1

Khi nào không thể tập luyện trong thai kỳ?

Đôi khi tập luyện bị nghiêm cấm trong thời kỳ mang thai để bảo vệ sức khoẻ của bạn hoặc bé (hoặc cả hai). Hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi chương trình tập luyện của bạn.
Khi nào không thể tập luyện trong thai kỳ? Khi nào không thể tập luyện trong thai kỳ?

Khi nào nên tránh tập thể dục?

Nói chung, trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyên không nên tập aerobic trong thời kỳ mang thai nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào dưới đây:

  • Một số loại bệnh về phổi và tim
  • Suy thoái cổ tử cung hoặc khâu vòng cổ tử cung (tử cung giãn nở sớm)
  • Mang đa thai (mang thai đôi, đa hay nhiều hơn) nếu có nguy cơ sinh non
  • Chảy máu liên tục trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba
  • Nhau tiền đạo sau 26 tuần
  • Có dấu hiệu chuyển dạ sớm trong suốt thai kỳ hiện tại
  • Màng ối bị vỡ (nghĩa là nước ối bị vỡ)
  • Tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ
  • Thiếu máu nghiêm trọng. Một số phụ nữ có tình trạng này vẫn có thể tập thể dục dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tốt nhất cho bạn.

Khi nào cần kiểm tra với bác sĩ trước khi tập thể dục?

Có một số vấn đề khác có nghĩa là bạn cần phải tập thể dục hết sức cẩn thận. Hãy đề nghị bác sĩ giới thiệu một chương trình tập luyện an toàn nếu bạn:

  • Thiếu máu
  • Nhịp tim bất thường
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 kiểm soát kém
  • Kiểm soát huyết áp không tốt
  • Bệnh béo phì hoặc thiếu cân quá mức
  • Thường có lối sống tĩnh, ít hoạt động
  • Thai nhi hạn chế phát triển trong tử cung trong lần mang thai hiện tại
  • Chấn thương xương hoặc khớp, hoặc các vấn đề chỉnh hình khác
  • Rối loạn co giật do kiểm soát kém
  • Kiểm soát bệnh cường giáp kém
  • Lịch sử hút thuốc nặng

khi nào 2

Dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc biến chứng khi mang thai

Ngay cả khi bác sĩ cho phép bạn tập luyện thường xuyên cũng cần chú ý đến các dấu hiệu cho thấy các vấn đề về sức khỏe hoặc thai kỳ. Ngừng tập ngay và liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy:

  • Giảm chuyển động của bào thai
  • Chóng mặt hoặc hoa mắt
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh
  • Đau bắp chân hoặc sưng phù (có thể biểu hiện tình trạng có cục máu đông)
  • Chảy máu âm đạo
  • Tức ngực
  • Thường xuyên đau bụng hoặc co thắt
  • Rỉ hoặc (phun) chất lỏng ra từ âm đạo
  • Khó thở (Điều này phổ biến trong thời kỳ mang thai nhưng đôi khi có thể báo hiệu một vấn đề như hen suyễn hoặc có dịch trong phổi.)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tap luyen thai ky
Tin liên quan
Châm cứu trong thai kỳ có an toàn không?
Châm cứu trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên châm cứu trong khi đang mang thai không ạ? Và việc châm cứu có an toàn cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu
Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu

Bạn có thể bắt đầu một chương trình tập luyện trong suốt thai kỳ, ngay cả khi cho đến bây giờ bạn vẫn chưa hề tập lần nào. Chỉ cần tham vấn kế hoạch tập của bạn với bác sĩ và được bác sĩ cho phép trước khi bắt đầu.

Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!
Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.

Tập luyện trong thai kỳ: Tập luyện bằng sức nặng của cơ thể
Tập luyện trong thai kỳ: Tập luyện bằng sức nặng của cơ thể

Tập luyện bằng sức nặng của cơ thể không chỉ dành cho vận động viên chuyên nghiệp và những người tập thể hình – các bà bầu cũng có thể đạt được lợi ích từ bài tập này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3225 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1645 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  952 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây