Hôn mê đái tháo đường và tiểu đường túyp 2

Thứ ba - 17/12/2019 04:19
Hôn mê đái tháo đường và tiểu đường túyp 2

Hôn mê đái tháo đường có thể xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao - 600 mg/dL trở lên - khiến bạn trở nên rất mất nước. Hôn mê đái tháo đường thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không được kiểm soát tốt. Nó phổ biến ở những người già, bệnh mãn tính, và khuyết tật. Các bác sĩ không chắc chắn lý do là gì, nhưng họ nghĩ rằng những đối tượng này có thể không nhận ra đang bị khát hoặc không thể có đủ nước để uống.

Đây là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Biết các triệu chứng có thể giúp bạn giữ an toàn.

Những dấu hiệu cảnh báo hôn mê đái tháo đường

Nếu bạn bị tiểu đường và bạn đã có một cơn khát nặng và đi đến phòng tắm thường xuyên hơn bình thường trong một vài tuần, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn - đặc biệt nếu lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt. Khi cơ thể bạn mất nhiều nước hơn, bạn có thể nhận thấy:

  • Sốt cao
  • Ốm yếu
  • Buồn ngủ
  • Trạng thái tinh thần bị thay đổi
  • Đau đầu
  • Bồn chồn
  • Không thể nói
  • Các vấn đề về thị giác
  • Ảo giác
  • Tê liệt

Nguyên nhân gì gây hôn mê đái tháo đường?

Những yếu tố này có thể dẫn đến mất nước và hôn mê:

  • Nhiễm trùng
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy thận
  • Thuốc (thuốc lợi niệu, một số loại thuốc cho tim, hoặc steroid)
  • Bị ốm
  • Vết loét chảy máu
  • Cục máu đông
  • Đường huyết không được kiểm soát

Điều trị hôn mê đái tháo đường

Một khi bác sĩ phát hiện thấy dấu hiệu ban đầu, họ có thể đưa bạn đến bệnh viện. Bạn sẽ được truyền để bù đắp điện giải như kali và các chất lỏng bị mất. Và bạn sẽ nhận được insulin hoặc thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu. Tình trạng hôn mê có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

Hôn mê đái tháo đường có thể ngăn chặn được không?

Thực hiện các bước đơn giản sau để giúp bảo vệ bản thân:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Biết được lượng đường trong máu mục tiêu và phải làm gì nếu như kết quả đo quá cao.
  • Lập kế hoạch kiểm tra đường máu của bạn một cách thường xuyên khi bạn bị bệnh.
  • Hãy chăm sóc thêm cho bản thân nếu bạn bị ốm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây