1

Dán Sứ Lumineer

Lumineer là một thương hiệu dán sứ phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa, được sử dụng để che giấu tình trạng răng sứt mẻ, răng thưa, răng ngả màu, răng mọc chen chúc và các khuyết điểm khác của nụ cười. Mặt dán sứ Lumineer được dán lên mặt ngoài của răng sẵn có, nó mỏng hơn và trong hơn các mặt dán sứ truyền thống. Quy trình thẩm mỹ không gây đau, thường cần trải qua 2 lần thăm khám, và không cần khoan răng hay tiêm chích.

Dán sứ Lumineer đòi hỏi ít sự chuẩn bị hơn so với dán sứ veneer truyền thống, đó là lý do tại sao người ta hay gọi Dán sứ Lumineer là loại “Veneer không cần chuẩn bị”. Tuy nhiên, bác sĩ Tâm cho biết rằng “Đừng vội tin những lời quảng cáo Lumineer “không cần chuẩn bị”. Đúng là có nhiều trường hợp không cần chuẩn bị bất kỳ công đoạn nào trước khi gắn Lumineer, nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện một vài công đoạn nào đó, chẳng hạn như mài kẽ răng”.

Đa số bệnh nhân đánh giá cao hiệu quả của Lumineer, tuy nhiên, một số bác sĩ nha khoa lại thích veneer truyền thống hơn. Họ cho rằng “Lumineer tạo ra vẻ ngoài dày cộm, không đem lại vẻ đẹp tự nhiên như cách mà veneer sứ (hoặc răng tự nhiên) tạo ra”.

Ưu điểm và nhược điểm của dán sứ Lumineer và Veneer sứ truyền thống

Ưu điểm của Lumineer

  • Số lần thăm khám: Dán sứ Lumineer cần 2 lần, trong khi dán sứ truyền thống đòi hỏi ít nhất 3 lần thăm khám.
  • Đối với Lumineer, bạn có thể không cần mài răng trước khi dán sứ, điều này giúp giảm đau và giảm rủi ro biến chứng (chẳng hạn như răng nhạy cảm). Dán sứ truyền thống thì ngược lại, luôn luôn cần mài răng trước khi veneer sứ được gắn lên.
  • Chúng có rất nhiều tông màu, vì thế bác sĩ sẽ chọn miếng dán sứ có màu phù hợp với những chiếc răng lân cận hoặc là tạo ra một chiếc răng mới trông khá tự nhiên.
  • Lumineer có thể được gỡ bỏ mà không làm tổn thương răng.
  • Veneer là một trong những lựa chọn thẩm mỹ nụ cười: dễ dự đoán kết quả nhất, thẩm mỹ nhất và ít xâm lấn nhất.
  • Dán sứ Lumineer giúp bệnh nhân tự tin hơn về ngoại hình của mình.
  • Dễ dàng che phủ lên mão răng hoặc cầu răng cũ.

Nhược điểm

  • Kết quả có thể trông bị dày/cộm và ít tự nhiên hơn veneer sứ.
  • Có thể tạo ra một gờ nhỏ ở viền nướu, dễ lưu lại mảng bám và dẫn tới các bệnh về lợi.
  • Không thể che lấp các vấn đề lớn tiềm ẩn bên trong như sự tổn thương cấu trúc răng hoặc răng đổi màu nghiêm trọng. Đối với răng mọc chen chúc nặng, đầu tiên, cần phải nắn thẳng răng bằng niềng răng truyền thống hoặc niềng răng trong suốt Invisalign, sau đó mới dán sứ Lumineer.

Đối tượng phù hợp với dán sứ Lumineer

Những người trên 18 tuổi, không có bệnh về lợi, không bị mất răng, răng không quá thưa hoặc không quá chen chúc là đối tượng phù hợp để dán sứ Lumineer. Lumineer hiệu quả nhất đối với tình trạng răng sứt mẻ, răng thưa ít, răng ngả màu và đặc biệt đem lại kết quả tuyệt vời đối với những người có thân răng nhỏ.

Nếu có tật cắn móng tay hoặc nghiến răng khi ngủ, bạn nên cân nhắc các lựa chọn khác thay vì dán veneers, bởi vì những hoạt động đó có thể gây mẻ hoặc vỡ miếng dán. Một số bệnh nhân (không phải tất cả) dán sứ Lumineer trên một số răng có thể nhận thấy màu sắc răng không được đồng đều nhất.

Các bước chuẩn bị dán sứ Lumineer

Nếu răng bạn nhỏ và thẳng hàng thì không cần chuẩn bị gì nhiều trước khi dán Lumineer. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt nướu (tạo hình đường viền lợi) để nướu cân xứng với hàm răng sắp tới. Nếu có cắt nướu, bạn sẽ cần đợi khoảng 45 ngày để nướu lành hẳn rồi mới tiến hành dán sứ Lumineer.

Đầu tiên, nha sĩ sẽ tạo một khuôn răng của riêng bạn, khuôn này được sử dụng như khuôn mẫu để tạo ra các miếng dán sứ Lumineer. Sau đó, bác sĩ làm sạch răng hoặc mài nhẹ kẽ răng trước khi dán Lumineer vào lần thăm khám sau (thường cách 1 tuần).

Một số bác sĩ sẽ hẹn bạn vào một buổi khác để “ngắm trước” nụ cười mới. Họ sẽ đặt tạm những miếng veneer acrylic lên răng – cái được gọi là “nụ cười thử nghiệm” – để bạn thấy được kết quả sau khi dán sứ Lumineer sẽ tương tự như vậy. Buổi hẹn này là cơ hội để sửa đổi một số điều mà bạn chưa hài lòng.

Quy trình dán sứ Lumineer

Dán sứ Lumineer không đau nên không cần gây mê, tê.

Bước đầu, bác sĩ cần đảm bảo các miếng dán Lumineer vừa khít với răng của bạn trước khi xịt axit và đặt lên răng, điều này bao gồm kiểm tra khớp cắn của bạn nhằm đảm bảo Lumineer sẽ không bị sứt mẻ khi nói chuyện hoặc ăn nhai. Tiếp theo, bác sĩ thoa keo lên từng miếng dán Lumineer, trước khi đặt lên răng. Sau đó gắn Lumineer lên răng và loại bỏ lượng chất dính (cement) dư thừa, đồng thời làm bóng miếng dán. Toàn bộ quy trình diễn ra khá nhanh, mất khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ, phụ thuộc vào số lượng răng cần được che phủ. Bạn không cần phải chườm đá, gạc hay các chất giảm đau.

Quá trình hồi phục

Kết thúc quy trình dán sứ Lumineer, bạn sẽ thấy được kết quả ngay lập tức và không cần thời gian hồi phục cũng như không cần nghỉ việc vài ngày.

Lợi (nướu) có thể bị đỏ, đau trong khoảng 3 tuần sau khi thực hiện quy trình. Tình trạng chảy máu chân răng liên tục là không phổ biến, vì thế hãy báo cho bác sĩ biết nếu điều đó xảy ra với bạn, hoặc nếu bạn bị viêm lợi dài ngày.

Răng sẽ dễ bị nhạy cảm trong khoảng 1 năm, đặc biệt khi ăn thực phẩm và đồ uống lạnh (điều này cũng đúng khi sử dụng mặt dán sứ truyền thống).

Kết quả dán sứ Lumineer có vĩnh viễn không?

Các bác sĩ nha khoa trên RealSelf (Mỹ) cho biết Lumineer có thể duy trì được khoảng 20 năm, nhưng tuổi thọ của chúng chưa được các nghiên cứu xác minh. Mặt dán sứ truyền thống thường duy trì được 10-30 năm, phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của bạn.

Nếu miếng dán Lumineer bị nứt nhỏ hoặc sứt mẻ ít, bác sĩ có thể chỉnh sửa lại.

Nếu miếng dán bị vỡ to hoặc nứt to thì cần phải thay thế hoàn toàn, phụ thuộc vào chi phí của bạn.

Nếu miếng dán bong ra mà còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ gắn lại vào răng.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ Lumineer

Điều quan trọng là phải chăm sóc tốt "nụ cười mới" bằng cách tránh làm sứt, vỡ hoặc bong veneer. “Hãy nhẹ nhàng với chúng. Có nghĩa là không nhai đá lạnh, không cắn móng tay, không dùng răng để mở vật cứng, nắp chai. Đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa theo hướng dẫn và tái khám 1 lần/năm”.

Lumineer có khả năng chống lại các vết ố vàng, vì thế theo thời gian chúng không bị ngả màu do thực phẩm, đồ uống, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể làm ngả màu Lumineer, vì vậy bệnh nhân nên cai thuốc lá.

Các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên đeo miếng bảo vệ răng khi ngủ để bảo vệ các miếng dán sứ khỏi thói quen nghiến răng.

Sự khác nhau giữa Lumineer và veneer sứ

Sự khác nhau đầu tiên giữa Lumineer và veneer sứ truyền thống là độ dày miếng dán: Lumineer mỏng hơn đáng kể (dày chừng kính áp tròng và bằng 1 nửa độ dày của miếng dán sứ truyền thống), do đó không cần mài răng thật trước khi gắn Lumineer. Điều này khiến quy trình trở nên nhanh gọn, đơn giản và ít khó chịu hơn. Tuy nhiên, một vài nha sĩ thấy làm như thế khiến răng bị cộm và trông không tự nhiên.

Các nha sĩ khác tin rằng sự khác biệt lớn nhất là độ bền của chúng. Một bác sĩ cho biết “Tôi thích Lumineer hơn veneer truyền thống vì loại chất liệu đang dùng hiện tại là lithium disilicate – chịu lực khỏe hơn và bền hơn sứ truyền thống và veneer thủy tinh”.

Dán sứ Lumineer giá bao nhiêu?

Chi phí dán sứ Lumineer cao hơn so với dán sứ truyền thống. Chi phí của bạn phụ thuộc vào số lượng răng được thẩm mỹ, giá cả trên mỗi răng mà phòng khám đưa ra, trình độ của bác sĩ và địa điểm phòng khám.

Bảo hiểm y tế thường không chi trả cho các phương pháp thẩm mỹ tự chọn này.

Các lựa chọn thay thế dán sứ Lumineer

  • Veneer sứ có độ dày gấp đôi Lumineer, vì thế cần phải mài men răng của răng thật trước khi gắn sứ. Kết quả nhận được rất tự nhiên, tuy nhiên, bạn không thể gỡ bỏ chúng mà không thông thay thế một veneer mới.
  • Dán Composite: Nhựa composite (một loại vật liệu có màu trùng với màu răng) được trám lên răng để chỉnh sửa răng sứt mẻ, ngả màu hoặc gãy vỡ, cũng như giải quyết các vấn đề về khoảng cách. Dán composite rẻ hơn Lumineer và veneer truyền thống, thường chỉ cần tới phòng khám làm 1 lần. Trám răng bằng composite không có khả năng chống lại sự ngả màu và chỉ duy trì được khoảng 3-5 năm. “ Ngoài ra, hình thể răng khi dán sứ Lumineer trông đẹp hơn khi dán compossite, màu sắc của răng cũng tốt hơn và ổn định hơn theo thời gian”.
  • Bọc răng sứ: Nếu răng bị sâu hoặc gãy và cần phải thay thế hoàn toàn, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp bọc răng sứ. Mão răng bọc bên ngoài cùi răng thật, được làm từ ceramic, kim loại hoặc kết hợp cả 2 loại vật liệu trên. Đầu tiên bác sĩ loại bỏ vùng sâu răng và sau đó lấy dấu răng của bạn để thiết kế mão răng và tiến hành bọc răng sứ.

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Mặt dán sứ Lumineer có làm tăng nguy cơ sâu răng không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1250 lượt xem

Vì thức ăn có thể kẹt lại ở giữa mặt dán sứ và răng nên mặt dán sứ có khiến răng dễ bị sâu hơn không?

Mặt dán sứ Lumineer và bệnh về lợi
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  752 lượt xem

Mặt dán sứ Lumineercó bị chống chỉ định cho người bị bệnh về lợi không?

Dán sứ Lumineer và dán sứ Veneer có giá giống nhau không?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1182 lượt xem

Theo tôi được biết thì với mặt dán sứ Lumineer, bác sĩ sẽ không cần phải mất nhiều công. Vậy có phải dán sứ Lumineer có giá thấp hơn dán sứ Veneer không?

Cần phải mài đi bao nhiêu răng trước khi gắn mặt dán sứ Veneer hoặc mặt dán sứ Lumineer?
Cần phải mài đi bao nhiêu răng trước khi gắn mặt dán sứ Veneer hoặc mặt dán sứ Lumineer?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1719 lượt xem

Tôi dự định sắp tới sẽ tiến hành dán sứ cho răng. Tôi đã nói chuyện với 2 bác sĩ nha khoa về phương pháp này. Tôi chỉ định dán sứ cho 4 răng ở hàm trên. Nhưng tôi rất lo về việc phải mài răng trước khi dán sứ. Tôi có nên chọn mặt dán sứ Lumineer thay vì mặt dán sứ Veneer không? Bác sĩ đã lấy khuôn hàm răng của tôi và gửi đến xưởng chế tác răng rồi.

Tật nghiến răng có thể dán sứ bằng mặt dán Lumineer không?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1093 lượt xem

Tôi có tật nghiến răng thì còn có thể dán sứ không? Tôi lo mặt dán sứ sẽ bị hỏng khi nghiến răng.

Có nên dùng mặt dán sứ Lumineer để đóng khe hở nhỏ giữa các răng và làm trắng răng không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1451 lượt xem

Răng của tôi tương đối thẳng, chỉ có khe hở nhỏ ở giữa hai răng cửa hàm trên. Tôi có nên chọn mặt dán sứ Lumineer không?

4 răng cửa rất to, dài và rộng có phù hợp với mặt dán sứ Lumineer không?
4 răng cửa rất to, dài và rộng có phù hợp với mặt dán sứ Lumineer không?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1196 lượt xem

4 răng cửa hàm trên của tôi trông rất to, dài và rộng. Liệu tôi có phù hợp với dán sứ Lumineer không?

Lựa chọn dán sứ Lumineer, Veneer hay bọc răng sứ?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1210 lượt xem

Tôi đang tìm một phương pháp làm cho răng trắng hơn. Hiện tại răng tôi đều ổn nhưng không được trắng và thẳng như tôi mong muốn (chủ yếu là răng hàm dưới). Tôi nên chọn mặt dán sứ Veneer, Lumineer hay bọc răng sứ?

Dán sứ Lumineer có phải loại mặt dán sứ tốt nhất không?
  •  5 năm trước
  •  13 trả lời
  •  1516 lượt xem

Khi tìm hiểu về phương pháp dán sứ, tôi thấy nhiều bác sĩ khuyên chọn một loại mặt dán sứ tên là Lumineer. Trên trang web của hãng sản xuất có nói rằng với loại mặt dán sứ này, răng có thể được khôi phục lại như cũ sau khi gỡ mặt dán và ít gây đau hơn do không cần mài răng. Vậy đây có phải là loại mặt dán sứ tốt nhất không?

Gắn mặt dán sứ Lumineer cho răng hàm dưới
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  993 lượt xem

Tôi có thể gắn mặt dán sứ Lumineer cho răng ở hàm dưới không?

Có thể gắn mặt dán sứ Lumineer lên mão răng sứ không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1055 lượt xem

Tôi đã bọc răng sứ nhưng không thích màu của mão răng lắm. Liệu tôi có thể gắn mặt dán Lumineer lên mão răng hiện tại và nếu có thể thì liệu mặt dán sứ có màu sắc giống với mão răng không?

Mặt dán sứ Lumineer có độ bền bao lâu?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  787 lượt xem

Răng cửa của tôi bị vỡ một nửa. Nếu dùng mặt dán sứ Lumineer thì mặt dán sứ sẽ có độ bền bao lâu nếu giữ gìn cẩn thận?

Dán sứ Veneer và dán sứ Lumineer: loại nào làm cho răng trắng hơn?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1163 lượt xem

Nếu quan tâm đến độ làm trắng răng, thì cái nào trắng nhất: dán veneer hay dán lumineer?

Mặt dán sứ Lumineer có làm hại đến răng thật không?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1012 lượt xem

Tôi rất muốn dán sứ Lummineer nhưng không biết liệu loại mặt dán sứ này có làm hại đến răng thật khi mặt dán bị bong hay được gỡ ra không?

Răng bị xỉn màu do dùng thuốc kháng sinh tetracycline: nên chọn mặt dán sứ Veneer hay mặt dán sứ Lumineer?
Răng bị xỉn màu do dùng thuốc kháng sinh tetracycline: nên chọn mặt dán sứ Veneer hay mặt dán sứ Lumineer?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1290 lượt xem

Răng của tôi bị ngả màu do dùng thuốc kháng sinh tetracycline. Tôi đã thử tẩy trắng nhưng không hiệu quả. Tôi muốn làm cho răng trắng hẳn lên thì nên chọn mặt dán sứ Veneer hay mặt dán sứ Lumineer. Răng cửa của tôi vẫn chắc khỏe, chỉ có vấn đề là mọc sát nhau quá nên khó dùng chỉ nha khoa. Tôi muốn làm 12 răng. Vậy thì nếu dán sứ, chi phí sẽ là bao nhiêu và có phương pháp nào rẻ hơn cho những răng còn lại không?

Răng mọc chen chúc nên chọn cách dán sứ hay niềng răng trong suốt?
Răng mọc chen chúc nên chọn cách dán sứ hay niềng răng trong suốt?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1266 lượt xem

Răng của tôi mọc chen chúc và còn bị lệch vào phía trong. Tôi còn cảm giác răng quá nhỏ và bị xỉn màu. Tôi nên lựa chọn phương pháp nào, dán sứ Lumineer hay niềng răng trong suốt?

Nên niềng răng hay dùng mặt dán sứ Lumineer để khắc phục răng cửa bị thưa?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1421 lượt xem

Răng cửa của tôi bị thưa, nên dùng niềng răng hay mặt dán sứ Lumineer để giải quyết vấn đề này?

Răng thế nào thì dán sứ Lumineer hiệu quả nhất?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  846 lượt xem

Liệu răng hơi vàng và tối màu thì có nên tẩy trắng răng trước khi dán sứ Lumineer không?

Các vấn đề và biến chứng của mặt dán sứ Lumineer
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  858 lượt xem

Khi đọc thông tin về mặt dán sứ Lumineer, tôi thấy nhiều người nói rằng loại mặt dán sứ này thường bị vỡ, khiến hơi thở có mùi khó chịu, bệnh về lợi. Tại sao lại xảy ra những hiện tượng này và làm thế nào để ngăn ngừa?

Muốn làm dài răng thì nên chọn mặt dán sứ Lumineer hay Veneer truyền thống?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1181 lượt xem

Răng tôi ngắn và nhỏ. Tôi đang muốn làm cho răng dài và to hơn thì nên chọn mặt dán sứ Lumineer hay mặt dán sứ Vener truyền thống?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây