1

6 BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP NHẤT KHI VÀO HÈ. TRỜI NẮNG NÓNG, MẸ NÊN CHĂM SÓC DA BÉ NHƯ THẾ NÀO?

? Làn da trẻ em vốn dĩ còn mỏng manh, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng, mẩn ngứa hay mắc phải các bệnh về da khi thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài, côn trùng cắn hoặc do trẻ có cơ địa dị ứng..., khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt.

⁉️ Đâu là những loại bệnh ngoài da trẻ thường gặp, cách nhận biết và chăm sóc như thế nào? Mẹ cùng VNVC tìm hiểu nhé

?Rôm sảy

?Biểu hiện: Trẻ mọc mụn nước li ti trên người, đầu cổ, cánh tay, da mẩn đỏ.

?Nguyên nhân: Rôm sảy thường diễn ra vào mùa hè, cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không thoát ra được gây bít tắc tuyến mồ hôi khiến trẻ bị rôm sảy. Đôi khi, trẻ lại bị rôm sảy vì chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi, tã quá chật hoặc do thời tiết nắng nóng kéo dài.

?Xử lý: Vệ sinh sạch cho bé, cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi

.?Hăm tã

?Biểu hiện: Đỏ ửng vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục và có mùi. Vết đỏ sẽ lan từ hậu môn đến mông rồi đùi. Nếu trẻ bị nặng sẽ bị loét đỏ, chảy máu khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, ít ngủ.

?Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã như vùng hăm bị ẩm ướt, da trẻ kích ứng với tã, tã cứng, thô ráp chà xát lên da của trẻ, chất liệu giấy, khăn ướt có tẩm hóa chất khiến trẻ kích ứng,...

?Xử lý: Hạn chế sử dụng tã, giữ khô thoáng vùng mông và bẹn của bé.

?Chàm sữa (lác sữa)

?Biểu hiện: Mọc những nốt mẩn đỏ bên má, sau đó phát triển thành các mụn nước li ti, đóng mày rồi tróc vảy. Từ má chàm sữa có thể lan tới cằm, da đầu, trán, cổ, tay chân...

?Nguyên nhân: Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, tuy nhiên bệnh thường thấy ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa như mề đay, hen, chàm,...

?Xử lý: Đưa trẻ đi bác sĩ và dùng thuốc theo toa, nên vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, thoa chất dưỡng ẩm theo khuyến nghị của bác sĩ, tránh cho trẻ mặc chất liệu len, sợi tổng hợp. Giữ trẻ khô ráo, sạch sẽ, thay tã thường xuyên, tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như lông thú, khói thuốc, nước hoa…

?Vàng da

?Vàng da sinh lý: Sau khi sinh da ở vùng mặt, ngực, tay chân của trẻ bị vàng, nước tiểu màu tối hoặc vàng, phân cũng vàng. Vàng da sinh lý thường do cơ thể trẻ tích tụ Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Đây là vấn đề thường gặp với trẻ nhỏ nên mẹ không cần quá lo lắng.

?Vàng da bệnh lý: Tình trạng vàng da đậm, không hết vàng sau 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non. Trẻ sẽ bị vàng toàn thân kể cả kết mạc mắt, kèm theo các triệu chứng bất thường như bỏ bú, lừ đừ, co giật… Nếu nhận thấy trẻ không hết vàng da sau 3 ngày thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

?Mụn sữa

?Biểu hiện: Mụn sữa (mụn trứng cá sơ sinh) khá giống với mụn trứng cá ở người lớn, xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc mụn nhọt nhỏ, nốt sần đầu trắng. Mụn sữa chỉ xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu đời, sau sẽ hết nên bố mẹ không cần quá lo.

?Nguyên nhân: Da trẻ quá mỏng và yếu, bị ảnh hưởng từ dược tính thuốc của mẹ, do uống sữa bột hoặc do phì đại tuyến bã.

?Xử lý: Tắm và lau khô cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, nếu theo dõi mụn không khỏi mẹ nên đưa bé đi bác sĩ kiểm tra, bác sĩ sẽ kê toa các loại kem hoặc thuốc mỡ để mẹ thoa cho bé.

?Viêm da tiết bã

?Biểu hiện: Viêm da tiết bã (dân gian gọi là cứt trâu) là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Da bé sẽ có những mảng vảy trắng, vàng và sẫm màu hơn trên da đầu, theo thời gian những mảng này sẽ bong ra.

?Nguyên nhân: Do gen di truyền, môi trường ẩm ướt, hoặc tăng phản ứng viêm với vi nấm Malassezia furfur.

?Xử lý: Gội đầu, tắm sạch những vùng bị viêm da tiết bã cho trẻ, mẹ có thể bôi thêm dầu khoáng cho bé, nhưng thông thường những mảng này sẽ tự bong ra sau khi trẻ lớn hơn nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  713 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Thực phẩm nào thường gây dị ứng nhiều nhất ở trẻ em?

Bé nhà tôi thỉnh thoảng lại bị dị ứng. Bác sĩ cho tôi hỏi, những loại thực phẩm nào trẻ em dễ bị dị ứng nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  591 lượt xem

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1714 lượt xem

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1319 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 841 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 621 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 603 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 726 Lượt xem
Tin liên quan
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây