1

Bệnh lý Viêm chu vai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm chu vai

Viêm chu vai còn gọi là viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh viêm, đau khớp vai do tổn thương phần mềm (gân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp) mà không có tổn thương ở sụn và xương khớp vai, không do nhiễm khuẩn.  

Nguyên nhân

Nguyên nhân của viêm chu vai có thể do:

  • Thoái hóa và viêm gân cơ chop xoay ở các mức độ khác nhau:
  • Nhẹ là thoái hóa
  • Trung bình là viêm hoại tử có hoặc không có lắng đọng calci
  • Nặng là rách đứt không hoàn toàn hoặc rách đứt hoàn toàn gân cơ chop xoay
  • Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai
  • Viêm túi hoạt dịch gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay
  • Viêm dính bao khớp ổ chảo – cánh tay (đông cứng khớp vai)
  • Loạn dưỡng do phản xạ thần kinh giao cảm (hội chứng vai – tay)

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây đau vùng khớp vai như:

  • Đau vùng khớp vai do chèn ép rễ hoặc dây thần kinh
  • Chấn thương khớp vai

Đối tượng

  • Khoảng 3-5% số người ở độ tuổi 40 – 60 tuổi bị viêm chu vai.
  • Viêm quanh khớp vai thông thường và viêm quanh khớp vai thể đông cứng thì tỉ lệ nam gặp nhiều hơn nữ.
  • Hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ (hội chứng vai – tay) nữ chiếm 70%, nam chiếm 30%.

Dấu hiệu nhận biết

Đau quanh khớp vai chính là triệu chứng cơ bản của bệnh, tuy nhiên với mỗi loại (thể) viêm quanh khớp vai sẽ có đặc điểm đau tương đối khác nhau:

  • Thể viêm gân mạn tính thường đau mức độ vừa phải, xuất hiện tự nhiên và tăng dần mức độ, đau tăng khi vận động căng các biên độ của khớp vai, có thể sờ ấn thấy một vài điểm đau chói (chính là vị trí bám tận của các gân bị viêm), bệnh nhân vận động các biên độ của khớp vai vẫn tốt.
  • Thể viêm khớp vi tinh thể thường đau khớp vai dữ dội và xuất hiện đột ngột, đau quanh khớp vai có thể lan xuống cánh tay và lên cổ, đau gây mất ăn mất ngủ. Khớp vai có thể sưng to, nóng và bệnh nhân có thể có sốt nhẹ. 
  • Thể đứt mũ gân cơ quay thường bệnh nhân đau khớp vai dữ dội kèm tiếng kêu răng rắc trong khớp sau một vận động mạnh khớp vai sai tư thế hoặc một động tác gắng sức ở người trên 50 tuổi, có thể có bầm tím nhẹ vùng trước trên cánh tay. 
  • Thể đông cứng khớp vai thường bệnh nhân đau ít nhưng nổi bật là hạn chế vận động khớp vai, bệnh nhân khó thực hiện động tác dạng và quay ngoài của khớp vai, khi vận động khớp vai thường cả khối xương bả vai di chuyển theo. Thể này thường gặp ở nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi, có chấn thương khớp vai cũ và/hoặc ít vận động, stress thần kinh và/hoặc hút thuốc lá quá nhiều.

Chẩn đoán

  • Chụp Xquang khớp vai 2 bên để đánh giá-so sánh kết hợp với chụp cộng hưởng từ khớp vai (không hoặc có tiêm thuốc cản quang) là hai phương tiện thăm dò cận lâm sàng quan trọng nhất giúp chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh lý viêm quanh khớp vai.
  • Trên Xquang chúng ta có thể thấy hình ảnh canxi hóa tại gân, canxi hóa trong khớp, giảm cản quang khớp, thoái hóa khớp, loãng xương..
  • Cộng hưởng từ là phương tiện chẩn đoán rất giá trị cho nhóm bệnh lý viêm quanh khớp vai, trên cộng hưởn từ chúng ta có thể thấy được hình ảnh đứt gân, đụng dập cơ, tụ dịch trong khớp, màng hoạt dịch phản ứng, bao khớp dày và co thắt..
  • Xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) thường ít giá trị trong nhóm bệnh lý này.

Cách điều trị

Thường cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nổi bật vai trò của điều trị nội khoa và tập phục hồi chức năng.

  • Chúng ta có thể sửu dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm thông thường kết hợp các nhóm thuốc chống thoái hóa khớp, chống loãng xương, treo tay hoặc nẹp bột bất động khớp vai trong giai đoạn đau cấp.
  • Duy trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp vai cũng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt thể đông cứng khớp vai khi bệnh nhân đỡ đau.
  • Việc tiêm thuốc Corticoid (thuốc chống viêm tác dụng chậm) vào khớp vai rất hạn chế và nên thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm trong phòng vô trùng, viêm quanh khớp vai thể đứt mũ gân cơ quay chống chỉ định tiêm corticoid vào khớp vai vì corticoid sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa và hoại tử các đầu gân đứt.
  • Phẫu thuật khâu nối lại gân đứt thường chỉ định trong những trường hợp đứt các gân vùng khớp vai sau chấn thương (thể đứt mũ gân cơ quay), đặc biệt ở người trẻ tuổi.
  • Ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), việc chỉ định phẫu thuật cần rất hạn chế.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 645 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1147 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 832 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 711 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây