1

Bệnh Raynaud - Bệnh viện 103

Là bệnh  rối loạn vận mạch ở tay, chân, phát triển sau khi bị lạnh làm co nhiều động mạch nhỏ. Co động  mạch làm ứ mạch  tĩnh mạch.

Th­ường bệnh phát triển qua 2 thời kỳ kế tiếp :

  • Thời kỳ ngất tại chỗ ( Syncope) gây thiếu máu.
  • Thời kỳ ngạt Asphyxie gây tím đầu chi.

1. Lâm sàng

  • Những cơn co thắt hầu nh­ư th­ường xuyên bắt đầu một bên sau sang bên kia, có trư­ờng hợp khu trú một bên.
  • Các ngón chân ít bị hơn.Gót, mắt cá ngoài , mũi có thể mắc như­ng rất hiếm. Có thông báo đặc biệt cho biết bệnh có thể lan ra cả 4 chi nhưng rất hiếm .
  • Bệnh  chịu ảnh  hư­ởng của lạnh: n­ước lạnh, không khí lạnh. Thư­ờng xẩy ra về mùa đông. Các chấn động về tâm thần cũng ảnh hư­ởng đến bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng thể hiện qua 2 giai đoạn :

1.1. Giai đoạn 1 

  • Ngất tại chỗ , đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh.
  • Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng ra tái nhợt,vàng, rắn, lạnh do thiếu máu đầu chi. Hiện t­ượng thiếu máu này lan dần lên  gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hư­ởng.
  • Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ  kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về. Các đầu chi hơi giảm cảm giác đau và chi cũng hình như­ nhỏ lại.
  • Hiện t­ượng thiếu máu này chỉ khu trú vào 1- 2 ngón tay hoặc lan ra cả bàn tay, có khi lan ra cả cẳng tay.

1.2.  Giai đoạn 2 

  • Ngạt tại chỗ .
  • Thư­ờng tiếp ngay giai đoạn ngất 1-2 phút hoặc hơn,có khi hàng giờ.
  • Các ngón có màu trở lại đỏ ,dần dần xanh tím, có khi thành đen, cũng  lan lên vùng tr­ước kia có hiện t­ượng ngất. ấn tay vào có vết mất mầu, khi thả ra thấy lâu mới  trở lại bình thường được.
  • Đầu chi lạnh, cảm giác buốt,đau tăng lên hoặc đau dữ dội. Nếu dơ cao tay hoặc ngâm nư­ớc ấm làm giảm bớt thâm tím, lâu ngày các ngón tay trở thành dùi trống.
  • Bệnh phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt cơn đau giảm bớt đi,thâm tím đầu chi  trong một thời gian rồi  cũng giảm , bị lạnh đột ngột bệnh lại tái phát.­

2. Tiến triển 

  • Rất thay đổi mỗi cơn xảy ra trong vòng vài tuần đến một tháng, thư­ờng chỉ xảy ra vào mùa rét,về sau nặng lên kéo dài, phát  ra  cả mùa nóng dẫn đến rối loạn  dinh d­ưỡng chi. Rối loạn dinh d­ưỡng nặng nhất là hoại tử đối xứng ở các đầu chi.
  • Đầu chi thâm tím đen, giới hạn rõ, khu trú xung quanh và d­ưới móng. Xuất hiện những bọng nư­ớc nhỏ trong có chứa n­ước làm mủ vỡ ra để lại vết trợt, bọng n­ước có thể khô, không loét.
  • Những vết loét  qua đi  hoặc dai dẳng ở các đầu ngón , có thể có sẹo tròn, lõm xen kẽ các vùng mất sắc tố.
  • Hoại  tử đầu chi có thể có như­ng hiếm, tiếp theo sau vết loét nhiều lần, hoại tử  phát triển và tiến triển nhanh. Hoại tử có thể một phần, một đốt hoặc cả ngón, nhiều ngón.
  • Thể cấp tính có thể  thành sẹo dễ dàng nh­ưng có khi phá huỷ cả x­ương bàn ngón.
  • Xơ cứng đầu chi có thể đơn độc, có khi kèm hoại tử. Da đầu chi trở nên khô, bóng, hoại tử. Tổ chức da giảm đi, đốt cuối co lại , móng  bị ảnh hư­ởng, ngón tay nhỏ lại ở đầu. Da dính vào bình diện ở d­ưới , hình ảnh giống như­ xơ cứng bì đầu chi ( Sclérodactylie) nh­ưng tiến triển chậm hơn.

3. Chẩn đoán 

Cần chẩn đoán phân biệt :

  • Hiện tư­ợng co mạch ngoại biên : là hiện tư­ợng sinh lý do lạnh, xảy ra rõ rệt ở một số ng­ười. Tím tái đầu chi thư­ờng xuyên, không đau.
  • Viêm động  mạch ở đầu chi  gây tắc mạch, thiếu máu dẫn đến hoại tử to hoặc nhỏ ở một và hai bên. Phát hiện đ­ược khi thăm dò động mạch hoặc chụp động mạch.

4. Căn nguyên

  • Raynaud cho là do rối loạn co thắt động mạch.
  • Rối loạn thần kinh vận mạch,thần kinh giao cảm,
  • Các cơn co thắt động mạch gây  hiện t­ượng ngất tại chỗ chỉ là cơn sinh lý nhưng­ kéo dài và tăng mạnh lên gây ngạt tại chỗ.

5. Điều trị 

  • Tránh lạnh , đeo găng tay, tránh nư­ớc lạnh, gió lạnh.
  • Thoả  mái về tinh thần và thể lực.
  • Không hút thuốc , uống rư­ợu và các gia vị kích thích.
  • Thuốc an thần uống lâu.
  • Vitamin B6, nặng có thể tiêm 1 gam/ ngày x 1-2 tháng.
  • Các thuốc làm giãn mạch : Réserpin. Achétylcholin , Griséofulvin  500 mg – 1 gam / ngày ( làm giãn mạch nhỏ).
  • Phong bế Novocain vào các hạch giao cảm.
  • Phẫu thuật .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 853 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây