1

Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.
Mang thai ở độ tuổi 40 Mang thai ở độ tuổi 40

Nội dung chính bài viết:

  • Ở độ tuổi 40, tài chính, sự nghiệp và kinh nghiệm sống là những điều kiện thuận lợi cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất ở độ tuổi này là khó thụ thai và mất nhiều thời gian hơn để mang thai thành công, do chất lượng trứng và tinh trùng đều suy giảm.
  • Từ tuổi 43 trở đi, cơ hội mang thai bằng chính trứng của bản thân thực sự rất mong manh.
  • Tỷ lệ sảy thai, nguy cơ biến chứng thai kỳ và tỷ lệ các vấn đề di truyền cũng tăng khi độ tuổi cao hơn.
  • Sau 40 tuổi, tìm chuyên gia và thăm khám tiền sản càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ trên 40 tuổi có thai thì một số sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản và một số thì không. Và cũng có những lợi ích khi chờ để tự có con – cho cả bạn và con của bạn.

Mang thai ở mọi lứa tuổi đều có những thuận lợi và bất lợi. Chúng tôi đã kiểm tra với các chuyên gia hỗ trợ sinh sản, các chuyên gia tư vấn tài chính, các chuyên gia về mối quan hệ, và những bà mẹ 40 tuổi để có được một bức tranh thực tế về những gì giống như mong muốn có con ở tuổi 40.

Ưu điểm của việc sinh con muộn ở tuổi 40

Có một số lợi ích khi trở thành cha mẹ ở độ tuổi lớn hơn.

  • Bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Có lẽ lợi thế lớn nhất của việc chờ đợi để có con là bạn đã có thời gian để phát triển và để nhìn nhận thế giới. Có lẽ bạn sẽ an tâm về tài chính và thoải mái hơn trong sự nghiệp của mình. Có thể bạn và bạn tình của mình đã có cơ hội hiểu biết nhau trong nhiều trường hợp khác nhau và đó có thể là một nền tảng vững chắc để duy trì, nuôi lớn một gia đình.
  • Bạn khôn ngoan hơn. Có một số bằng chứng cho thấy các bà mẹ lớn tuổi nhìn chung được giáo dục tốt hơn các bà mẹ trẻ và có những quyết định khôn ngoan hơn về việc làm cha mẹ. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, họ cũng có thể cho con bú sữa mẹ và lựa chọn dinh dưỡng cho trẻ em, chẳng hạn như lựa chọn cả trái cây chứ không phải đồ ngọt hoặc đồ uống có đường.
  • Bạn đảm bảo về mặt tài chính hơn. Chờ đợi để có con cũng có những lợi ích về tài chính. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy thu nhập của một người phụ nữ tăng 9% trong mỗi năm cô ấy trì hoãn việc có con.

Susan Heitler, nhà trị liệu về gia đình và hôn nhân ở Denver, Colorado, tin rằng thời điểm tốt nhất để có con là từ 20 đến 30 tuổi, nhưng bà cũng thấy lợi ích cho các cặp vợ chồng đang chờ đợi: "Cha mẹ ở độ tuổi 40 thường tập trung hơn vào con cái của họ so với các bậc cha mẹ trẻ hơn. Họ đã có thời gian để đi du lịch và có nhiều kinh nghiệm trước khi có con, họ có ít áp lực về tài chính”.

Nicole Rogers, mẹ của 5 đứa con và là giám đốc kinh doanh của Marriott tại San Francisco, nói rằng ở độ tuổi 41, cô ấy có ít năng lượng hơn trước đó, nhưng mặt khác cô ấy lại là một bậc cha mẹ khôn ngoan và kiên nhẫn hơn.

"Ở những năm 20 và 30 của bạn, bạn có xu hướng gây quá nhiều áp lực lên bản thân mình với tư cách là cha mẹ. Ví dụ, nếu bạn không có thời gian để mua một món quà trước bữa tiệc sinh nhật, bạn sẽ mệt mỏi nó. Nhưng khi là một người cha/mẹ lớn tuổi hơn, tôi thấy mọi thứ không gây phiền phức nhiều cho tôi.

Về mặt thực tế, khi bạn là một người mẹ độc thân ở tuổi 20 và bạn đi làm muộn, bạn có thể mất việc của mình, có nghĩa là bạn không thể trả tiền thuê nhà. Nhưng bây giờ tôi có việc làm và ổn định tài chính. Tôi thoải mái hơn nhiều."

Những trở ngại khi mang thai ở độ tuổi 40

Việc trì hoãn làm cha mẹ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng:

  • Bạn có thể gặp khó khăn khi mang thai. Nhược điểm lớn nhất của việc mang thai khi ở tuổi 40 là: bạn khó có thể mang thai hơn và bạn sẽ phải chờ lâu hơn để thụ thai thành công. Đó là vì nguồn trứng của bạn giảm đáng kể theo độ tuổi, và trứng lớn hơn có nhiều khả năng có vấn đề về nhiễm sắc thể, làm tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh.

Julia Johnson, chuyên gia vô sinh hiếm muộn, Giám đốc bộ phận sản phụ khoa tại UMass Memorial Center, nói: "Có sự sụt giảm khả năng sinh đẻ ở độ tuổi 40. Khả năng mang thai của bạn ở tuổi 41 tốt hơn nhiều so với ở tuổi 43." Một nghiên cứu trên tạp chí y học Sự sinh sản và vô sinh cũng đã đồng ý, khẳng định quan điểm của Johnson. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ 40 tuổi được điều trị vô sinh có 25% cơ hội thụ thai sử dụng trứng của mình. Nhưng đến tuổi 43, con số này đã giảm xuống còn 10%, và đến năm 44, con số này đã giảm xuống còn 1,6%. Trong số phụ nữ có thai, tỷ lệ sảy thai là 24% đối với người 40 tuổi, 38% đối với người 43 tuổi, và 54% đối với người 44 tuổi.

Chuyên gia dinh dưỡng James Goldfarb nói rằng trong suốt 30 năm làm việc, ông chưa bao giờ nhìn thấy một phụ nữ có thai bằng trứng của mình sau tuổi 46. "Nó giống như mua một tấm vé số", ông nói. “Đúng là có ai đó thắng 1 lần sau rất nhiều lần mua, nhưng bạn không nên mua nó”.

Việc sử dụng trứng hiến tặng giúp tăng đáng kể tỷ lệ thụ thai, và theo Goldfarb, đó là cách mà hầu hết các bà mẹ lớn tuổi làm việc đó - cho dù họ có thừa nhận hay không. “Sự thật mà họ không muốn chia sẻ cởi mở vì điều này thực sự nhạy cảm đối với người hiến chứng. Mỗi tháng chúng tôi nhận được ít nhất một bệnh nhân đến với hi vọng sai lầm rằng cô ấy có thể mang thai bằng cách sử dụng trứng của chính cô ấy”.

  • Bạn có nhiều khả năng có một thai kỳ khó khăn. Các biến chứng trong thời kỳ mang thai là một vấn đề khác. Ở tuổi 40, bạn có nhiều khả năng phát triển các vấn đề như cao huyết ápbệnh tiểu đường khi mang bầu cũng như các vấn đề về nhau thai và các biến chứng khi sinh.
  • Bạn có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cao hơn. Phụ nữ trên 40 tuổi có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hoặc thai non tháng. Tỷ lệ sinh non cũng cao hơn, và các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ các bà mẹ lớn tuổi có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và huyết áp cao (mặc dù bằng chứng ít ỏi).
  • Tinh trùng của chồng bạn cũng già hơn. Đừng quên bạn tình của bạn: Mặc dù nam giới có khả năng sinh con ở độ tuổi 60 và thậm chí 70 tuổi, nhưng chất lượng tinh trùng sẽ xấu dần theo tuổi tác. Tinh trùng của đàn ông lớn tuổi có tỷ lệ khuyết tật di truyền cao hơn tinh trùng của đàn ông trẻ hơn. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã gợi ý mối liên hệ giữa tuổi của cha và các bệnh liên quan đến di truyền như hội chứng Down, tâm thần phân liệt và rối loạn tự kỷ ở con.
  • Bạn có thể gặp vấn đề về tài chính của bạn. Một điều nữa cần ghi nhớ: việc chờ đợi rồi mới sinh con có những lợi ích về tài chính, nhưng cũng có thể có các khoản nợ. Marnie Azner, một nhà lập kế hoạch tài chính ở Morris Plains, New Jersey, nói: "Nếu bạn chờ đợi, bạn sẽ phải tiếp tục làm việc ở độ tuổi lớn hơn. Bạn sẽ vẫn có những trách nhiệm về tài chính tại thời điểm khi nhiều người bạn của bạn bắt đầu nghỉ hưu. Nếu bạn không dành tiền cho việc nghỉ hưu từ bây giờ thì sẽ rất khó để làm như vậy sau khi có con. Những thứ khác sẽ trở nên đắt đỏ hơn, như bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chi phí mang thai, chi phí điều trị sinh đẻ có thể thực sự tốn kém".

Cơ hội có thai ở độ tuổi 40

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, gần một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi có vấn đề sinh đẻ.

Bạn có khoảng 5% cơ hội thụ thai trong một chu kỳ rụng trứng, theo chuyên gia hàng đầu về khả năng sinh sản, Sherman Silber, Giám đốc Trung tâm Vô sinh của St. Louis tại Bệnh viện St Luke ở Missouri và là tác giả của 4 cuốn sách bán chạy nhất, bao gồm cuốn cách để mang thai.

Ở tuổi 40, cơ hội có thai của bạn trong vòng một năm là khoảng 40 đến 50%, so với một phụ nữ ở độ tuổi 30, có cơ hội 70%. Ở tuổi 43, cơ hội có thai của phụ nữ giảm xuống còn 1 hoặc 2%.

Tại sao lại giảm mạnh? Silber nói rằng đó là tất cả là do trứng. Khi bạn đạt đến độ tuổi dậy thì, số trứng của bạn từ 300.000 đến 500.000 quả, và sau đó bạn sẽ mất khoảng 13.000 quả trứng mỗi năm. Trong những năm qua, sự sụt giảm nguồn cung cấp trứng này chắc chắn sẽ khiến bạn với chỉ còn khoảng 25.000 quả trứng vào lúc 37 tuổi - độ tuổi cũng trùng hợp với sự sụt giảm khả năng sinh sản.

Đến tuổi 43, bạn đang thực sự ở giai đoạn cung cấp trứng cuối cùng, và cơ hội mang thai là rất mong manh.

Tỷ lệ sẩy thai bắt đầu tăng vọt ở đột tuổi 40. Ở tuổi này, tỷ lệ sảy thai là 34% và tăng lên 53% ở độ tuổi 45. Nguy cơ biến chứng khi mang thai, như huyết áp cao và đái tháo đường thai kỳ, tăng sau 35 tuổi và tiếp tục tăng ở tuổi 40.

Tỷ lệ các vấn đề di truyền cũng tăng khi bạn cao tuổi hơn: Ở tuổi 40, cơ hội sinh con mắc hội chứng Down có tỉ lệ 1 trong 100 trường hợp; ở tuổi 45 thì cứ 30 trường hợp lại có một trẻ mắc. Vì nguy cơ mắc các vấn đề di truyền gia tăng theo độ tuổi, nên chuyên gia thường khuyên phụ nữ ở độ tuổi 40 thực hiện xét nghiệm chi tiết về bào thai như phân tích ADN tự do của thai nhi tách từ huyết thanh máu mẹ, siêu âm chuyên sâu, chọc ối, hoặc sinh thiết gai nhau.

Các bà mẹ trên 40 tuổi cũng có gần 50% nguy cơ phải sinh mổ do các biến chứng khi sinh. Các trường hợp trẻ sinh nhẹ cân và sinh non cũng cao hơn.

Một vấn đề rất tích cực của bạn: Với các công nghệ hỗ trợ sinh sản mới như hiện nay, chẳng có thời điểm nào tốt hơn thời điểm này trong lịch sử để quyết định sinh con khi mẹ lớn tuổi. Mặc dù tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công giảm đáng kể khi phụ nữ sử dụng trứng của mình sau tuổi 35, nhưng cơ hội thành công bằng cách sử dụng trứng hiến tặng vẫn còn cao với tỷ lệ mang thai khoảng 50% đối với phụ nữ cuối những năm 40 tuổi.

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 40, những người sử dụng trứng của một phụ nữ ở độ tuổi 20 hoặc 30 nguy cơ sẩy thai và các vấn đề về nhiễm sắc thể tương ứng với tuổi của người hiến trứng.

Làm thế nào để mang thai sau 40

Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất có một thai kỳ bình thường và một đứa trẻ khỏe mạnh, hãy xem xét một số bước quan trọng trước khi cố gắng thụ thai. Đọc những lời khuyên này để giúp bạn chuẩn bị cho thai kỳ.

Nếu bạn ở tuổi 40, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia về sinh sản nếu bạn không mang thai sau khi quan hệ tình dục (khoảng 2 hoặc 3 lần một tuần) trong vòng 6 tháng.

Những người khác khuyên bạn nên gặp bác sĩ ngay - đặc biệt nếu có những lý do cụ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc mang thai, như các chu kỳ không đều hoặc bị mất chu kỳ, gặp khó khăn khi rụng trứng hoặc có các vấn đề về tinh trùng của bạn đời.

Hầu hết các chuyên gia bắt đầu bằng cách thực hiện các xét nghiệm để xác định xem có vấn đề gì với cách thức hoạt động của buồng trứng của bạn hay không. Sau đó, họ sẽ kiểm tra các vấn đề với ống dẫn trứng hoặc tinh trùng của bạn đời bạn.

Nếu không có vấn đề gì thì khả năng vô sinh của bạn có thể là do độ tuổi cũng như chất lượng trứng đang giảm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các lựa chọn tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mang thai
Tin liên quan
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  909 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  944 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trà xanh có hỗ trợ mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  900 lượt xem

- Tôi nghe nhiều người nói uống trà xanh hàng ngày có thể giúp phụ nữ dễ mang thai hơn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1724 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1157 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây