1

Combo Ngực Bụng Mommy Makeover

Tìm hiểu chung về Combo ngực bụng Mommy Makeover

Combo ngực bụng (Mommy Makeover) là sự kết hợp của các phương pháp thẩm mỹ nhằm khôi phục lại vóc dáng sau khi mang thai và sinh con, thường tập trung vào vùng ngực và bụng. Một quy trình Mommy Makeover điển hình thường bao gồm các phương pháp:

  • Thẩm mỹ bụng: tạo hình hình thành bụng (tummy tuck), hút mỡ bụng, hông eo
  • Thẩm mỹ ngực: như nâng ngực, treo ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực
  • Có thể kết hợp các vùng khác: hút mỡ chân, cánh tay hoặc cơ thể

Thuật ngữ "Mommy Makeover" (tân trang sau sinh) hiện vẫn còn tương đối mới nhưng các phương pháp thành phần đã được áp dụng từ rất lâu và đều cho kết quả thành công, an toàn.

combo nguc bung dr ngoc trung ca 11
Khách hàng Việt Kiều Mỹ 1 tháng sau thực hiện combo ngực bụng: Treo sa trễ, tạo hình thành bụng, hút mỡ hông eo. Thẩm mỹ Bauman Clinic 0967.658.496

Khi nào cần đến Combo ngực bụng?

  • Khi quá trình mang thai đã ảnh hưởng xâus làm V1 chảy xệ, teo lép hoặc phì đại
  • Khi bụng bị chảy xệ và có nhiều vết rạn, bụng xổ
  • Khi có các vùng mỡ thừa ở bụng, hông eo, cánh tay hoặc đùi mà chế độ ăn uống hay tập thể dục đều không có thể cải thiện được.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

  • Combo ngực bụng sẽ làm cho bụng phẳng và bộ ngực đẹp hơn, giúp bạn khôi phục lại thân hình gọn gàng như trước đây và lấy lại sự tự tin vào cơ thể.

Nhược điểm

  • Nếu quy trình Mommy Makeover gồm có phương pháp đặt túi độn ngực thì bạn sẽ cần theo dõi thường xuyên và có thể cần phải thay thế túi độn.
  • Nếu lại mang thai sau khi phẫu thuật thì kết quả sẽ bị ảnh hưởng.
  • Việc tăng cân sau này cũng sẽ làm hỏng kết quả mà bạn có được sau khi phẫu thuật.

Đối tượng phù hợp với Combo ngực bụng

Mommy Makeover được thiết kế để khắc phục những thay đổi trên cơ thể do quá trình mang thai, sinh con và lão hóa gây ra. Nếu gặp phải những vẫn đề sau đây thì bạn có thể cần cân nhắc việc tiến hành combo ngực bụng:

  • Ngực bị chảy xệ, hai bên ngực không cân, ngực bị teo lép, núm vú sa trễ và quầng vú bị giãn rộng.
  • Kích thước ngực tăng lên quá nhiều (phì đại, quá bự, quá nặng) sau khi sinh con và trở nên không cân xứng với cơ thể hoặc gây đau mỏi vai gáy.
  • Bụng bị chảy xệ và có nhiều vết rạn da, vòng eo to.
  • Bạn đã sinh mổ và có các vùng mỡ thừa chảy xệ xuống dưới vết sẹo.
  • Có nhiều mỡ thừa ở vùng hông, eo và đùi.

Quy trình Combo ngực bụng được thực hiện như thế nào?

Mommy Makeover là một thuật ngữ chỉ một quy trình gồm nhiều phương pháp khác nhau chứ không phải là một phương pháp cụ thể, vì vậy bước đầu tiên là phải tư vấn với ​​bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để quyết định xem các phương pháp bạn cần tiến hành là gì. Dưới đây là những phương pháp thành phần được thực hiện phổ biến trong quy trình Mommy Makeover.

  • Tạo hình thành bụng
  • Hút mỡ
  • Treo ngực sa trễ
  • Thu nhỏ ngực phì đại
  • Nâng ngực
  • Treo sa trễ kết hợp nâng ngực

Tạo hình thành bụng (Tummy Tuck hay Abdominoplasty)

Tác dụng

Nguyên nhân khiến bụng bị chảy xệ là do mỡ và da thừa, độ đàn hồi da kém, sự kéo giãn của các mô liên kết và cơ bụng thẳng kéo dài từ xương sườn đến xương mu. Lớp mô và cơ bụng này vốn có nhiệm vụ giữ các cơ quan nội tạng và thường bị kéo giãn trong giai đoạn mang thai hoặc tăng cân, khiến cho bụng chảy xệ.

Tạo hình thành bụng có tác dụng loại bỏ những vùng da và mỡ thừa chảy xệ, thắt chặt cơ bụng, và loại bỏ các vết rạn da.

Quy trình thực hiện

  • Bác sĩ sẽ loại bỏ phần lớn da và mỡ thừa ở vùng bụng dưới (giữa rốn và gò mu) theo hình bầu dục.
  • Sau đó, các mô liên kết nằm trên cơ bụng được siết chặt lại bằng chỉ khâu.
  • Vùng da quanh rốn được định hình lại và tạo một đường rạch nhỏ để đưa rốn ra ngoài, sau đó khâu cố định rốn với vùng da xung quanh.
  • Đường rạch được tạo để căng da bụng thường chạy từ bên hông này sang bên hông kia và được đóng bằng chỉ khâu. Đường rạch này sẽ để lại một vết sẹo nằm ở nếp gấp tự nhiên và được che bên dưới cạp quần. Tuy nhiên, chiều dài và vị trí của vết sẹo có thể sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.

Hút mỡ

Tác dụng

Quy trình tạo hình bụng có thể thu hẹp vòng eo nhưng không có tác dụng đối với vùng hông eo. Trong khi đó, phương pháp hút mỡ có thể cải thiện được các đường nét của vùng hông, do đó, bạn nên cân nhắc phương pháp hút mỡ cho vùng hông và đùi của mình để kết hợp cùng với phương pháp tạo hình thành bụng.

Ngoài các vùng nói trên, phương pháp hút mỡ còn có hiệu quả cho vùng ngực, đùi, cổ, bắp tay và đầu gối.

Quy trình thực hiện

  • Trong quá trình phẫu thuật, vùng cần hút mỡ sẽ được tiêm một loại dung dịch vô trùng kèm theo thuốc gây tê tại chỗ để kiểm soát cơn đau và epinephrine để làm co mạch máu, giảm chảy máu.
  • Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ sẽ tạo những đường rạch rất nhỏ ở gần vị trí cần loại bỏ mỡ. Sau đó que hút mỡ ( một ống thông rỗng, nhỏ) sẽ được đưa vào qua đường rạch và lực hút chân không sẽ đưa mỡ vào ống thông và chảy ra bình đựng .
  • Sau khi loại bỏ mỡ, đường rạch sẽ được quấn băng gạc và bạn cần mang băng thun.

Treo ngực sa trễ (nâng ngực chảy xệ)

Tác dụng

Treo ngực sa trễ có tác dụng khắc phục tình trạng ngực chảy xệ và hai bên ngực không cân đối, kích thước ngực bị giảm, núm vú sa trễ xuống thấp và quầng vú bị kéo giãn, giúp khôi phục lại bộ ngực gọn gàng hơn. Những phụ nữ muốn ngực lớn hơn, nhỏ hơn hoặc tròn hơn có thể cân nhắc thực hiện thêm phương pháp đặt túi độn ngực hoặc thu nhỏ ngực kết hợp với nâng ngực chảy xệ.

Quy trình thực hiện

  • Bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc kết hợp gây tê tại chỗ với gây mê tĩnh mạch.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tạo đường rạch mổ. Các đường rạch của phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng da thừa, vị trí núm vú và mục tiêu của bạn.
  • Sau khi tạo các đường rạch, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp, định hình lại mô vú và loại bỏ da thừa.
  • Tiếp đến, núm vú và quầng vú được đưa lên một vị trí cao hơn trên bầu ngực (núm vú và quầng vú thường vẫn gắn liền với mô bên dưới nên vẫn có thể giữ nguyên vẹn cảm giác ở núm vú và khả năng cho con bú). Nếu cần thiết, kích thước của quầng vú có thể được giảm bớt bằng cách cắt bớt da xung quanh.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ kéo căng phần da còn lại và đóng các đường rạch. Đường rạch được đóng bằng chỉ khâu thành nhiều lớp sâu bên dưới mô vú để hỗ trợ hình dạng mới của bộ ngực và cũng có thể sử dụng keo dán hoặc băng dính phẫu thuật để đóng đường rạch và hỗ trợ da.

Thu nhỏ ngực phì đại

Tác dụng

Trong giai đoạn mang thai, kích thước ngực thường tăng lên và có hình dạng căng đầy hơn. Ở một số phụ nữ, ngực vẫn giữ nguyên kích thước này ngay cả sau khi đã sinh con. Đôi khi, điều này sẽ có lợi nhưng lại có rất nhiều trường hợp mà bộ ngực to trở nên không cân đối với cơ thể và gây đau, ảnh hưởng đến tư thế, gây nổi mẩn, các vấn đề về hô hấp, biến dạng xương và gây mất tự tin.

Phẫu thuật thu nhỏ ngực giải quyết những vấn đề này bằng cách loại bỏ mô mỡ và mô tuyến đồng thời thắt chặt da để giúp bộ ngực nhỏ gọn và nhẹ hơn.

Quy trình thực hiện

  • Trong quá trình phẫu thuật thu nhỏ ngực, bác sĩ sẽ loại bỏ mô mỡ, mô tuyến và da thừa. Trong một số trường hợp, mỡ thừa có thể được loại bỏ bằng cách hút mỡ kết hợp với cắt bỏ. Nếu kích thước ngực phần lớn là do mô mỡ tạo nên mà không phải da thừa thì có thể chỉ cần thực hiện phương pháp hút mỡ là đủ.
  • Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân.
  • Sau khi quyết định được vị trí đường rạch phù hợp nhất, bác sĩ sẽ tạo đường rạch, điều chỉnh lại núm vú (không cắt rời mà vẫn liên kết với nguồn cung cấp máu và dây thần kinh) và giảm đường kính quầng vú nếu cần thiết.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ bớt, nâng và định hình các mô vú bên dưới rồi khâu các mép của đường rạch lại với nhau để ngực có kích thước nhỏ hơn. Chỉ khâu sẽ được tạo nhiều lớp trong mô vú để tạo và hỗ trợ hình dạng ngực mới. Cuối cùng, lớp da bên trên được đóng lại bằng chỉ khâu, keo hoặc băng dán phẫu thuật.
  • Bạn sẽ cần mang băng thun hoặc áo ngực định hình sau khi mổ.

Nâng ngực bằng túi độn

Tác dụng

Nâng ngực là phương pháp khôi phục kích thước vú bằng cách sử dụng túi gel silicone hoặc túi nước muối. Ngoài sử dụng túi độn, kích thước ngực còn có thể được tăng lên bằng cách cấy mỡ tự thân.

Quy trình thực hiện

  • Trong quy trình nâng ngực bằng túi độn, bác sĩ sẽ tạo đường rạch, nâng mô vú, tạo khoang chứa túi độn và đưa túi nước muối hoặc túi gel silicone vào trong.
  • Túi độn có thể được đặt trong khoang chứa bên dưới cơ ngực (vùng cơ nằm giữa mô vú và thành ngực) hoặc trên cơ ngực (dưới tuyến vú).
  • Bạn sẽ cần mang băng thun hoặc áo ngực định hình sau khi phẫu thuật. Ống dẫn lưu sẽ được sử dụng trong một thời gian ngắn sau khi mổ để đưa dịch tích tụ ra khỏi vị trí phẫu thuật.

Treo sa trễ kết hợp với nâng ngực

Nếu bạn vừa muốn ngực to hơn và vừa muốn khắc phục tình trạng ngực chảy xệ hoặc nếu bạn muốn duy trì độ nhô của bầu vú trong khi ngực chảy xệ quá nghiêm trọng thì bạn có thể cân nhắc phương án kết hợp nâng ngực chảy xệ kết hợp với đặt túi độn như một phần của combo ngực bụng Mommy Makeover.

Cần lựa chọn những gì?

Bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau, bắt đầu với việc lựa chọn cần thực hiện những phương pháp nào.

Nếu bạn quyết định tiến hành phương pháp nâng ngực bằng túi độn, bạn sẽ phải chọn giữa túi gel silicone và túi nước muối hoặc có thể là cấy mỡ tự thân. Tùy thuộc vào kích thước và hình dạng ngực mà bạn muốn đạt được bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về lựa chọn phù hợp.

Nếu muốn hút mỡ, bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn cho bạn về một số công nghệ phổ biến.

Đường rạch và vết sẹo của quy trình Combo ngực bụng Mommy Makeover

Căng da bụng: Các đường rạch sẽ kéo dài từ một bên hông sang bên còn lại, nằm ngay phía trên gò mu. Do đó, vết sẹo sau này sẽ nằm ở nếp gấp tự nhiên bên dưới cạp quần. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp và độ dài và vị trí của đường rạch có thể được thay đổi.

Hút mỡ: Đường rạch của phương pháp hút mỡ luôn rất nhỏ nên những vết sẹo sau khi hình thành sẽ rất mờ và hơn nữa, bác sĩ sẽ cố gắng để tạo đường rạch ở các vị trí ẩn.

Nâng ngực chảy xệ: Có nhiều kỹ thuật nâng ngực chảy xệ khác nhau, mỗi kỹ thuật sẽ được thực hiện với đường rạch khác nhau. Vết sẹo có thể nằm xung quanh quầng vú, chạy dọc từ rìa quầng vú xuống nếp gấp dưới vú hoặc thêm một vết sẹo ẩn bên trong nếp gấp dưới vú. Mặc dù các vết sẹo đều tồn tại vĩnh viễn nhưng trong hầu hết các trường hợp thì chúng sẽ mờ đi và cải thiện đáng kể theo thời gian.

Thu nhỏ ngực: Có ít nhất bốn đường rạch khác nhau. Vị trí của đường rạch sẽ phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực, mức độ chảy xệ và vị trí của tổ hợp núm vú – quầng vú trên ngực.

Nâng ngực bằng túi độn: Đường rạch mổ có thể được tạo tại một trong 4 vị trí:

  • Đường chân ngực (Ở nếp gấp dưới vú)
  • Đường nách
  • Đường quầng (Nửa bên dưới của rìa quầng vú)
  • Trong rốn (chỉ áp dụng với túi nước muối,, ít sử dụng)

Chuẩn bị và tiến hành phẫu thuật

Trước khi tiến hành quy trình Mommy Makeover, bác sĩ sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về những gì cần chuẩn bị trước ca mổ và tiến hành kiểm tra sức khỏe để đảm bảo tình trạng của bạn phù hợp với việc phẫu thuật và không gặp vấn đề nào làm tăng nguy cơ rủi ro. Ngoài ra, cũng giống như khi tiến hành bất kì phương pháp phẫu thuật nào khác thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể trước ca mổ cũng rất quan trọng để có thể phục hồi một cách thuận lợi. Vì Mommy Makeover là một quy trình có phạm vi phẫu thuật khá rộng, nên bạn còn cần chú ý thêm một số điều đặc biệt sau để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình hồi phục và đạt được kết quả cao nhất:

  • Cố gắng đạt được mức cân nặng mục tiêu trước, nhưng không nên giảm cân trong vòng một tháng trước khi phẫu thuật.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế uống rượu (tối đa 2 – 3 ly) mỗi tuần.
  • Ngừng hút thuốc ít nhất 6 tuần trước ngày diễn ra ca phẫu thuật để da có khả năng lành lại tốt hơn.
  • Nếu đang dùng aspirin, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các loại vitamin, thuốc thảo dược có thể gây khó đông máu, dẫn đến chảy nhiều máu thì nên ngừng một thời gian trước khi mổ.
  • Sắp xếp người giúp việc nhà, trông con nhỏ bởi sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải ngừng hoàn toàn mọi công việc giặt giũ, quét dọn nhà cửa.
  • Sắp xếp tất cả các vật dụng cần thiết ở vị trí dễ lấy, không phải với cao bởi sau khi mổ, việc cử động sẽ tương đối khó khăn.

Tiến hành quy trình Mommy Makeover

Tổng thời gian phẫu thuật của quy trình Mommy Makeover sẽ phụ thuộc vào các phương pháp thành phần được lựa chọn.

Trước ca mổ, bạn sẽ được cho uống các loại thuốc để giảm đau tối đa trong suốt quá trình phẫu thuật. Tùy vào các phương pháp sẽ được thực hiện mà bạn có thể sẽ chỉ cần đến phương pháp gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần hoặc cũng có thể sẽ phải gây mê toàn thân.

  • Nhịp tim, huyết áp, mạch máu và lượng oxy trong máu của bạn sẽ được theo dõi liên tục trong suốt ca mổ để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Sau khi hoàn tất, vị trí mổ sẽ được quấn băng gạc và có thể gắn thêm ống dẫn lưu nếu cần thiết.
  • Sau đó, bạn sẽ được đưa vào phòng hồi phục và tiếp tục được theo dõi.
  • Bạn có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật hoặc ở lại 1 - 2 đêm tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc và phục hồi

Giai đoạn ngay sau khi thực hiện quy trình Mommy Makeover cũng sẽ giống như khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thành phần như căng da bụng, hút mỡ, nâng ngực chảy xệ, đặt túi độn hay thu nhỏ ngực. Nói chung, sau khi hoàn thành ca mổ, bạn sẽ được băng bó, mang băng thun phẫu thuật và đặt ống dẫn lưu. Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau, ngoài ra sẽ bắt đầu bị sưng đỏ. Nếu các hiện tượng này kéo dài hoặc cảm thấy bất thường thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ.

Bởi vì trong quá trình Mommy Makeover, các phương pháp được thực hiện cùng lúc nên bạn sẽ được lợi là chỉ phải trải qua một lần phục hồi. Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật sẽ là giai đoạn nghiêm trọng nhất và các triệu chứng có thể sẽ còn kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn nhưng vẫn không thể làm các công việc nặng trong 6 tuần. Dưới đây là một số điều nữa mà bạn cần biết về thời gian hồi phục sau quá trình Mommy Makeover:

  • Thời gian phục hồi sẽ khá dài và các triệu chứng sẽ nặng nhất trong vài ngày đầu tiên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc để kiểm soát cơn đau và khó chịu.
  • Phương pháp căng da bụng của quy trình Mommy Makeover là phần gây khó chịu mức độ nặng nhất, đặc biệt là hai ngày đầu. Do đó, nếu có thực hiện phương pháp này, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Hiện tượng khó chịu sẽ giảm xuống sau từ 5 đến 7 ngày.
  • Bạn sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng 6 tuần nhưng nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng ngay ngày hôm sau ngày phẫu thuật.
  • Sau tuần đầu tiên, bạn nên đi bộ xung quanh nhà thường xuyên hơn.
  • Sau hai tuần, chỉ khâu và ống dẫn lưu sẽ được tháo bỏ và bạn có thể bắt đầu lái xe nếu cảm thấy thoải mái.
  • Bạn có thể sẽ cần quay lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi, đánh giá sau khoảng 5 ngày.
  • Hiện tượng sưng sẽ giảm dần trong vòng 5 tuần và bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt trong vòng 3 tháng.
  • Việc thực hiện hai hay nhiều phương pháp cùng một lúc sẽ không kéo dài thời gian phục hồi. Ví dụ, thời gian phục hồi của phương pháp nâng ngực bằng túi độn là khoảng 7 ngày và thời gian phục hồi của phương pháp căng da bụng là 10 - 14 ngày. Vì vậy, tổng thời gian phục hồi cho cả hai phương pháp sẽ là khoảng 10 - 14 ngày.

Trong thời gian hồi phục, bạn cần làm theo tất cả các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ. Thời gian để phục hồi sẽ thay đổi dựa trên quy trình phẫu thuật cụ thể. Tuy nhiên, có một số điều mà bạn cần chú ý để quá trình hồi phục diễn ra một cách suôn sẻ, gồm có:

  • Có người ở cùng để hỗ trợ việc đi lại quanh nhà và giúp chăm sóc vết mổ trong ít nhất 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, đồng thời giúp làm việc nhà vì bạn sẽ không thể hoạt động mạnh trong 4 – 6 tuần đầu.
  • Khi ngủ, nên kê vài chiếc gối dưới lưng và giữ chân hơi cong để giảm lực căng trên vết mổ, giảm đau và giúp cho vết sẹo hình thành sau này sẽ mảnh hơn.
  • Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy tình trạng sưng, đau, tấy đỏ, chảy dịch hoặc chảy máu tăng lên ở vùng phẫu thuật hoặc các triệu chứng như sốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, đau ngực và nhịp tim bất thường.
  • Mang băng thun hoặc áo ngực định hình theo như chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sưng một cách đáng kể. Hầu hết các vết sưng sẽ giảm dần trong vòng vài tuần, nhưng cũng có thể kéo dài đến 4 tháng sau khi phẫu thuật.
  • Đeo băng ép bụng sau khi phẫu thuật căng da bụng.
  • Có thể tắm sau 72 tiếng. Khi tắm, bạn có thể tháo băng gạc, bông, băng ép và thay băng mới sau khi thấm khô vết mổ.
  • Tránh nâng vật nặng, chơi thể thao và chạy bộ trong 6 tuần đầu.

Kết quả kéo dài bao lâu?

Dù các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ này không thể ngăn chặn được sự lão hóa tự nhiên nhưng nếu như bạn không mang thai hoặc tăng cân đáng kể sau khi phẫu thuật thì kết quả sẽ kéo dài vĩnh viễn. Tuy nhiên, túi độn ngực lại không có tuổi thọ vĩnh viễn và đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải thay thế chúng.

Một số nguy cơ và biến chứng

Một số rủi ro

Vì là một quy trình gồm nhiều phương pháp phẫu thuật nên Mommy Makeover có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Phản ứng tiêu cực của bệnh nhân với thuốc gây mê.
  • Tụ máu hoặc đọng dịch huyết tương (tích tụ máu hoặc dịch dưới da và có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ).
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu.
  • Thay đổi cảm giác (tăng hoặc giảm, thậm chí là mất cảm giác) ở vị trí mổ.
  • Để lại sẹo hơn mức bình thường.
  • Phản ứng dị ứng.
  • Gây tổn thương đến cấu trúc bên dưới da như dây thần kinh, mạch máu,…
  • Kết quả không đạt yêu cầu và có thể cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại.
  • Hình thành cục máu đông ở chân hoặc phổi

Tuy nhiên, các rủi ro nghiêm trọng của quy trình Mommy Makeover để rất hiếm gặp trong khi tỉ lệ hài lòng của các bệnh nhân đã từng thực hiện các phương pháp này đều khá cao. Xác suất xảy ra biến chứng sẽ còn thấp hơn nữa nếu quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn và kinh nghiệm tại các cơ sở có uy tín.

Tham vấn y khoa: Dr Ngọc Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 44 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Tôi mới 22 tuổi thì có thể làm combo ngực bụng chưa?
  •  2 năm trước
  •  11 trả lời
  •  331 lượt xem

Tôi đã có một con 19 tháng tuổi. Tôi từng mặc áo ngực cỡ 34b, bây giờ tôi là cỡ 32AA. Tôi muốn đi nâng ngực, treo sa trễ và tạo hình vùng bụng. Gần đây tôi đã tham gia tư vấn về combo ngực bụng. Tôi không nghĩ là tôi sẽ sinh thêm con trong vòng 5 năm tới. Có lẽ sau này thì sẽ sinh thêm nhưng mấy năm tới thì không. Tôi cũng đã hỏi cặn kẽ và cũng đã tìm hiểu về thủ thuật này khá lâu rồi. Có điều tôi băn khoăn là liệu 22 tuổi thì có quá trẻ để làm combo ngực bụng hay không?

Tôi nên làm gì với dịch bị ứ đọng giữa da và cơ sau tạo hình thành bụng và hút mỡ?
Tôi nên làm gì với dịch bị ứ đọng giữa da và cơ sau tạo hình thành bụng và hút mỡ?
  •  2 năm trước
  •  2 trả lời
  •  324 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng, hút mỡ và treo ngực sa trễ khoảng 8 tháng trước. Kể từ đó tôi mặc gen nịt bụng hoặc băng ép. Giữa da và cơ đã có dịch tích tụ. Chụp CT đã xác nhận điều này. Mặc băng ép khiến tôi có cảm giác đau nhói và gen nịt bụng không cho cảm ôm chắc như bình thường. Xin hãy cho tôi lời khuyên, mấy ngày nước tôi đi tái khám rồi nhưng tôi đang bị đau rất nhiều.

Tôi 31 tuổi và không có con, tôi có thể làm tạo hình thành bụng + hút mỡ + nâng ngực hay không?
Tôi 31 tuổi và không có con, tôi có thể làm tạo hình thành bụng + hút mỡ + nâng ngực hay không?
  •  2 năm trước
  •  10 trả lời
  •  366 lượt xem

Tôi luôn phải vật lộn với cân nặng của mình, từng nặng tới 113 kg, nhỏ nhất là 49 kg. Hiện tại tôi cao 1m64, nặng 88 kg. Cho dù có giảm bao nhiêu đi chăng nữa, thì vùng dưới bụng luôn có một lớp da/mỡ treo lủng lẳng. Trông cứ như đang tròng một cái lốp xe ngang bụng. Bụng tôi chưa bao giờ cân đối với phần còn lại của cơ thể. Phẫu thuật sẽ cho kết quả như thế nào? Mà từ xưa tôi đã có hai bầu ngực không đều nhau. Bên lớn hơn là cỡ 38DD, bên nhỏ hơn thì... nhỏ. Có thể thực hiện tạo hình thành bụng và nâng ngực cùng một lúc không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tăng cân trở lại?

Tôi đã làm Combo ngực bụng cách đây 1 năm 3 tháng, đến nay nửa trên của bụng vẫn lồi ra và đã bị tụ máu, tôi có phải làm phẫu thuật lại hay không?
Tôi đã làm Combo ngực bụng cách đây 1 năm 3 tháng, đến nay nửa trên của bụng vẫn lồi ra và đã bị tụ máu, tôi có phải làm phẫu thuật lại hay không?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  459 lượt xem

Tôi đã làm thu nhỏ và treo ngực sa trễ kèm tạo hình thành bụng và hút mỡ. Bụng trên của tôi chưa bao giờ phẳng được như bụng dưới. Bây giờ bác sĩ phát hiện một cục lồi mà bác sĩ cho là tụ máu, nhưng tôi không rõ đó là gì vì bác sĩ đã cố gắng chọc hút nhưng không thành công, vậy nên hôm qua họ đã lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm thêm. Tôi biết bác sĩ của tôi nói là người ta thường không hút mỡ cho vùng trên của bụng, nhưng nếu tôi trả tiền để làm hút mỡ thì vùng đó đã không béo như thế này.. Có lẽ tôi phải làm phẫu thuật lần nữa có kèm theo hút mỡ.

Rốn tôi cứ mãi lồi ra như thế này hay sao?
Rốn tôi cứ mãi lồi ra như thế này hay sao?
  •  2 năm trước
  •  4 trả lời
  •  345 lượt xem

Hai tuần trước tôi đã làm Combo ngực bụng Mommy Makeover, bao gồm nâng ngực, tạo hình thành bụng kèm chữa ổ thoát vị lớn và cấy mỡ vào mông. Tôi không dùng ống dẫn lưu và bác sĩ bảo vì tôi rất gầy và ít mỡ nên không cần phải mặc gen nịt bụng. Tôi ghét cái rốn lắm. Tôi biết là hết sưng thì trông nó sẽ khác đi. Nhưng mà nó lòi ra nhiều quá, tôi không an tâm được.Tôi muốn có lỗ rốn sâu nhỏ nhắn, vậy mà giờ lại có một cái rốn lồi siêu to. Liệu sau này nó có tự co lại và thụt vào trong không?

Người ta có tách combo ngực bụng thành nhiều ca không hay làm trong một lần?
  •  2 năm trước
  •  14 trả lời
  •  490 lượt xem

Tôi là bà mẹ hai con, cả hai đều là đẻ mổ. Phần bụng bên trái không phẳng chút nào và tôi có bụng xệ. Tôi muốn xử lý hết những vấn đề ở bụng. Tôi cũng muốn sửa cả ngực nữa. Tôi từng nuôi con bằng sữa mẹ, nên giờ tôi cảm thấy như ngực của mình nhỏ hơn trước. Năm nay tôi 23 tuổi, cơ thể tôi đáng ra không nên trông như thế này.

Có thể kết hợp thực hiện đồng thời hút mỡ bụng với tạo hình thành bụng không?
  •  5 năm trước
  •  16 trả lời
  •  1469 lượt xem

Một số bác sĩ thì nói có thể kết hợp hút mỡ bụng với tạo hình bụng, một số bác sĩ thì nói không nên vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vậy sự thực là như thế nào?

Đã 1 năm sau tạo hình thành bụng mà bụng vẫn bị co thắt rất mạnh?
  •  2 năm trước
  •  6 trả lời
  •  308 lượt xem

Tôi đã làm combo ngực bụng Mommy Makeover cách đây 13 tháng, đến tận bây giờ tôi vẫn có cảm giác căng kéo, co thắt mạnh ở chính giữa bụng, điều mà tôi chưa từng gặp phải trước đây. Liệu đây có phải là phản ứng với chỉ khâu vĩnh viễn không? Không có bác sĩ nào mà tôi đã hỏi nghĩ chỉ khâu là nguyên nhân, tôi đã gặp bác sĩ nội khoa, bác sĩ điều trị và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của mình (bác sĩ rất tuyệt vời), chưa có bác sĩ nào từng nghe về phản ứng như thế này. Vùng đó không có nhiều mỡ, nhưng tôi đã làm hút mỡ. Tôi hồi phục bình thường, không bị nhiễm trùng, không có dấu hiệu bề ngoài nào cho thấy có vấn đề.

Cách loại bỏ da thừa nhăn nheo chảy xệ sau khi mang thai?
  •  5 năm trước
  •  19 trả lời
  •  1660 lượt xem

Liệu Combo ngực bụng Mommy Makeover có loại bỏ hết da thừa lỏng lẻo cho phụ nữ sau sinh không?

Xuất hiện cục lồi bên dưới cơ hoành sau tạo hình thành bụng?
Xuất hiện cục lồi bên dưới cơ hoành sau tạo hình thành bụng?
  •  2 năm trước
  •  5 trả lời
  •  340 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng kèm thắt chặt cơ và treo ngực sa trễ có đặt túi độn ngực được 4 tuần rồi. Trong 4 ngày vừa qua, trên bụng tôi dần hình thành một “đường” trông như cơ bị lồi lên, bên trên đó có dịch và bị sưng. Nó nằm ngay dưới cơ hoành và dài khoảng 5 cm. Liệu có phải là cơ bụng bị co thắt ở chỗ đó do thắt chặt cơ không? Hôm qua tôi đã gặp bác sĩ rồi, bác sĩ đã sờ nắn và khám nhưng hôm qua lúc khám thì chỗ đó lại không lồi lên.

Sưng như thế này ở dưới cánh tay sau treo ngực sa trễ và nâng ngực thì có bình thường không?
Sưng như thế này ở dưới cánh tay sau treo ngực sa trễ và nâng ngực thì có bình thường không?
  •  2 năm trước
  •  13 trả lời
  •  748 lượt xem

Ngày mai là được 2 tuần kể từ khi tôi treo ngực sa trễ kèm đặt túi độn ngực gel silicon và hút mỡ một chút. (Tôi cũng đã làm tạo hình thành bụng). Tôi đã làm thu nhỏ ngực 12 năm trước. Tôi bị sưng rất nhiều từ hai bên rìa ngoài của ngực nách lên đến bên dưới hốc nách và hơi vòng ra sau lưng. Tôi vẫn mặc áo ngực như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã dặn, và nới lỏng nó khi ngực sưng lên, nhưng cho dùng có nới lỏng thì vẫn bị sưng khá đau và nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao tôi vẫn đang phải dùng thuốc giảm đau.

Túi độn ngực nằm ở vị trí quá cao 4 ngày sau combo ngực bụng?
Túi độn ngực nằm ở vị trí quá cao 4 ngày sau combo ngực bụng?
  •  2 năm trước
  •  18 trả lời
  •  379 lượt xem

Nhìn ảnh mà xem, trông có chán không. Tôi đã làm combo ngực bụng Mommy Makeover được 4 ngày, có làm nâng ngực. Trông xấu kinh dị, lại còn đau. Bây giờ tôi đang dùng băng quây ngực. Tôi có thể làm gì đây? Liệu sau này túi độn ngực có tụt xuống đúng vị trí không? Tôi dùng túi dungfnuowcs muối, bên phải là 550 ml, bên trái là 560 ml. Nhìn ảnh là thấy túi độn nằm quá cao. Giờ tôi chẳng biết phải làm cái gì nữa. Tôi buồn quá.

Đã làm Combo ngực bụng được 4 tuần nhưng vẫn bị đau, đặc biệt là vào ban đêm?
Đã làm Combo ngực bụng được 4 tuần nhưng vẫn bị đau, đặc biệt là vào ban đêm?
  •  2 năm trước
  •  6 trả lời
  •  403 lượt xem

Đã 4 tuần kể từ khi tôi làm tạo hình thành bụng, treo ngực sa trễ, hút mỡ và tôi đang rất đau đớn. Tôi bị sưng to ở bụng, cả dưới lẫn trên, sưng cả hai bên vú. Buổi sáng thì bình thường, nhưng trưa đến thì sưng to và da đau nhiều lắm, đến cuối ngày gần như không thể đi lại được! Tôi cảm thấy mình như một bà già. Tôi đã thay đến gen nịt bụng thứ ba, vì bác sĩ nói rằng dùng băng ép là cách duy nhất để giảm sưng nề. Tôi cảm thấy gen nịt bụng ép chặt xương sườn và đau đớn không thể chịu đựng được. Nhưng bác sĩ nói là phải đeo! Điều này có bình thường không?

Phẫu thuật combo ngực bụng từ 5 tháng trước, ngực trái có vấn đề gì vậy?
Phẫu thuật combo ngực bụng từ 5 tháng trước, ngực trái có vấn đề gì vậy?
  •  2 năm trước
  •  9 trả lời
  •  393 lượt xem

Tôi cao 1m64, nặng 51 kg. Tôi đã làm nâng ngực và tạo hình thành bụng 5 tháng trước. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cảm thấy túi độn ngực thích hợp nhất là loại Allergan Silicone 335 ml. Bác sĩ còn bảo không cần làm treo sa trễ. Tôi khá hài lòng với kết quả phẫu thuật, chỉ có một vấn đề. Mô ngực trái có vẻ chảy xuống bên dưới vị trí túi độn ngực. Qua thời gian đã tốt hơn một chút, nhưng mà chưa hết hoàn toàn. Liệu qua thời gian nó có tiếp tục cải thiện không hay như thế này là kết quả cuối cùng rồi? Tôi phải làm gì để khắc phục tình hình?

Tôi bị huyết áp cao nhưng có kiểm soát bằng thuốc, nếu tôi làm combo ngực bụng thì có an toàn không?
  •  2 năm trước
  •  9 trả lời
  •  783 lượt xem

Tôi khá to béo và đang có ý định điêu khắc mỡ vùng bụng trên và bụng dưới, treo sa trễ kèm đặt túi độn và nâng mông bằng cấy mỡ tự thân. Kết quả xét nghiệm nồng độ hemoglobin của tôi rất tuyệt và tôi không có vấn đề nghiêm trọng nào về sức khỏe, ngoài việc bị huyết áp cao, nhưng vẫn luôn kiểm soát bằng thuốc. Có bác sĩ đã đề nghị tôi làm cả hai cánh tay, giữa hai đùi và cằm. Liệu làm như thế có an toàn hay không?

Sưng vùng bụng dưới 10 ngày sau khi làm Combo ngực bụng Mommy Makeover?
Sưng vùng bụng dưới 10 ngày sau khi làm Combo ngực bụng Mommy Makeover?
  •  2 năm trước
  •  13 trả lời
  •  349 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng mở rộng kèm treo ngực sa trễ/nâng ngực và hút mỡ ở hai bên ụ hông. Nhìn chung, tôi rất vui mừng với kết quả, đặc biệt là vì tình trạng trước phẫu thuật quá tệ. Mặc dù vậy, tôi chưa quá hài lòng với vùng bụng dưới. Trông tôi cứ như có thai 3 tháng ấy. Tôi cũng biết là sẽ bị sưng, nhưng có vẻ chỉ tập trung sưng ngay bụng dưới của tôi thôi. Buổi sáng thì có cải thiện hơn (như tôi đã lường trước với tình trạng sưng nề) nhưng chưa từng hết sưng hoàn toàn. Bác sĩ không đặt ống dẫn lưu, nên tôi đang cố gắng không thất vọng quá nhiều, nhưng trông có giống sưng nề bình thường không?

Bao lâu mới tỉnh sau gây mê trong phẫu thuật combo ngực bụng kéo dài 4 giờ?
  •  5 năm trước
  •  14 trả lời
  •  10492 lượt xem

Bao lâu mới tỉnh sau gây mê trong phẫu thuật Mommy makeover kéo dài 4 giờ?

Nổi cục cứng to ở dưới da sau tạo hình thành bụng: là sẹo hay nhiễm trùng?
Nổi cục cứng to ở dưới da sau tạo hình thành bụng: là sẹo hay nhiễm trùng?
  •  2 năm trước
  •  3 trả lời
  •  668 lượt xem

Tôi có một cục u to bằng quả trứng gà dưới da. Nó rất cứng và có mẩn đỏ xung quanh khu vực đó. Có phần hơi đau nhưng da tôi vẫn khá tê sau khi làm tạo hình thành bụng.

Sưng sau khi làm tạo hình thành bụng có thể làm tôi tăng cân không?
  •  2 năm trước
  •  10 trả lời
  •  307 lượt xem

Tôi đã làm tạo hình thành bụng, nâng ngực và treo ngực sa trễ 3 tuần trước. Tôi bắt đầu đi bộ trên máy chạy bộ cách đây 2 ngày khi được bác sĩ cho phép. Đi khá chậm. Hiện tooi bắt đầu đi bộ nhanh. Đến cuối ngày cơ thể tôi sưng nhiều lắm. Vấn đề là tôi đã tăng 3 kg kể từ khi phẫu thuật. Tăng tận 1,6 kg trong 2 ngày qua. Tôi đang theo dõi chế độ ăn uống của mình rất cẩn thận. Liệu có phải là do cơ thể giữ nước không? Và ngoài việc uống nhiều nước và theo dõi lượng muối ăn vào thì tôi có thể làm gì khác để đỡ sưng hơn không? Tôi sợ cái việc tăng cân vù vù như thế này lắm rồi. Xin các bác sĩ hãy giúp tôi.

Tôi sẽ gặp những vấn đề gì khi làm combo ngực bụng và liệu có khả năng bị lên cơn đau tim hoặc gặp các biến chứng khác nếu làm phẫu thuật hay không?
Tôi sẽ gặp những vấn đề gì khi làm combo ngực bụng và liệu có khả năng bị lên cơn đau tim hoặc gặp các biến chứng khác nếu làm phẫu thuật hay không?
  •  2 năm trước
  •  6 trả lời
  •  425 lượt xem

Tôi cao 1m79, nặng 102 kg. Chưa từng gặp kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc bị bệnh tim. Khoảng 2 năm trước, các bác sĩ phát hiện một nốt sần nhỏ trên phổi bên phải của tôi. Tôi sẽ gặp những rủi ro gì nếu hút mỡ, tạo hình thành bụng, thu nhỏ và treo ngực sa trễ và chuyển mỡ vào mông. Tôi có thể bị ngừng tim hoặc bất kỳ biến chứng nào không? Tám năm trước tôi đã từng hút mỡ và mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây