1

Sau mãn kinh còn có thể mang thai không?

Nhiều phụ nữ có thắc mắc rằng liệu sau khi mãn kinh thì còn có khả năng sinh sản nữa hay không? Để trả lời câu hỏi thì trước tiên cần phải hiểu về giai đoạn chuyển tiếp này.
Sau mãn kinh còn có thể mang thai không? Sau mãn kinh còn có thể mang thai không?

Nội dung chính của bài viết:

  • Sau khi mãn kinh, phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con nhờ các biện pháp hỗ trợ như liệu pháp hormone thay thế và thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Việc mang thai sau mãn kinh sẽ rất phức tạp và đi kèm rủi ro cao.
  • Nếu có ý định thụ tinh trong ống nghiệm thì hãy đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn cụ thể và cân nhắc thật kỹ. Sau khi thực hiện thì cần được theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ.

Mãn kinh và khả năng sinh sản

Mãn kinh là một phần tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ, thường diễn ra trong khoảng từ 45 đến 55 tuổi do sự suy giảm chức năng buồng trứng và nồng độ estrogen trong cơ thể.

Nhiều phụ nữ có thắc mắc rằng liệu sau khi mãn kinh thì còn có khả năng sinh sản nữa hay không?

Để trả lời câu hỏi thì trước tiên cần phải hiểu về giai đoạn chuyển tiếp này.

Mãn kinh không xảy đến đột ngột mà diễn ra qua cả một quá trình biến đổi kéo dài vài năm. Trong khoảng thời gian này, phụ nữ thường gặp những dấu hiệu, triệu chứng trên cơ thể như bốc hỏa, người mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo,… Và thường thì khi xuất hiện những triệu chứng này, khả năng sinh sản vẫn chưa chấm dứt hẳn và chỉ giảm đi so với trước đây.

Đến khi nào đã qua một năm không có kinh nguyệt thì mới được xác định là chính thức mãn kinh. Khi đã mãn kinh, buồng trứng không tạo ra thêm trứng nữa và phụ nữ sẽ không thể thụ thai một cách tự nhiên.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các giai đoạn mãn kinh, khả năng sinh sản của từng giai đoạn và một giải pháp giúp phụ nữ có thể mang thai sau khi mãn kinh, đó là thụ tinh trong ống nghiệm.

Các giai đoạn mãn kinh

Trong những năm tháng của độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ tạo ra hormone estrogen, progesterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (follicle stimulating hormone - FSH). Vào giữa chu kỳ kinh hàng tháng, LH, FSH và estrogen kết hợp với nhau làm cho buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành để thụ tinh. Đây là quá trình rụng trứng.

Chỉ khi nồng độ các hormone này nằm trong một phạm vi nhất định thì sự rụng trứng mới có thể diễn ra. Nếu sau khi được tách khỏi buồng trứng mà trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh thì LH sẽ kích thích sản sinh hormone progesterone để duy trì lớp niêm mạc tử cung dày nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi cho đến khi chào đời.

>>> Sự khác biệt giữa mãn kinh và tiền mãn kinh

Nồng độ những hormone này sẽ tiếp tục có sự thay đổi trong suốt cuộc đời người phụ nữ, kể cả khi đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh diễn ra theo ba giai đoạn như sau:

Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi sinh sản sang mãn kinh. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tạo ra ít hormone estrogen và progesterone hơn. Mặt khác, mức LH và FSH lại tăng lên do buồng trứng giảm đáp ứng với các hormone này.

Khi nồng độ hormone dao động, phụ nữ sẽ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng như bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm. Chu kỳ kinh nguyệt cũng trở nên bất thường về độ dài và tần suất. Buồng trứng cũng không còn giải phóng trứng đều đặn hàng tháng.

Mặc dù khả năng sinh sản trong giai đoạn tiền mãn kinh không còn cao như trước đây nhưng phụ nữ vẫn có thể thụ thai trong thời gian này. Và nếu không muốn có con thì vẫn cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục trong giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 - 10 năm.

Mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh trở nên thất thường, có những lúc tưởng như kinh nguyệt đã dừng hẳn nhưng đột nhiên sang tháng sau lại thấy xuất hiện. Điều đó có thể xảy ra nhiều lần.

Nhưng khi không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp thì lúc này đã thực sự mãn kinh. Ở hầu hết phụ nữ, mãn kinh thường diễn ra trong độ tuổi từ 40 đến 55, với độ tuổi trung bình là 51.

Khi đã mãn kinh, nồng độ LH và FSH vẫn cao còn nồng độ estrogen và progesterone vẫn ở mức thấp, buồng trứng không còn rụng trứng và do đó, không thể thụ thai được nữa.

Hậu mãn kinh

Hậu mãn kinh là giai đoạn diễn ra ngay sau khi mãn kinh. Lúc này, nồng độ hormone sẽ không bao giờ đạt đến mức thích hợp cho sự rụng trứng và mang thai nữa. Vì thế nên không cần sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản khi quan hệ tình dục.

Thụ tinh trong ống nghiệm sau mãn kinh

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho những trường hợp vô sinh – hiếm muộn và bao gồm cả những trường hợp phụ nữ đã mãn kinh nhưng vẫn muốn có con.

Khi mãn kinh thì buồng trứng đã ngừng hoạt động hoàn toàn và không còn rụng trứng nữa nhưng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp phụ nữ có thể mang thai theo hai cách. Một là sử dụng trứng đã được đông lạnh từ trước của chính người đó và hai là sử dụng trứng của người hiến tặng.

Đôi khi sẽ cần điều trị trước bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT) để chuẩn bị tử cung sẵn sàng cho trứng bám vào và duy trì thai kỳ khỏe mạnh cho đến khi sinh.

Khi so sánh với phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì những phụ nữ mãn kinh dễ có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ sau thụ tinh trong ống nghiệm hơn.

Mức độ khả thi của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể. Do đó, không phải ai cũng phù hợp tiến hành phương pháp này.

Rủi ro khi mang thai sau mãn kinh

Rủi ro khi mang thai sẽ tăng theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì rủi ro càng lớn. Khi mang thai sau 35 tuổi, nguy cơ xảy ra một số vấn đề trong thai kỳ sẽ cao hơn so với những phụ nữ mang thai khi còn trẻ. Những vấn đề này gồm có:

  • Mang đa thai, đặc biệt là những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm. Mang đa thai có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và sinh nở khó khăn.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: bệnh này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Cao huyết áp: những phụ nữ bị cao huyết áp cần được theo dõi cẩn thận và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ trong thời gian mang thai để tránh xảy ra các biến chứng.
  • Nhau tiền đạo: khi gặp vấn đề này thì sẽ cần nghỉ ngơi tối đa, uống thuốc và mổ lấy thai.
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sinh mổ
  • Sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân

Ngoài ra, phụ nữ càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề sức khỏe gây khó khăn cho việc mang thai và sinh nở.

Có thể đảo ngược thời kỳ mãn kinh không?

Cho đến nay thì chưa có cách nào để đảo ngược thời kỳ mãn kinh và khôi phục chức năng sinh sản của phụ nữ nhưng các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nhiều nghiên cứu để có thể thực hiện được điều này.

Một trong các phương pháp đang được nghiên cứu là liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân. Huyết tương giàu tiểu cầu có chứa các yếu tố tăng trưởng, hormone và cytokine.

Những thử nghiệm ban đầu về việc khôi phục hoạt động của buồng trứng ở những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đã cho thấy điều này là có thể nhưng kết quả chỉ được tạm thời. Những nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn đầu và các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành.

Trong một nghiên cứu quy mô nhỏ ở phụ nữ mãn kinh, 11 trong số 27 người tham gia được điều trị bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu đã có lại kinh nguyệt trong vòng 3 tháng. Các nhà nghiên cứu đã có thể thu được trứng trưởng thành từ hai phụ nữ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho một người.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể
Tin liên quan
Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?
Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?

Rất nhiều phụ nữ còn chưa hiểu rõ về những gì có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết. Một số người cho rằng khi đặt loại vòng tránh thai này thì các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh sẽ không còn biểu hiện rõ hoặc vòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này. Liệu có đúng là như thế không?

Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?
Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?

Mặc dù một số nghiên cứu cho kết quả rất hứa hẹn nhưng đậu nành và chất isoflavone vẫn chưa được chính thức chứng minh là có thể điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh.

Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?
Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?

Khi một phụ nữ trải qua 12 tháng không có kinh nguyệt thì sẽ được coi là đang trong giai đoạn mãn kinh. Lúc này, nếu xảy ra hiện tượng ra máu âm đạo thì là điều không bình thường và cần đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng.

Mãn kinh và chứng tiểu không tự chủ
Mãn kinh và chứng tiểu không tự chủ

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ ở vùng chậu. Vì thế mà tiểu không tự chủ thường xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ mang thai, sinh con hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?

Mãn kinh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây