1

Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng dưới và khí hư bất thường.
dau bung duoi Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?

Nội dung chính của bài viết

  • Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới và khí hưu thay đổi bất thường, đó là: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung, đau bụng kinh, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm âm đạo.
  • Ngoài ra, bênh viêm vùng chậu, viêm niệu đạo, xuất huyết tử cung bất thường, tiểu không tự chủ hay mang thai ngoài tử cung cũng có thể khiến bạn bị đau bụng dưới và làm khí hư trở nên bất thường.
  • Cần đi khám ngay nếu bị đau bụng dưới dữ dội và kèm theo những triệu chứng như sốt, nôn mửa, đau tức ngực.
  • Vệ sinh cẩn thận và quan hệ tình dục an toàn là những bước rất quan trọng để ngăn ngừa nguyên nhân gây đau bụng dưới và khí hư bất thường.

Giới thiệu

Đau bụng dưới là hiện tượng đau xảy ra ở khu vực bên dưới rốn.

Dịch tiết âm đạo hay khí hư là một hiện tượng hết sức bình thường. Đây là chất dịch mà âm đạo tạo ra để tự làm sạch và duy trì sự cân bằng pH. Tuy nhiên, nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của âm đạo và dẫn đến sự thay đổi bất thường trong khí hư. Khí hư được coi là bất thường khi:

  • có mùi hôi tanh khó chịu
  • đặc, lợn cợn giống như óc đậu
  • có màu sắc khác thường, chẳng hạn như màu trắng xám, vàng hoặc màu xanh lá

Dưới đây là 11 nguyên nhân có thể gây đau bụng dưới và khí hư thay đổi bất thường.

Nguyên nhân

1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn (hay nhiễm khuẩn âm đạo) là bệnh nhiễm trùng ở âm đạo do vi khuẩn gây nên. Cụ thể, trong âm đạo luôn có sự tồn tại cân bằng của vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi có một tác nhân nào đó khiến cho số lượng vi khuẩn có lợi giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế thì sẽ dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn.

2. Nhiễm HPV

Nhiễm HPV (vi-rút u nhú ở người) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền giữa người với người qua quan hệ tình dục và thậm chí cả qua sự tiếp xúc da. Tìm hiểu thêm về nguy cơ nhiễm HPV.

3. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phát sinh từ cổ tử cung.

4. Đau bụng kinh

Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung lại dày lên để chuẩn bị cho thai kỳ. Khi trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra cùng với máu và tạo thành hiện tượng hành kinh. Hiện tượng đau bụng diễn ra từ một vài ngày trước và trong thời gian có kinh nguyệt ra do các cơn co thắt tử cung để đẩy mô niêm mạc ra ngoài. Đây là hiện tượng rất bình thường.

5. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ, thường xảy ra khi các loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục lan từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

6. Nhiễm trichomonas

Nhiễm trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD/STI) rất phổ biến do trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis gây ra.

7. Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo, hay còn được gọi là nấm Candida âm đạo, là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của nấm Candida – một loại nấm men trong âm đạo – gây nên. Các triệu chứng gồm có ngứa ngáy dữ dội, sưng đỏ, nóng rát và đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.

8. Mang thai ngoài tử cung

Trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng được thụ tinh không bám vào và làm tổ ở thành tử cung như bình thường mà lại bám vào những vị trí khác như ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung.

9. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng mà niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể - bị viêm. Tìm hiểu thêm về viêm niệu đạo.

10. Xuất huyết tử cung bất thường

Xuất huyết tử cung bất thường (abnormal uterine bleeding) hay xuất huyết tử cung chức năng (dysfunctional uterine bleeding) là một tình trạng mà gần như tất cả mọi phụ nữ đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đây là hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra ngoài kỳ kinh nguyệt bình thường.

11. Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ hay tiểu són là tình trạng mà nước tiểu được giải phóng ra khỏi bàng quang một cách không tự chủ. Nguyên nhân thường là do cơ thắt niệu đạo bị suy yếu.

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám ngay nếu bị đau bụng dưới dữ dội và kèm theo những triệu chứng như sốt, nôn mửa, đau tức ngực hoặc các triệu chứng dưới đây:

  • Dịch tiết âm đạo có lẫn máu không liên quan đến kỳ kinh nguyệt
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới kéo dài quá 24 tiếng
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Lựa chọn điều trị

Phương pháp điều trị tình trạng đau bụng dưới và dịch tiết âm đạo thay đổi bất thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. Nếu là do viêm vùng chậu hoặc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu là nhiễm nấm âm đạo thì sẽ cần dùng thuốc trị nấm tại chỗ hoặc thuốc trị nấm đường uống.

Với những trường hợp bị nhiễm HPV hoặc ung thư cổ tử cung thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Có thể sẽ cần làm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Ngoài dùng các loại thuốc thì cần kết hợp thêm các biện pháp dưới đây để kiểm soát tình trạng đau bụng dưới và khí hư bất thường:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước để giúp giảm các triệu chứng của các dạng nhiễm trùng (viêm) âm đạo.
  • Mặc đồ lót bằng cotton
  • Chú ý giữ vệ sinh vùng kín mỗi ngày
  • Không thụt rửa
  • Tạm thời ngừng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi vấn đề hoặc không còn các triệu chứng
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, để giảm đau bụng dưới.

Biện pháp ngăn ngừa đau bụng dưới và khí hư bất thường

Vệ sinh cẩn thận mỗi ngày và quan hệ tình dục an toàn là những bước rất quan trọng để ngăn ngừa những nguyên nhân gây đau bụng dưới và khí hư bất thường. Cụ thể, phụ nữ cần:

  • Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Hạn chế căng thẳng một cách tối đa
  • Giữ cho vùng kín sạch sẽ và khô ráo
  • Không thụt rửa vì việc này có thể gây kích ứng mô nhạy cảm của âm đạo, làm đảo lộn hệ vi sinh vật và mất sự cân bằng pH
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh
  • Thay băng vệ sinh hay tampon thường xuyên vào kỳ kinh nguyệt
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm cho vùng kín, chẳng hạn như xịt khử mùi
  • Không mặc quần chật

Ngoài ra, cần duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân, khí hư
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây ngứa ngáy ở âm vật?
Nguyên nhân nào gây ngứa ngáy ở âm vật?

Thỉnh thoảng bị ngứa ở âm vật là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không phải điều đáng lo ngại.

Nguyên nhân nào gây khô âm đạo?
Nguyên nhân nào gây khô âm đạo?

Nguyên nhân gây khô âm đạo là tình trạng gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều phụ nữ. Tình trạng này có thể là do nhiều lý do khác nhau gây nên.

Ngứa Vùng Kín Xuất Hiện Do Những Nguyên Nhân Nào?
Ngứa Vùng Kín Xuất Hiện Do Những Nguyên Nhân Nào?

Ngứa vùng kín là vấn đề khó chịu đối với nhiều chị, em. Đôi khi nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Vậy những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguyên Nhân Nào Gây Nóng Rát Vùng Kín?
Nguyên Nhân Nào Gây Nóng Rát Vùng Kín?

Nguyên nhân gây nóng rát vùng kín ở chị em như thế nào. Nếu tình trạng này liên tục tiếp diễn vf kèm những triệu chứng khác thì ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân nào gây đau âm hộ trong kỳ kinh nguyệt?
Nguyên nhân nào gây đau âm hộ trong kỳ kinh nguyệt?

Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau nhức ở âm hộ là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây