạch từ đó người bệnh có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây