1

Bệnh lún xẹp đốt sống : nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lún xẹp đốt sống 

  • Lún xẹp đốt sống là bệnh lý xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ dẻo dai dẫn đến xẹp lún gây tổn thương vùng cột sống và tạo những cơn đau kéo dài cho người bệnh.
  • Lún xẹp đốt sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.
  • Tỉ lệ mắc lún xẹp đốt sống tăng dần theo tuổi, 40% phụ nữ từ 80 tuổi trở lên mắc căn bệnh này. 

Nguyên nhân 

  • Lún xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, gây những cơn đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống.
  • Thông thường, loại gãy này xảy ra ở phần ngực thấp và đốt sống thắt lưng.
  • Loãng xương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lún xẹp đốt sống, nhưng cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn.
  • Những người có cột sống khỏe mạnh bị lún xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi, chơi thể thao,…
  • Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, lún xẹp đốt sống thường do tác động hoặc chấn thương như té ngã, nâng vật nặng.
  • Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động hàng ngày như bước ra khỏi bồn tắm, hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ… có thể dẫn đến tình trạng lún xẹp đốt sống. 
  • Nguyên nhân lún xẹp đốt sống do ung thư di căn thường gặp ở những người bệnh dưới 55 tuổi, không có tiền sử chấn thương hay chỉ chấn thương nhẹ. 

Triệu chứng

  • Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lún xẹp đốt sống là cảm giác đau khi vận động. 
  • Đột ngột đau lưng.
  • Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc đi lại.
  • Đau khi cử động cột sống. 
  • Cơn đau sẽ dịu xuống khi bạn nằm, giảm đau khi nằm ngửa.
  • Lún xẹp đốt sống có thể làm giảm chiều cao, biến dạng cột sống và gây tàn tật.

Đối tượng nguy cơ

  • Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh lún xẹp đốt sống. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao hơn như:
  • Phụ nữ mãn kinh thường rất dễ bị loãng xương nên có nguy cơ tiến triển nhanh hơn tạo nên lún xẹp đốt sống.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh loãng xương thứ phát và phát triển thể chất kém, còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Tiền sử trong gia đình có người thân bị loãng xương thì khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Người ít vận động, hoạt động ngoài trời.
  • Những người sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Chẩn đoán

X-quang

  • Đây là ứng dụng bức xạ được sử dụng nhiều trong chẩn đoán các bệnh về xương khớp.
  • Kết quả của phim chụp X-quang là hình ảnh cho thấy cấu trúc, cấu tạo của xương cột sống, hình dạng của khớp.
  • Thông qua đó, các bác sĩ có thể đưa ra phán đoán về bệnh lý về xương, trong đó có lún xẹp đốt sống.

Chụp cắt lớp CT-Scan

  • Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X qua xử lý máy vi tính, có thể cho thấy rõ kích thước, hình dạng ống sống và cấu trúc xung quanh nó.
  • Có thể kết hợp với chụp tủy sống cản quang nhằm cung cấp rõ ràng và chi tiết hơn các thông tin giúp xác định chính xác bệnh.

Chụp cộng hưởng từ MRI 

  • Với phương pháp này, bạn có thể thấy các hình ảnh trong không gian 3 chiều. 
  • Phương pháp sử dụng từ trường mạnh cũng như các kĩ thuật máy tính, cung cấp hình ảnh về tủy sống và các vùng xung quanh, phát hiện tình trạng thoái hóa và khối u.

Đo hấp thụ tia X (năng lượng) kép hoặc đo đậm độ xương

  • Tiêu chuẩn này sử dụng để đo mật độ khoáng của xương cũng như giúp xác định tình trạng loãng xương. Kỹ thuật này không hề gây đau, sử dụng nguồn tia X khác nhau hướng vào xương dựa trên một tần số nhất định.
  • DEXA scan phát hiện những thay đổi trong khối xương trong thời gian dưới 4 phút.

Biến chứng 

Mất vững từng đoạn cột sống

  • Khi lún xẹp hơn 50% thân đốt sống thì bệnh nhân có nguy cơ mất vững từng đoạn cột sống.
  • Các đoạn cột sống được gắn kết với nhau tạo thành một khối nhất định nhằm chịu đựng được sức nặng, di chuyển và nâng đỡ toàn bộ cột sống.
  • Do đó, khi một đoạn cột sống bị lún xẹp đồng nghĩa với việc khối đó không thể hoạt động bình thường.
  • Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày, gây đau khi di chuyển.
  • Về lâu dài có thể gây nên thoái hóa nhanh hơn ở những vùng bị tổn thương.

Gù cột sống

  • Đây là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới bởi phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương, có nguy cơ bị lún xẹp đốt sống cao.
  • Phần trước của đốt sống bị lún xẹp, tạo thành hình chêm bởi thiếu những khoảng đốt sống bình thường.
  • Nếu gù nhẹ thì không quá ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nhưng nếu gù nặng thì gây nên những cơn đau dữ dội.
  • Về lâu dài, gù có thể chèn ép các bộ phận nội tạng như tim, phổi, ruột,… hay nhẹ hơn là gây nên mệt mỏi, khó thở và chán ăn.

Các biến chứng thần kinh

  • Nếu vị trí gãy, lún xẹp chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh thì có thể làm tổn thương tủy sống.
  • Khoảng cách giữa ống sống và tủy sống lúc này có thể bị thu hẹp bởi những mảnh vỡ ở thân sống bị đẩy vào trong ống sống.
  • Hiện tượng hẹp ống sống này gây nên những chấn thương tủy sống hoặc bị thiếu máu và oxy đến tủy sống, có thể gây tê và đau tương ứng với các dây thần kinh bị tổn thương.

Phương pháp chữa 

  • Đối với người bệnh đau nhiều do lún xẹp đốt sống sẽ được điều trị bằng nằm nghỉ, dùng thuốc, thủ thuật gây tê tại chỗ bơm xi măng sinh học hoặc phẫu thuật ít xâm lấn qua da.
  •  Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị này cho hiệu quả hạn chế thì người bệnh có thể được chỉ định dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm. 
  • Trong trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bằng 2 phương pháp xâm lấn tối thiểu hay còn gọi là tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng không bóng và chỉnh gù bằng bơm xi măng có bóng.

Các biện pháp phòng ngừa

  • Để phòng ngừa, hạn chế và phát hiện kịp thời tình trạng lún xẹp đốt sống, trước tiên bạn cần có một lối sống lành mạnh kết hợp ăn uống và luyện tập.
  • Đối với người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện và dinh dưỡng khoa học.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất với các loại thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng.
  • Tăng cường các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đúng tư thế.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Tránh các hoạt động nặng, quá sức.
  • Bổ sung canxi hạn chế các vấn đề xương khớp

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1135 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 707 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 688 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 820 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây