1

Nâng Mũi

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là phẫu thuật giúp tạo hình thẩm mỹ dáng mũi. Cắt mí và nâng mũi là 2 kỹ thuật thẩm mỹ vùng mặt phổ biến và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Một chiếc mũi đẹp ngoài yếu tố hài hòa với tổng thể khuôn mặt thì sẽ có cấu trúc như sau:

  • Sống mũi cao, không bị gồ, không lệch vẹo
  • Đầu mũi tròn đầy, không bị hếch (không bị hở lỗ mũi)
  • Cánh mũi thon gọn, không to bè

Mũi người Châu Á thường có đặc điểm sống mũi thấp, đầu mũi tẹt hoặc hếch, cánh mũi bè rộng. Chính vì thế thẩm mỹ mũi thông thường sẽ tập trung vào chỉnh sửa 3 bộ phận của mũi bao gồm: sống mũi, đầu mũicánh mũi.

Chỉnh sửa và tạo hình sống mũi

Các vấn đề có thể gặp phải ở sống mũi bao gồm: sống mũi thấp, tẹt, lệch vẹo và bị gồ

Sống mũi thấp, tẹt

Với trường hợp sống mũi chỉ bị thấp tẹt đơn thuần, để chỉnh sửa bác sĩ chỉ cần đặt đặt vật liệu nhân tạo (sụn nhân tạo) hoặc vật liệu tự thân (sụn tự thân) vào để nâng cao phần sống mũi. Những vật liệu này sẽ được bác sĩ gọt dũa trong quá trình phẫu thuật để phù hợp với cấu trúc sống mũi và tạo độ cao theo ý muốn.

Vật liệu nhân tạo được dùng phổ biến nhất là Silicone và Goretex. Vật liệu tự thân duy nhất phù hợp để sử dụng cho phần sống mũi đó là sụn sườn, tuy nhiên sụn sườn có đặc tính cong vênh, do đó quy trình nâng sống mũi bằng sụn sườn khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có óc phán đoán cũng như kinh nghiệm chuyên môn sâu. Do đó, thông thường người ta sẽ dùng sụn sườn để nâng sống mũi trong các trường hợp chỉnh sửa sau biến chứng hoặc phẫu thuật nâng mũi lần 2.

Sống mũi lệch, vẹo

Với trường hợp sống mũi bị lệch, vẹo thì ngoài nâng cao sống mũi, bác sĩ còn cần phải thao tác để dựng thẳng lại sống mũi. Sống mũi có thể bị lệch ở tháp xương chính mũi, ở sụn cánh mũi hoặc là ở vách ngăn mũi. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ có các thao tác riêng để dựng thẳng lại các cấu trúc này.

Sau khi dựng thẳng sống mũi, nếu cần nâng cao, bác sĩ sẽ tiếp tục đặt vật liệu độn để đẩy cao sống mũi.

(Đọc thêm: Phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch, vẹo)

Sống mũi gồ

Sống mũi có thể bị gồ ở phần xương hoặc sụn cánh mũi. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, tức là do hình thái xương tạo thành lúc nhỏ hoặc do tai nạn, chấn thương nặng khiến phần tiếp nối của xương chính mũi và sụn mũi trên không ăn khớp liên tục nên tạo ra điểm gồ, cong lượn. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ phải mài hoặc cắt bỏ bướu gồ và chỉnh hình các cấu trúc xương và sụn mũi sao cho cân đối hoàn toàn, sau đó nếu cần thì có thể đặt thêm vật liệu độn để nâng cao sống mũi.

thanh silicone truoc got dua
Những thanh silicone trước khi được gọt dũa cho phù hợp với từng dáng mũi
thanh silicone nang mui duc san
Một số thanh silicone đúc sẵn (bác sĩ có thể gọt dũa thêm trong khi phẫu thuật)
sun gore tex nang mui
Vật liệu Gore-tex
dat thanh silicon vao song mui
Bác sĩ ướm thử vật liệu sụn nhân tạo
bac si got dua sun nhan tao
Bác sĩ gọt dũa sụn nhân tạo cho vừa với cấu trúc mũi

Chỉnh sửa và tạo hình đầu mũi

Đầu mũi của bệnh nhân có thể bị thấp, tẹt, ngắn hoặc hếch. Mục tiêu của tạo hình đầu mũi sẽ là nâng cao và kéo dài đầu mũi cho phù hợp với chiều cao sống mũi. Để kéo dài đầu mũi bác sĩ sẽ dùng các miếng ghép từ sụn sườn hoặc sụn vách ngăn để đặt vào đuôi vách ngăn, giúp kéo dài vách ngăn, sau đó dịch chuyển sụn cánh mũi dưới về phía trước để cố định vào vị trí đuôi vách ngăn mới nhằm kéo dài đầu mũi.

Để nâng cao đầu mũi, bác sĩ có thể sử dụng sụn tai, với đặc tính cong và mềm mại, để gọt dũa miếng sụn này tạo hình tròn và đặt vào phần chóp mũi. Nếu muốn bật cao đầu mũi hơn nữa, bác sĩ sẽ lấy sụn vách ngăn hoặc sụn sườn và dựng trụ mũi. Phẫu thuật lấy sụn sườn cần gây mê và làm kéo dài thời gian cuộc mổ. Tuy nhiên, sụn tự thân là vật liệu tốt nhất và an toàn nhất để tạo hình đầu mũi. Các vật liệu nhân tạo cũng có thể được sử dụng, nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, và biến dạng đầu mũi cao hơn.

Hiện nay, phương pháp tạo hình đầu mũi tốt nhất là: Nâng mũi cấu trúc sụn sườn tự thân. Trong đó bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo để nâng sống mũi và dùng vật liệu tự thân là sụn sườn và sụn tai để tạo hình đầu mũi.

vi tri lay sun suon
Vị trí lấy sụn sườn
mieng sun suon
Miếng sụn sườn thu lấy được
sun vach ngan 1
Vị trí sụn vách ngăn
vi tri mieng sun vach ngan thu lay duoc
Vị trí lấy sụn vách ngăn và miếng sụn vách ngăn sau khi thu lấy được
vi tri lay sun tai 1
Vị trí lấy sụn tai
thu lay sun tai
Quá trình thu lấy sụn tai và miếng sụn tai sau khi lấy được

Chỉnh sửa và tạo hình cánh mũi

Cánh mũi có thể bị sa xệ, to bè không cân đối với tổng thể và khiến cho hai bên lỗ mũi có hình dạng không đẹp. Để khắc phục tình trạng này, thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình phẫu thuật thu gọn cánh mũi, qua đó giúp thay đổi chiều rộng, độ loe và độ sa xệ của cánh mũi cũng như kích cỡ, hình dạng lỗ mũi.

Phẫu thuật chỉnh chỉnh, thu gọn cánh mũi thực chất là quy trình cắt bỏ mô da ở vùng cánh mũi và sẽ có nhiều kỹ thuật cắt da khác nhau, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật phù hợp. Sau đó khéo léo khâu đóng và giấu kín đường khâu trong rãnh mũi để hạn chế lộ sẹo về sau.

4hinh 8 4
Các kỹ thuật cắt mô thu gọn cánh mũi

Quy trình này mặc dù hoàn toàn có thể thực hiện một cách riêng biệt, nhưng nếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến hình dạng sống mũi và đầu mũi. Thu gọn cánh mũi có thể sẽ khiến sống mũi và đầu mũi trông to hơn. Ngược lại nếu nâng sống mũi và tăng độ nhô đầu mũi thì có thể khiến cánh mũi trông thon gọn hơn. Do đó thường thì bệnh nhân sẽ tạo hình sống mũi và đầu mũi trước rồi mới đánh giá để chỉnh sửa cánh mũi và quy trình này sẽ được thực hiện như một thủ tục cuối cùng trong chuỗi các thủ tục tạo hình mũi.

Hiện nay có 2 trường phái thẩm mỹ mũi: Nâng mũi cao tây ( nâng rất cao) và nâng mũi tự nhiên (độ cao vừa phải, trông tự nhiên). Về mặt kỹ thuật thì không có gì khác nhau, muốn cao tây thì bác sĩ sẽ chọn thanh sụn nhân tạo dày hơn, ngược lại nếu muốn giảm độ cao thì bác sĩ sẽ gọt mỏng vật liệu. Tuy nhiên về lâu dài thì nâng mũi độ cao tự nhiên sẽ an toàn và duy trì được kết quả bền vững hơn. Bởi vì khi nâng mũi quá cao tây thì vùng da mũi phía trên vật liệu sẽ bị kéo căng quá mức, trở nên mỏng dần theo thời gian. Kết quả là đến một lúc nào đó sẽ bị lộ sống hoặc bóng đỏ sống mũi.

Nâng mũi giá bao nhiêu?

Tùy theo phương pháp nâng mũi, nhu cầu chỉnh sửa mà nâng mũi sẽ có giá khác nhau. Nâng mũi có giá từ 7 triệu đến hàng trăm triệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mũi sửa lần đầu (mũi nguyên bản) hay sửa lại mũi (mũi sửa lại sẽ khó khăn & phức tạp hơn nên chi phí có thể sẽ cao hơn)
  • Dáng mũi trước phẫu thuật của bạn như thế nào? (dễ hay khó thực hiện)
  • Mũi có khiếm khuyết gì không? (mũi gồ, hếch, sóng mũi thấp, đầu mũi to, cánh mũi to bè ...)
  • Yêu cầu chỉnh sửa của bạn
  • Phương pháp nâng mũi và vật liệu nâng mũi được sử dụng
  • Tay nghề của bác sĩ thực hiện (bạn có thể đánh giá qua các sản phẩm mà bác sĩ đã thực hiện)

Đọc thêm: Bảng giá nâng mũi và trợ giá nâng mũi tại các bệnh viện, thẩm mỹ viện uy tín

Biến chứng

Các biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Tìm hiểu thêm về:

Tổng số điểm của bài viết là: 72 trong 15 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Có phải tôi bị hoại tử do tăng áp lực lên mô mũi không?
Có phải tôi bị hoại tử do tăng áp lực lên mô mũi không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2192 lượt xem

6 năm trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, khoảng vài tháng trước lại thấy mũi bắt đầu hơi đỏ và đau. Tôi đến khám ở phòng khám tai mũi họng thì họ phát cho một lọ thuốc mỡ kháng sinh về bôi. Tôi bôi suốt trong 1 tháng nhưng không thấy vùng mũi bị đỏ cải thiện gì. Cách đây vài ngày thì thấy máu rỉ ra. Liệu đây có phải bị hoại tử do tăng áp lực lên mô mũi không? Tôi phải làm gì bây giờ? tôi vẫn chưa hẹn gặp được bác sĩ chuyên khoa.

Nâng mũi cao tây - nên hay không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1013 lượt xem

Em thích nâng mũi cao tây, tuy nhiên đến thăm khám có bác sĩ tư vấn là không nên, vì có thể biến chứng lộ sống mũi về sau. Các bác sĩ khác thì vẫn đồng ý nâng cao tây. Thực sự thì em không biết nên nâng cao tây hay nâng tự nhiên thì tốt hơn?

Nâng mũi ở người có mắt lồi
Nâng mũi ở người có mắt lồi
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  840 lượt xem

Chào bác sĩ, mắt tôi bị lồi, nhô cao hơn cả sống mũi hiện tại. Mũi tôi thấp đến mức tôi gần như không có chút sống mũi nào. Liệu có thể chèn sụn nhân tạo vào để nâng sống mũi lên 8 – 10mm không. Như vậy nó có làm căng da mũi quá mức không?

Xuất hiện đốm trắng, cứng nhọn trên đầu mũi
Xuất hiện đốm trắng, cứng nhọn trên đầu mũi
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  4941 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi nâng mũi đã được 8 tháng nhưng gần đây phát hiện đầu/chóp mũi của mình khi sờ vào rất cứng và nhọn, cứ như kiểu có cái gì đó đang cố gắng đâm xuyên qua. Tuy nhiên chỉ nhìn mũi trong gương thì thấy khá ổn. Bây giờ tôi lại phát hiện một đốm trắng ở chóp mũi, ngay chỗ đỉnh cứng nhất. Liệu có phải sụn nâng mũi sẽ bị đùn lòi ra không?

Chỉ phẫu thuật thu gọn cánh mũi thôi có phù hợp với tôi không?
Chỉ phẫu thuật thu gọn cánh mũi thôi có phù hợp với tôi không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1408 lượt xem

Chào bác sĩ, tháng tới tôi sẽ phẫu thuật thu gọn cánh mũi, tuy nhiên tôi lại khá lo lắng về kết quả. Với tình trạng mũi hiện tại của tôi thì chỉ thu gọn cánh mũi thôi thì liệu có mang lại kết quả khả quan không? Tuyến bã nhờn vùng da đầu mũi của tôi khá dày, nên có thể chỉ với quy trình này sẽ không thể tinh chỉnh phần đầu/chóp mũi được.

Cánh mũi, đầu mũi to (giải pháp an toàn)
Cánh mũi, đầu mũi to (giải pháp an toàn)
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  268 lượt xem

Mũi em cảm thấy to 2 bên cánh, đầu mũi Tròn to> Có cánh nào làm nó thẩm mỹ hơn không ảnh hưởng đến sức khoẻ(đặc biệt khi về già)không ạ?

Mũi hếch: tiêm filler để khắc phục có được không?
Mũi hếch: tiêm filler để khắc phục có được không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2837 lượt xem

Chào bác sĩ, mũi tôi bị hếch và lỗ mũi lộ rất rõ. Liệu chất làm đầy (filler) có thể giúp đầu mũi của tôi trông to/dày hơn một chút để che đi lỗ mũi không?

Nâng mũi gần 1 tháng vẫn căng tức và tê hết 2 má và môi
Nâng mũi gần 1 tháng vẫn căng tức và tê hết 2 má và môi
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  424 lượt xem

Hi ad ::: em có 1 câu hỏi muốn hỏi ạ Tình hình là em có nâng mũi cấu trúc sụn tai trụ sụn sườn sinh học … đc 27 ngày rồi ạ … mũi đã gom và bình thường về mặt bên ngoài … nhưng bên trong cảm giác mũi rất căng tức và nặng nề gây khó chịu đôi khi sưng phù bên trong gây ngạt mũi, 2 cánh mũi sưng căng tức , bí bách , có dịch ngay 2 cánh mũi… đi khám thì bs chỉ bảo ún ks , ko ko ciw bị dì… đến nay ún dc 27 ngày vẫn ko khỏi… … mũi em còn bị lệch nhẹ … cho em hỏi em ún thuốc hoài v có hết ko ạ

Lộ sóng mũi
Lộ sóng mũi
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  498 lượt xem

E nâng mũi đc 1thg, nhưng nhìn phần song mũi, giữa 2mat nhìn là biết độn sụn, như z có gọi là lộ sóng k, có tự nhiên dần theo thời gian không

Silicone nhô ra ở hai bên lỗ mũi có phải là hiện tượng bình thường?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  2105 lượt xem

Chào bác sĩ, đầu năm ngoái tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi với phương pháp mổ kín, 1 vết mổ duy nhất ở phía trong lỗ mũi bên phải. Bây giờ bên lỗ mũi phải của tôi nổi lên một cục cứng nhỏ khoảng 1mm, bên lỗ mũi trái thì khoảng 2mm. Liệu sụn silicone hơi đùn ra ở cả hai bên lỗ mũi như thế có phải là hiện tượng bình thường không? Tôi thấy mấy cục cứng này từ cách đây 1 năm nhưng không để ý chúng có to lên hay không.

Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  8016 lượt xem

Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?

Mũi “củ hành” của tôi có thể chỉnh sửa được bằng phương pháp mổ kín không?
Mũi “củ hành” của tôi có thể chỉnh sửa được bằng phương pháp mổ kín không?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1597 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi thực sự không thích chiếc mũi quá to của mình, nhất là khi cười. Tôi muốn sửa sao cho nó nhỏ đi một chút và đầu mũi không tròn như vậy nữa. Nhưng da tôi lại rất dày, tôi sợ chính điều đó gây khó khăn hơn cho ca phẫu thuật mũi. Tôi cũng thích phương pháp mổ kín hơn, liệu có thể không, và nên làm gì để mũi tôi trông tự nhiên nhất có thể?

Tháo sụn nhân tạo nâng sống mũi, nhưng bác sĩ ko tháo bỏ megaderm ở đầu mũi
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  419 lượt xem

Em nâng mũi cách đây 2 năm. Mũi nâng thường, đặt sụn chữ L và bọc đầu mũi bằng megaderm. Tuy nâng tư nhiên, cao vừa phải nhưng do da sống mũi quá mỏng, nên sau 2 năm da mỏng hơn, mũi nhìn cứng nên em đã đến bệnh viện tháo bỏ sụn. Trước phẫu thuật em có chụp CT 32 lớp, có 1 hình chụp nghiêng mặt thì thấy nguyên dáng sụn chữ L, nhưng em ko nhìn rõ/ không thể nhận biết được miếng megaderm ở đầu mũi. Bác sĩ mổ kín để lấy sụn L ra, và cho em thấy sụn L. Em ko cấy trung bì. Sau 7 ngày mũi đã hết sưng hoàn toàn và bắt đầu gom vào và đầu mũi bắt đầu cứng lại. Hôm nay em thấy một phần đầu mũi nó trắng trắng, dường như có miêng độn trắng trong nằm sát da đầu mũi. Nhờ các bác sĩ cho biết, nếu như còn megaderm ở trong đầu mũi thì có gây biến chứng gi về lâu dài không ?

Mô da nhân tạo Megaderm trong nâng mũi là gì?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3035 lượt xem

Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?

Chỉnh sửa trụ mũi co rút và đầu mũi thấp
Chỉnh sửa trụ mũi co rút và đầu mũi thấp
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1376 lượt xem

Chào bác sĩ, trụ mũi của tôi rất ngắn và có vẻ như đang bị kéo vào bên trong, do đó nhìn đầu mũi cũng thấp. Phải làm gì để mũi nhô cao và rõ nét hơn. Ảnh chụp là khi mũi tôi đã tiêm một chút filler juvederm vào vùng gốc mũi, nên nó trông cao hơn bình thường. Bây giờ tôi 18 tuổi rồi, khi nào thì mũi ngừng phát triển và có thể phẫu thuật nâng mũi.

Đầu mũi bị bè, hai bên lỗ mũi rộng: Liệu phẫu thuật thu gọn cánh mũi có thể khắc phục được không?
Đầu mũi bị bè, hai bên lỗ mũi rộng: Liệu phẫu thuật thu gọn cánh mũi có thể khắc phục được không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2582 lượt xem

Tôi chỉ muốn chỉnh sửa đầu mũi và không muốn đặt bất cứ vật liệu nhân tạo nào vào mũi mình. Có cách nào xử lý được không ạ?

Da mũi tôi có bị lỏng lẻo, chảy xệ sau khi rút sụn silicone ra không?
Da mũi tôi có bị lỏng lẻo, chảy xệ sau khi rút sụn silicone ra không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3496 lượt xem

Cách đây 17 năm tôi đã phẫu thuật đặt silicone để nâng sống mũi cao hơn (thực tế cũng không cao hơn nhiều). Bây giờ tôi muốn rút silicone ra để mũi về lại hình dạng như ban đầu. Liệu sau khi rút sụn da tôi có bị chùng nhão quá không?

Viêm mũi dị ứng sau nâng mũi
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1985 lượt xem

Chào các bác sĩ, em nâng mũi đã được 2 tháng rưỡi nhưng 3 ngày nay em bị viêm mũi dị ứng nên liên tục hắt xì, sổ mũi và nôn rất nhiều do bệnh thì không biết có ảnh hưởng nhiều đến mũi không ạ ? Hiện tại em đang rất lo lắng mong sự giải đáp từ các bác sĩ, em xin chân thành cảm ơn

Tháo sụn mũi cấu trúc có biến dạng co rút không, mũi không viêm nhiễm không sưng đỏ nhưng hơi lộ bóng trắng thì về lâu dài có gây nguy hiểm như chọc thủng mũi không
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  670 lượt xem

Em nâng mũi cấu trúc 19 ngày, bao gồm thu cánh mũi, bọc đầu mũi bằng sụn tai, dựng trụ mũi, sống mũi thì giữ nguyên, đến hôm nay mũi em vẫn tương đối ổn, không viêm nhiễm hay bị đỏ, chỉ là phần chóp mũi có 1 vùng tròn tròn bóng bóng khá là khác vs vùng da xung quanh, e nghi là lộ sụn tai rồi. Nếu e để nguyên như vậy thì về lâu dài có ảnh hưởng gì không ạ. Còn nếu trong trường hợp e tháo hết sụn ra và cấy mỡ trung bì thì mũi em liệu có được 90% như mũi ban đầu không ạ, và em dự định không nâng nữa thì sau này khi mỡ tan e có phải cấy mỡ lại không ạ. Em cảm ơn bác sỹ ạ

Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người phương Tây
  •  3 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1410 lượt xem

Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người Phương Tây là gì? Những kỹ thuật đặc biệt gì thường được sử dụng trong nâng mũi Châu Á. Cấu trúc mũi người Châu Á có gì khác với cấu trúc mũi người Phương Tây?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây