1

Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung

Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung Mang thai nguy cơ cao: đối phó với các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm bổ sung

Ngoài việc lo lắng xem mọi thứ có ổn không thường sẽ có những tâm tư tình cảm liêm quan, như: Bạn sẽ nói gì với ông chủ? Có thể tìm nơi chăm trẻ ở đâu? Bạn sẽ giải đáp những vần đề từ các con như nào? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giải quyết những thắc mắc này cũng như các thách thức khác.

Vấn đề: Ông chủ sẽ không cho phép tôi bỏ nhỡ công việc để đi thăm khám thai.

Giải pháp: Trước khi nói chuyện với ông chủ hãy tìm hiểu về các quyền lợi của bạn. Các luật liên bang chính về bảo vệ phụ nữ mang thai và cho con bú tại nơi làm việc.

Trong một số trường hợp nhà tuyển dụng có thể được yêu cầu cung cấp cho bạn một lịch trình làm việc linh hoạt để có thể đến các cuộc hẹn thăm khám trước sinh hoặc cho phép bạn làm việc ở nhà nếu bạn được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi trên giường.

Một khi đã biết các quyền của mình, hãy trao đổi với ông chủ với thái độ hợp tác và cho họ biết biết bạn cần những gì (trong trường hợp này việc có một lá thư từ bác sĩ có thể giúp ích cho bạn). Nếu bạn liên tục khôn được đáp ứng yêu cầu thì có thể bạn sẽ muốn tìm đến cách giải quyết bằng pháp lý.

Vấn đề: Các đồng nghiệp của tôi bực bội với tôi vì nghỉ làm quá nhiều. Họ thấy tôi đi làm muộn, rời đi sớm và nghỉ trưa lâu, nhưng họ không biết rằng tôi đang làm điều này để đến các buổi hẹn với bác sĩ.

Giải pháp: Như với bất kỳ loại khuyết tật hoặc thách thức về thể chất nào khác, việc giải thích với đồng nghiệp của bạn có thể sẽ rất hữu ích để có được sự thấu hiểu và hỗ trợ. Giải thích tình trạng của bạn và cân nhắc việc tâm sự với các đồng nghiệp đáng tin cậy về những cuộc đấu tranh hàng ngày của bạn. Mọi người thường có khuynh hướng đồng cảm nếu họ nhận thức được tình huống của bạn. Bạn cũng nên nói với các đồng nghiệp của bạn rằng bạn nhận ra rằng hẳn là rất khó khăn với họ khi thấy bạn đến và đi trong khi họ không có sự linh hoạt như vậy.

Vấn đề: Tôi không thể theo kịp với khối lượng công việc vì tôi phải dành nhiều thời gian tại phòng khám bác sĩ.

Giải pháp: Nếu mang thai có nguy cơ cao có nghĩa là bạn không thể theo kịp tốc độ làm việc bình thường, hãy nói chuyện với sếp của bạn để tìm ra cách điều chỉnh. Nếu bạn được bảo hiểm theo Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA), sếp của bạn phải đưa ra “sự sắp xếp hợp lý”. Nếu bạn tự làm chủ, hãy xem xét để cho khách hàng của bạn biết bạn tạm thời cần thay đổi.

Vấn đề: Tôi không thể lúc nào cũng lên kế hoạch cho các cuộc hẹn khám sức khoẻ vào những thời điểm thuận lợi và tôi không sử dụng dịch vụ giữ trẻ thường xuyên. Tôi có thể làm gì?

Giải pháp: Liên lạc với gia đình hoặc bạn bè trước đây từng đề nghị giúp đỡ. Sử dụng một tài nguyên trực tuyến như Lotsa Helping Hands để xây dựng mạng lưới hỗ trợ của bạn và tạo điều kiện để bạn bè và gia đình bạn dễ dàng tham gia hơn. Nếu bạn không có vòng hỗ trợ rộng rãi của địa phương, hãy kiểm tra các dịch vụ chăm sóc trẻ ở nhà thờ hoặc giáo hội của bạn, hoặc tham gia một nhóm mẫu giáo hoặc thời gian kể chuyện tại thư viện địa phương. Nhiều bậc cha mẹ vui vẻ giúp đỡ những người khác có con nhỏ khi có nhu cầu cấp thiết.

Vấn đề: Con tôi nhận thấy tôi bị căng thẳng vì có rất nhiều cuộc hẹn khám sức khoẻ. Làm thế nào để tôi nói chuyện với con bé về tình trạng của tôi mà không làm nó sợ?

Giải pháp: Câu trả lời của bạn phụ thuộc vào tuổi của con bạn. Trẻ nhỏ không thể hiểu chi tiết về y tế, vì vậy hãy khiến cho lời giải thích của bạn càng đơn giản càng tốt. Hãy trấn an trẻ rằng bác sĩ đang chăm sóc tốt cho bạn. Nếu con bạn ở độ tuổi đi học, bạn có thể giải thích chi tiết hơn một chút - như bạn cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem lượng đường trong máu của bạn có bình thường hay không. Giải thích rằng tất cả những cuộc hẹn này là cần thiết để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp.

Những gì bạn nói cũng có thể là vấn đề thời gian: Ví dụ, nếu bạn có nguy cơ sảy thai cao, hãy đợi đến tam cá nguyệt thứ hai rồi mới cho con bạn biết bạn đang mang thai. Đó là khi nguy cơ sảy thai giảm đáng kể. Nếu bạn vẫn không chắc chắn nên nói gì, hãy hỏi bác sĩ hoặc giáo viên của con bạn để được tư vấn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mang thai nguy co cao
Tin liên quan
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Khi mang thai, tôi tiếc cuộc sống cũ của mình!
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Khi mang thai, tôi tiếc cuộc sống cũ của mình!

"Tôi cảm thấy như mình đã mất đi con người cũ của mình, mất đi cuộc sống cũ của tôi - như tôi đã chết." - Một bà bầu bị trầm cảm thai kỳ chia sẻ!

Axit folic: Tại sao cần bổ sung trước và trong khi mang thai?
Axit folic: Tại sao cần bổ sung trước và trong khi mang thai?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo.

Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.

Tham gia lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai
Tham gia lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai

Tham gia một lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai có an toàn hay không, tùy thuộc vào việc đây có phải là hoạt động mới đối với bạn không. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể đưa ra quyết định chính xác cho bản thân!

Cần bổ sung bao nhiêu axit folic khi mang thai?
Cần bổ sung bao nhiêu axit folic khi mang thai?

Bổ sung axit folic là điều đặc biệt quan trọng cả trước và trong thời gian mang thai. Axit folic giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai 23 tuần huyết áp 135 có nguy cơ ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  823 lượt xem

Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?

Mang thai 15 tuần nên ăn uống bổ sung gì để tốt cho bé, uống sữa bà bầu toàn bị nôn
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1179 lượt xem

Các bác sĩ cho e hỏi với ạ em mang thai 15w nên ăn uống bổ sung những gì để tốt cho bé ạ, sữa bầu thì em uống không hợp nên cứ nôn khi vừa uống vào, đây là lần đầu tiên em mang thai nên e không có nhiều kinh nghiệm ăn uống hay chăm sóc để bé phát triển tốt ạ

Bổ sung vitamin thế nào trước khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  398 lượt xem

Em muốn bổ sung các vitamin cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch sinh em bé của mình. Em đang phân vân giữa elevit và vital pregen, không biết nên dùng loại nào ạ?

Mang thai 7 tuần, có nên bổ sung thêm acid folic?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  933 lượt xem

Em mang thai 7 tuần, đi siêu âm có phôi thai sống trong tử cung. Trong buồng trứng, có một u bên phải, kich thước là 100*69*85. Với u buồng trứng như vậy, liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ? Đơn thuốc bs kê gồm: Sắt Hydroxit polymaltose ( fogyma) - Progesteron 200 - viên nang moller’s dobbel. Xem thành phần thuốc, em không thấy có axit floric. Vậy, em có cần bổ sung thêm axit floric không?

Uống thuốc viêm xoang trước khi mang thai có nguy hiểm?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  664 lượt xem

Đầu tháng trước, em bị viêm xoang nên đã uống thuốc: menison 16mg, loratadin (erolim 10mg), trimoxtal 875mg/125mg, ambroxol (ambron 30mg) khoảng 05 ngày. Cuối tháng này, em vừa đi khám thì bs mới cho biết là có túi thai trong lòng tử cung GS=6mm, hẹn 2 tuần sau tái khám xem đã có tim và phôi chưa - Em lo lắm, chẳng biết phải làm gì bây giờ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây