1

Nhiễm virus Cytomegalo (CMV) khi mang thai

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.
Nhiễm virus Cytomegalo (CMV) khi mang thai Nhiễm virus Cytomegalo (CMV) khi mang thai

Virus Cytomegalo là gì?

Cytomegalovirus (CMV) là một thành viên của họ virus herpes. Đó là loại virut thường xuyên lây truyền qua em bé trong thời kỳ mang thai. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị CMV bẩm sinh đều không có vấn đề gì với tình trạng này. Nhưng một số rất yếu khi sinh ra và có thể mắc một số vấn đề sức khỏe lâu dài. Những trẻ khác có vẻ sức khỏe tốt ngay từ đầu nhưng bị mất thính giác và một vài biến chứng khác do nhiễm trùng sau vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính khoảng 1 trong số 750 trẻ sơ sinh được sinh ra hoặc phát triển khuyết tật do CMV bẩm sinh.

Nguy cơ mẹ truyền virus này sang con nếu mẹ bị nhiễm CMV?

Điều này phụ thuộc vào thời điểm lần đầu tiên bạn bị nhiễm. Ít nhất 50% phụ nữ đã có kháng thể chống CMV trước khi họ mang thai, có nghĩa là họ đã bị nhiễm bệnh trước đó. (Hầu hết những người bị CMV không có triệu chứng, vì vậy có thể bạn sẽ không biết mình đã từng bị nhiễm bệnh hay không).

Giống như các loại virus herpes khác, CMV vẫn không hoạt động trong cơ thể bạn sau khi bạn bị nhiễm trùng đầu tiên. Sau một thời gian, virus có thể hoạt động trở lại, đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương, kết quả là nhiễm CMV tái phát.

May mắn là, nguy cơ lây siêu vi khuẩn sang con bạn trong trường hợp nhiễm trùng tái phát rất thấp (CDC ước tính chỉ khoảng 1%) và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng thậm chí còn thấp hơn. Vì vậy, nếu là rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm bệnh lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, nguy cơ lây siêu vi khuẩn này sang con bạn sẽ cao hơn nhiều. Khoảng 1 đến 4% phụ nữ chưa từng nhiễm trước đây bị nhiễm CMV lần đầu (hoặc nguyên phát) khi mang thai. Trong số những phụ nữ này có khoảng 30 đến 50% nguy cơ đứa trẻ sẽ bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ. Và nguy cơ trẻ sẽ gặp phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng từ virus này cũng cao hơn nhiều.

Em bé có vấn đề sức khỏe nào không nếu bé sinh ra đã bị nhiễm virus CMV?

Khoảng 85 đến 90% trẻ sơ sinh bị CMV bẩm sinh có các tình trạng nhiễm trùng "thầm lặng", có nghĩa là chúng không có triệu chứng khi sinh. Phần lớn những trẻ này tiếp tục khỏe mạnh và không có biến chứng liên quan đến CMV. (Một số những đứa trẻ này - khoảng 5 đến 15% - phát triển các vấn đề sau đó, thường là mất thính giác.)

Khoảng 10 đến 15% trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV trong tử cung có các biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi sinh, như chứng bất thường của hệ thống thần kinh trung ương, hạn chế tăng trưởng, đầu nhỏ bất thường, lá lách to và gan to, vàng da và phát ban do chảy máu dưới da. Một số em bé tử vong. Và đến 90% những trẻ sống sót cuối cùng sẽ gặp phải các vấn đề sức khoẻ lâu dài nghiêm trọng, bao gồm mất thính giác, thị lực, khiếm tật về trí tuệ và các vấn đề thần kinh khác.

Làm sao tôi có thể bị nhiễm CMV?

CMV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh, như nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, dịch âm đạo, máu, nước mắt và sữa mẹ.

Ví dụ, bạn có thể bị nhiễm nếu bạn dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn miệng, hoặc quan hệ tình dục với một người bị bệnh. Bạn cũng có thể bị CMV nếu chạm vào chất dịch bị nhiễm bệnh và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình.

Virus này lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, việc truyền virus sang con bạn có thể xảy ra qua nhau thai. Hoặc một đứa trẻ có thể bị CMV bằng cách tiếp xúc với các chất dịch hoặc máu truyền nhiễm trong khi sinh hoặc sau đó bị nhiễm bệnh qua sữa mẹ.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus trong khi sinh hoặc từ khi được bú sữa mẹ (đặc biệt là những trẻ đủ tháng) phát triển rất ít hoặc không có triệu chứng nào hoặc không có các vấn đề nào sau đó liên quan đến nhiễm trùng. Vì vậy, các bà mẹ bị nhiễm bệnh vẫn có thể sinh thường và trong hầu hết các trường hợp vẫn có thể cho con bú.

Làm sao tôi biết mình bị CMV?

Nếu không thử nghiệm, bạn không thể biết. Hầu hết mọi người không biết liệu họ đã bị nhiễm CMV trong quá khứ hay hiện tại vì nếu không hệ miễn dịch không suy yếu, họ sẽ không có triệu chứng gì cả. Những người có xu hướng có các triệu chứng bắt chước giống như bệnh mononucleosis- sốt, sưng hạch, và đau họng. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và đau đớn.

Có những xét nghiệm máu để kiểm tra CMV, nhưng nhiều phụ nữ mang thai không được thực hiện. (Cả CDC lẫn ACOG đều không khuyên bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên). Nhưng bạn sẽ được kiểm tra trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như nếu một siêu âm cho thấy nghi ngờ có liên quan đến CMV, hoặc bạn có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào nghi ngờ bạn gần đây đã tiếp xúc với CMV.

Trao đổi thực hiện thử nghiệm với bác sĩ nếu bạn dành nhiều thời gian quanh trẻ nhỏ, đặc biệt nếu bạn làm việc tại một trung tâm giữ trẻ ban ngày hoặc nếu con bạn có tham gia ở một trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày. Nhiều trẻ nhỏ bị CMV, và chúng có xu hướng lây nhiễm trong một thời gian khá dài.

Nếu nghi ngờ bị CMV, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ kiểm tra các nguy cơ khi mang thai.

Điều gì sẽ xảy ra nếu phụ nữ bị CMV trong quá trình mang thai?

Nếu các xét nghiệm máu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng gần đây, bạn sẽ được siêu âm kỹ lưỡng để tìm các dị tật liên quan đến CMV ở trẻ đang phát triển hoặc nhau thai. Bạn cũng có thể được chọc ối để xem con bạn có bị CMV hay không, nhưng xét nghiệm này sẽ không cho biết liệu bé có phát triển các vấn đề về sức khoẻ không.

Bà bầu có thể làm gì để tránh bị CMV trong khi mang thai?

Mặc dù không có cách tránh hoàn toàn CMV, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này và một số bệnh truyền nhiễm khác bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên - và luôn luôn rửa sau khi tiếp xúc với tã hoặc nước bọt của đứa trẻ. Rửa bằng xà bông và nước trong 15 đến 20 giây.
  • Đừng hôn trẻ em dưới 6 tuổi vào miệng hoặc má. (Bạn có thể hôn chúng lên đầu hoặc chỉ ôm chúng)
  • Không dùng chung thức ăn, đồ ăn, hoặc uống chung ly với trẻ nhỏ.
  • Nếu bạn không có mối quan hệ một vợ một chồng, thì nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su và tránh quan hệ bằng miệng.
  • Nếu bạn làm việc tại nhà trẻ, hãy tìm hiểu xen liệu có thể thay đổi nhiệm vụ của bạn, vì vậy bạn sẽ ít tiếp xúc trực tiếp hơn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 tới 2,5 tuổi. Nếu điều đó không khả thi, hãy vệ sinh cẩn thận hơn. Ví dụ: sử dụng găng tay cao su dùng một lần khi thay tã và chắc chắn mang chúng đi ngay sau đó và rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Nhiễm HPV khi mang thai
Nhiễm HPV khi mang thai

HPV là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến, thường không gây dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng. Một loại HPV đôi khi gây ra mụn rộp sinh dục, và một loại khác có thể gây đột biến tế bào và có thể chuyển thành ung thư. HPV thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong suốt thai kỳ, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng.

Nhiễm khuẩn Listeria khi mang thai
Nhiễm khuẩn Listeria khi mang thai

Nhiễm vi khuẩn Listeria có trong thực phẩm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi đang phát triển, đặc biệt là nếu bà bầu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng roi âm đạo Trichomonas khi mang thai
Nhiễm trùng roi âm đạo Trichomonas khi mang thai

Trichomonas là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến có liên quan nhiều đến nguy cơ sinh non, vỡ ối non và sinh con nhẹ cân. Các triệu chứng (nếu có) có thể bao gồm tiết dịch âm đạo và kích ứng âm đạo, âm hộ. Nếu bạn có các triệu chứng khó chịu và được chẩn đoán nhiễm trùng roi âm đạo, bạn sẽ được kê thuốc điều trị.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Liệu có bị nhiễm Rubella khi mang thai tám tuần?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  534 lượt xem

Lần đầu mang thai 8 tuần, em đi khám và làm xét nghiệm máu, cho kết quả: IgM âm tính, IgG (dương tính 84.4). Bác sĩ nói em có kháng thể Rubella, nhưng phải theo dõi. Tháng trước em bị ho, viêm họng, không dám uống thuốc, chỉ uống chanh và mật ong, sau một tuần thì khỏi. Sau đó, em không bị sốt hay có hiện tượng bất thường nào. Mong nhận được tư vấn từ bs ạ?

- Liệu em có bị nhiễm Rubella khi mang thai không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  619 lượt xem

Em mang thai được 13 tuần. Vào tuần thứ 12, đi xét nghiệm sàng lọc Rubella lần 1, kết quả IgG: 139.8 IU/ML dương tính, Rubella IgM 1.33 S/CO dương tính. Bác sỹ hẹn 2 tuần nữa xn lại mới xác định được. Với kết quả trên, em có bị nhiễm Rubella khi mang thai không ạ?

Bị nhiễm viêm gan B, có mang thai được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  571 lượt xem

Em đã bỏ thai 2 lần (đều là thai dưới 8 tuần tuổi). Sau khi có kinh lại, em đi khám tại Bv Phụ sản TW, các chỉ số đều bình thường. Em có xét nghiệm Paps, nhưng nhà xa Thủ đô nên chưa quay lại lấy kết quả được. Em còn bị viêm gan B mạn, vừa tái khám về, nhưng bs chỉ khám, xét nghiệm, không kê thuốc. Em cũng vừa tiêm ngừa cúm, thủy đậu, mũi 3 trong 1 sởi, quai bị, rubella. Bs cho hỏi: em đang bị viêm gan B thì có mang thai được không? Em muốn khám tiền sản trước khi mang thai thì phải mang theo những gì ạ?

Nhiễm chlamydia khi mang thai, có tác hại gì cho em bé?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  619 lượt xem

Em mang thai được 7 tuần tuổi thì phát hiện mình bị nhiễm chlamydia. Bác sĩ cho hỏi là trong thời kì mang thai, bệnh này có điều trị hết được không và đặc biệt là có gây tác hại gì cho em bé không ạ?

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2020 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây