1

4 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi

Bệnh sởi là bệnh dịch nguy hiểm do virus sởi gây ra, có thể gây nhiều biến chứng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp từ người này sang người khác qua giọt nhỏ nước bọt khi ho, hắt hơi. Biểu hiện bệnh thường có sốt, phát ban trên da tuần tự từ đầu xuống chân, biểu hiện viêm long (ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt,..). Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, tiêu chảy mất nước, tổn thương não hay thậm chí tử vong. Nếu phụ nữ mang thai mắc sởi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì thì nguy cơ dị dạng thai nhi là rất cao, ngoài ra còn có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Để phòng bệnh sởi nên tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi (một số vùng có dịch có thể tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi ), sau đó sẽ nhắc lại bằng vắc-xin phòng sởi – rubella (MR) hoặc sởi – quai bị - rubella (MMR, Priorix, ROR...). Đây là một trong những vắc-xin quan trọng mà mọi trẻ em nên được tiêm ở giai đoạn đầu đời.

1. Sởi có thể mắc ở đối tượng nào?

Nguyên nhân chính gây bệnh là virus sởi, do đó người không có kháng thể chống lại virus sởi, không tiêm vắc-xin phòng sởi là người dễ mắc bệnh nhất. Tại Việt Nam, mắc bệnh sởi phổ biến có thể kể đến ở những đối tượng như:

  • Trẻ nhỏ do không còn nhận miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng vẫn chưa được tiêm vắc-xin phòng sởi.
  • Trẻ đã tiêm vắc-xin phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
  • Thanh niên, người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng sởi trước đây.

Ở các thành thị, khu dân cư đông người, những vùng đang lưu hành dịch sởi... nguy cơ mắc bệnh sởi ở trẻ em là rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng sởi là điều cần thiết cho mỗi người đặc biệt là trẻ nhỏ.

4 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh sởi cao

2. Có những loại vắc-xin sởi nào đang được sử dụng?

Hiện trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp nhiều loại như vắc-xin sởi - rubella hoặc vắc-xin sởi - quai bị - rubella, vắc-xin sởi – quai bị - rubella – thủy đậu. Hiện tại, Việt Nam có 2 loại vắc-xin phòng sởi là vắc-xin phòng sởi đơn MVVAC và vắc-xin phối hợp sởi – rubella hoặc sởi – quai bị - rubella.

Các vắc-xin này thường là vắc-xin sống giảm độc lực, được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi hòa tan.

Ngoài ra, đang có nhiều nhà khoa học và các y bác sỹ tham gia nghiên cứu chế tạo vắc-xin dạng xịt.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế Việt Nam, thời gian tiêm vắc-xin phòng sởi là vào tháng thứ 9 và tháng thứ 18 trẻ sẽ được nhắc lại vắc-xin phòng sởi - rubella (MR). Theo chương trình tiêm chủng dịch vụ, trẻ có thể tiêm chủng vắc-xin phối hợp sởi - quai bị - rubella sau khi tiêm sởi đơn lúc 9 tháng.

Việc tiêm ngừa vắc-xin phòng sởi là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ và những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, một số trường hợp phải trì hoãn, không thể tiêm loại vắc-xin này.

4 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi
Vắc-xin sởi - quai bị - rubella kết hợp

3. Bốn đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi

  • Không nên tiêm vắc-xin phòng sởi cho người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị, mắc các bệnh ác tính hay đang sử dụng corticoid liều cao ≥ 2mg/kg/ngày hoặc có tiền sử sử dụng Immunoglobulin trước đó chưa được 3 tháng. Nguyên nhân là do ở những trường hợp này khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm. Không nên tiêm vắc-xin phòng sởi cho người chuyển sang giai đoạn AIDS nhưng có thể tiêm vắc-xin phòng sởi cho những người dương tính với HIV.
  • Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết hay những người bị nhiễm lao đang tiến triển chưa được điều trị cũng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi.
  • Không nên tiêm vắc-xin phòng sởi cho những người phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc-xin sởi trước đây hoặc phản ứng dị ứng với các thành phần có trong vắc - xin (gelatin, neomycin...).
  • Không nên tiêm vắc - xin phòng sởi cho phụ nữ có thai. Các trường hợp sau khi tiêm vắc-xin sởi mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các vắc - xin sống giảm độc lực khác, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng và tốt nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc - xin.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên hoãn tiêm phòng nếu bé bị ốm không?

- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đang bị ốm. Tôi có nên hoãn lịch tiêm phòng cho bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1134 lượt xem

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  835 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  842 lượt xem

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1056 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1907 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI - VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ lục. Các...
 3 năm trước
 1119 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 588 Lượt xem
“NẾU CÓ THỂ QUAY NGƯỢC THỜI GIAN, TÔI SẼ ĐI TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG” “NẾU CÓ THỂ QUAY NGƯỢC THỜI GIAN, TÔI SẼ ĐI TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG” 03:16
“NẾU CÓ THỂ QUAY NGƯỢC THỜI GIAN, TÔI SẼ ĐI TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG”
31 tuổi - chống chọi với Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 đã 2 năm, chị M.T (TP.HCM) kể “có nằm mơ tôi cũng không tin mình mắc ung thư. Tôi cũng...
 3 năm trước
 574 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ

Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây