1

3 thời điểm có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con

Phụ nữ bị nhiễm HIV khi mang thai sẽ có tỷ lệ lây truyền sang con là rất cao. Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra cách để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. HIV không chỉ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

1. HIV có lây từ mẹ sang con không?

Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được thực hiện trên 100 bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì có khoảng 9 trẻ sẽ bị lây bệnh từ mẹ trong giai đoạn từ khi còn trong bào thai, 17 trẻ bị lây bệnh trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 30%.

2. HIV lây từ mẹ sang con như thế nào?

Nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV thì sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra từ rất sớm hoặc qua 3 thời điểm sau:

2.1 Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy virus HIV trong thận, não, gan của thai nhi chỉ mới 13 tuần tuổi, đặc biệt, các bất thường về tổ chức học ở não và tuyến hung của các bào thai nhiễm HIV. Một vài trường hợp trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV đã bị các rối loạn miễn dịch và có sự bất thường về số lượng tế bào CD4, điều này cho thấy sự lan truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra rất sớm qua bánh nhau, các nhà khoa học còn gọi đây là kiểu lây truyền dọc.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con qua bánh nhau diễn ra rất phức tạp và có nhiều điểm chưa rõ bởi cấu trúc cũng như đặc điểm chức năng của bánh rau sẽ thay đổi theo từng thời kỳ tiến triển của thai nghén. Khả năng HIV lây từ mẹ sang con như thế nào qua bánh nhau vẫn còn là ẩn số chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ này sẽ tăng lên nếu như tuổi của bà mẹ mang thai tăng, dù mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã mang thai hay mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây sang con qua bánh nhau vẫn là rất lớn, chiếm khoảng 30%.

2.2. Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong khi sinh

3 thời điểm có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con
Tỷ lệ lây nhiễm sẽ càng tăng lên ở những ca chuyển dạ kéo dài, thai bị xây xước hoặc vỡ ối

Con đường thứ 2 có thể lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là trong quá trình chuyển dạ. Lý giải điều này, giới chuyên môn cho rằng, khi thai nhi đi qua đường sinh dục của mẹ để đi ra ngoài thì sẽ bị tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo và nuốt nước ối (trong máu và dịch âm đạo của mẹ bị nhiễm HIV có chứa virus HIV). Hoặc sự lây truyền xảy ra do sự trao đổi máu của mẹ và thai nhi khi chuyển dạ (các cơn co bóp tử cung có thể bơm máu chứa virus HIV ở mẹ vào hệ thống tuần hoàn của thai nhi và khiến đứa trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ). Theo thống kê thì có khoảng 60% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ trong giai đoạn này.

Tỷ lệ lây nhiễm sẽ càng tăng lên ở những ca chuyển dạ kéo dài, ca đẻ khó hay thai bị xây xước, phần mềm của mẹ bị dập nát, sang chấn.... Thời gian từ lúc vỡ ối đến khi đứa trẻ ra đời càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng lớn. Cứ sau mỗi giờ từ khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tăng thêm khoảng 2%.

Đối với những trường hợp sinh đôi, sinh ba thì nguy cơ lây nhiễm HIV ở những đứa trẻ sinh ra trước thường cao hơn đứa sinh ra sau. Cũng chính vì thế, để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong khi sinh đến mức tối thiểu thì các bác sĩ thường tiến hành rửa âm đạo bằng các chất diệt virus trước khi chuyển dạ.

2.3. Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khi cho con bú?

Mặc dù nồng độ virus HIV có trong sữa mẹ là không cao nhưng khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn là rất lớn nếu như trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.

Virus HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và tấn công vào cơ thể, đặc biệt trong trường hợp đứa trẻ có biểu hiện viêm nhiễm trong khoang miệng thì tỷ lệ lây nhiễm càng cao.

Ngoài ra, nếu vú của người mẹ bị nhiễm HIV bị viêm hay có vết nứt hoặc khi trẻ mọc răng cắn vú mẹ chảy máu thì virus HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ và xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng để gây bệnh. Theo thống kê thì có khoảng 30% số trẻ em bị lây nhiễm HIV từ mẹ trong thời gian cho bú.

3 thời điểm có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con
khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn là rất lớn nếu như trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con?

Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, nếu các trường hợp mẹ bị nhiễm HIV được chăm sóc dự phòng tốt thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ giảm xuống còn 10%, thậm chí chỉ còn 1%. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em bị lây truyền virus HIV sau dự phòng có kết quả âm tính chiếm trên 90%. Chính vì thế, việc trẻ sinh ra có bị lây nhiễm HIV hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị dự phòng ở người mẹ mang thai bị nhiễm virus HIV.

Để dự phòng tốt và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở người mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì người mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc thai sản và theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Khi quá trình chuyển dạ diễn ra, sản phụ cần phải tiếp tục hợp tác tốt với các bác sĩ sản khoa để giúp quá trình sinh nở được thuận lợi và an toàn. Đặc biệt, các bà mẹ cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và điều trị cho trẻ sau sinh để giảm tối đa các nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

XEM THÊM:

  • Mang thai ở phụ nữ HIV/AIDS: Những điều cần biết về xét nghiệm, điều trị
  • 3 con đường lây truyền của virus HIV
  • Thời điểm nào xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất?

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây