1

Bệnh tim mạch ở phụ nữ

Ngày nay bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, song chưa đến 50% phụ nữ có ý thức rằng bệnh tim mạch là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe của họ. Ngoài ra, không phải bác sĩ nào cũng nghĩ đến nguyên nhân bệnh tim mạch khi họ thăm khám cho bệnh nhân nữ. Vì vậy, tìm hiểu về những khía cạnh riêng của bệnh tim mạch ở phụ nữ sẽ giúp chúng ta chẩn đoán và điều trị tốt hơn các vấn đề phổ biến này, đồng thời hướng dẫn thích hợp cho bệnh nhân.

1. Bệnh tim mạch có phải là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe ở phụ nữ không?

Đúng. Tỷ lệ bệnh mới mắc của bệnh mạch vành ở nam giới tại một lứa tuổi nào đó sẽ tương tự tỷ lệ mới mắc ở phụ nữ lớn hơn lứa tuổi trên 10 năm. Tuy nhiên, số trường hợp hiện mắc ở phụ nữ lớn tuổi cao hơn so với nam giới trẻ tuổi.

2. Triệu chứng đến khám bệnh của bệnh nhân nữ thiếu cơ tim có tương tự bệnh nhân nam giới không?

Không. Bệnh nhân nữ thường trì hoãn việc đi khám nên triệu chứng thường kéo dài, có lẽ một phần do phụ nữ không nhận định được rằng các triệu chứng này có liên quan đến bệnh tim. Ngoài ra bệnh nhân nữ thường đến khám vì đau lưng, cổ hay hàm; khó thở, buồn nôn, hay nôn; ăn khó tiêu, chán ăn; mỏi cơ hay suy nhược cơ thể; ngũ gà; hồi hộp đánh trống ngực; trong khi nam giới thường đến khám vì triệu chứng đau thắt ngực điển hình. Khi bệnh nhân nữ đến khám vì đau ngực, nhiều khả năng cơn đau này xảy ra lúc bệnh nhân không gắng sức.

3. Phụ nữ có nguy cơ đột tử vì thiếu máu cơ tim không?

Có. Tuy nhiên đột tử vì bệnh tim thường xảy ra ở nam giới, song ở bệnh nhân nữ nếu từng bị ngưng tim thì lại dễ tử vong hơn trường hợp tương tự ở nam giới.

Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Đột tử vì bệnh tim thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới

4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở nữ giới là gì?

Yếu tố nguy cơ tim mạch ở hai giới là tương tự nhau gồm: hút thuốc lá, béo phì trung tâm (béo bụng), đái tháo đường, tăng lipid máu, cao huyết áp, tiền sử gia đình bệnh tim. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ này không giống nhau giữa nam và nữ.

5. Có yếu tố nguy cơ tim mạch nào liên quan đến bệnh tim mạch ở phụ nữ hơn ở nam giới không?

Có. Ở phụ nữ, tăng triglyceride có giá trị tiên lượng bệnh mạch vành nhiều hơn so với nam giới. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường nữ giới cũng có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch hơn so với bệnh nhân đái tháo đường nam giới. Vì vậy bệnh nhân nữ bị đái tháo đường cần được tích cực điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.

6. Điều trị nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có giống nam giới không?

Có, điều trị giống nhau. Thuốc ức chế bêta, ức chế thụ thể angiotensin, statin, aspirin có ích lợi như nhau cho bệnh nhân nam và nữ.

Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Sử dụng thuốc ức chế beta, statin, aspirin để điều trị nhồi máu cơ tim

7. Phụ nữ không mắc bệnh tim mạch có nên uống aspirin để phòng ngừa bệnh tim mạch không?

Aspirin dùng liều 75-325 mg mỗi ngày được khuyến cáo dùng ở bệnh nhân nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đã bị xơ vữa động mạch (khuyến cáo loại I), Aspirin dùng liều 81mg mỗi ngày hoặc 100 mg cách ngày cũng nên xem xét chỉ định cho: bệnh nhân nữ > 65 tuổi khi huyết áp được kiểm soát và việc phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu và nhồi máu cơ tim có khả năng mang lại lợi ích nhiều hơn so với nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và đột quỵ do xuất huyết (khuyến cáo loại IIa) và cho bệnh nhân nữ < 65 tuổi khi lợi ích của việc phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu não nhiều hơn so với tác dụng phụ của của điều trị (khuyến cáo IIb).

8. Phụ nữ không có bệnh tim mạch có nên dùng estrogen sau mãn kinh để phòng ngừa bệnh tim mạch không?

Không. Liệu pháp hormon thay thế (dùng estrogen hay các thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen) không được khuyên dùng với mục đích phòng ngừa bệnh mạch vành (khuyến cáo loại III).

9. Các thuốc chống oxy hóa có lợi ích trong phòng ngừa bệnh mạch vành không?

Không. Không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích của việc dùng các vitamin chống oxy hóa (vitamin E, C, B) và folate đối với nữ giới và nam giới.

10. Tiên lượng sau nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân nữ có giống nam giới không?

Không. Tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim ở nữ cao hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ có xu hướng bị nhồi máu cơ tim tái phát và suy tim, cũng như dễ biểu hiện trầm cảm rõ rệt trên lâm sàng hơn so với nam giới sau nhồi máu cơ tim.

Khi phát hiện những triệu chứng ảnh hưởng đến nhịp tim và sức khỏe, người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây