1

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ ở độ tuổi 35 trở lên sẽ gặp nhiều trở ngại khi mang thai và sinh con.
  • Tỷ lệ khả năng sinh sản giảm dần khi độ tuổi càng cao, ngay cả khi có sự can thiệp của các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
  • Phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao hơn khi sinh con với vấn đề về nhiễm sắc thể (bệnh Down,…)
  • Nguy cơ bị các bệnh mạn tính khi mang thai: cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,… cũng cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi.

Tỷ lệ khả năng sinh sản bắt đầu giảm dần ở độ tuổi 30, giảm nhiều hơn ở độ tuổi 35, và giảm sâu ở tuổi 40. Ngay cả khi có các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, phụ nữ vẫn gặp khó khăn thụ thai khi họ lớn tuổi.

Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên hiếm khi có thai được, thậm chí với các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Các chuyên gia hỗ trợ sinh sản thường khuyến cáo nên sử dụng trứng hiến tặng (thụ tinh trong ống nghiệm với trứng được hiến tặng từ phụ nữ trẻ hơn) cho những phụ nữ này vì các ca thụ thai bằng chính trứng của họ rất hiếm.

Phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn khi mang thai khi họ già hơn: Tỷ lệ sảy thai và chửa ngoài tử cung tăng lên đáng kể theo độ tuổi.

Trong khi đó, hiện tại ngày càng nhiều phụ nữ sinh con muộn hơn. Năm 1970, tuổi trung bình của một người lần đầu làm mẹ là khoảng 21 tuổi, nhưng trong năm 2008, tuổi trung bình đã tăng lên 25.
Năm 2008, trong khi số lượng và tỷ lệ sinh giảm ở tất cả các nhóm tuổi khác, thì tỷ lệ mang thai ở phụ nữ 40 tuổi lại tăng khoảng 3% (tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1967), và tỷ lệ đối với phụ nữ từ 45 tuổi trở lên đã tăng 4% .

Đánh giá khả năng nguy cơ vô sinh thường được khuyến cáo cho những phụ nữ đã cố gắng thụ thai trong suốt 12 tháng và lâu hơn mà không được. Nhưng nếu bạn 35 tuổi trở lên, thì đừng đợi đến cả năm. Hãy thực hiện đánh giá sau 6 tháng hoặc sớm hơn nếu bạn nghi ngờ điều gì đó có thể không đúng - như chu kỳ của bạn không thường xuyên, hoặc nếu bạn đã có phẫu thuật tạo hình bụng trước đó.

Một khi đã thụ thai, và qua được nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao hơn khi sinh con với vấn đề về nhiễm sắc thể. Nguy cơ này tăng lên mỗi năm. Ví dụ, nếu bạn có con ở tuổi 25, thì nguy cơ đứa trẻ bị mắc hội chứng Down sẽ vào khoảng 1 trong 1250 trường hợp, theo Viện Y tế Quốc gia. Nhưng nếu ở độ tuổi 40 thì nguy cơ sẽ giảm sâu xuống còn 1 trong 100 trường hợp, nghĩa là cứ 100 trường hợp thì lại có 1 trường hợp bị.

Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 35 trở lên thì bạn sẽ được tư vấn về di truyền. Bác sĩ sản khoa của bạn thường yêu cầu điều này sau khi bạn mang thai, nhưng ngày càng nhiều các cặp vợ chồng đang lựa chọn "tư vấn tiền sản" – như là một cơ hội để lên kế hoạch trước và nhận thông tin trước khi mang thai.

Một bác sĩ di truyền có thể giúp bạn hiểu những rủi ro cụ thể của mình và quyết định xem có xét nghiệm di truyền để sàng lọc hoặc chẩn đoán các vấn đề về nhiễm sắc thể hay các dị tật bẩm sinh khác hay không. Hãy nhớ rằng mọi phụ nữ đều có nguy cơ sinh con có vấn đề, cho dù tuổi tác là bao nhiêu.

Ngay cả sau khi đã mang thai, độ tuổi vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng. Bạn càng lớn tuổi khi mang thai, thì càng có nguy cơ bị bệnh mạn tính, như cao huyết áp hoặc tiểu đường, bệnh này có thể không được chẩn đoán và ảnh hưởng đến thai kỳ.

Bạn cũng có nguy cơ cao phát triển một số biến chứng nhất định trong thời kỳ mang thai - ví dụ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, nhau bong non (nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung) và nhau tiền đạo (nhau thai nằm ở vị trí thấp trong tử cung, một phần hoặc toàn phần bao phủ cổ tử cung).

Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ sinh con nhẹ cân (dưới 2,2kg) hoặc sinh non tăng theo độ tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng cần thuốc kích thích chuyển dạ pitocin hơn trong khi chuyển dạ, và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ đẻ mổ cao hơn đáng kể.

Tất cả những điều đó nghe có vẻ đáng sợ, nhưng các nghiên cứu về dân số không tính đến việc liệu các bà mẹ có chăm sóc bản thân tốt hay không hoặc họ có được chăm sóc trước sinh phù hợp hay không. Hãy chắc chắn bạn làm cả hai, và cơ hội để có con khỏe mạnh của bạn nên tương đương với cơ hội của một phụ nữ trẻ hơn có sức khỏe tốt.

Phụ nữ sinh con từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ thai chết lưu hoặc mẹ tử vong cao hơn (mặc dù tổng số trẻ sơ sinh tử vong và phụ nữ sinh con chết mỗi năm đã giảm đáng kể ở Mỹ trong vài thập kỷ qua). Nguy cơ gia tăng chủ yếu do các vấn đề sức khỏe cơ bản thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Chẩn đoán và điều trị thích hợp sẽ giúp làm giảm nguy cơ cho chính bạn và con bạn.

Nếu bạn đang cân nhắc mang thai, hãy đi khám bác sĩ. Nhà cung cấp của bạn sẽ yêu cầu cung cấp lịch sử y khoa và gia đình chi tiết của cả cha lẫn mẹ tương lai để xác định các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc mang thai của bạn hoặc cơ hội mang thai của bạn. Bạn có thể kiểm soát nhiều nguy cơ mang thai ở tuổi 35 trở lên bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên để chăm sóc thật tốt trước khi sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mang thai
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai

Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  775 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  786 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  904 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể tập luyện vào những ngày dễ thụ thai nhất không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  801 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  938 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây