1

Đau đầu có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Đau nhức đầu là một vấn đề rất phổ biến mà bất cứ ai đều đã từng trải qua một vài lần. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu khác nhau và nguyên nhân gây đau đầu ở người này lại có thể giúp giảm đau ở người khác, ví dụ như caffeine. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố (hormone) cũng vậy,
Đau đầu có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh? Đau đầu có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Nội dung chính của bài viết:

  • Khi đến tuổi mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ tạo ra ít hormone progesterone và testosterone hơn so với những năm còn trong độ tuổi sinh sản. Những dao động nội tiết tố này có thể gây ra các cơn đau đầu.
  • Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng người. Nếu nguyên nhân gây đau đầu là do nội tiết tố thì những cơn đau có thể sẽ nhẹ đi và xuất hiện thưa hơn sau khi mãn kinh. 

  • Tuy nhiên, một số phụ nữ lại bị đau đầu thường xuyên hơn hoặc các cơn đau trở nên dữ dội hơn trong giai đoạn mãn kinh. Chứng đau nửa đầu là một dạng đau đầu và thường có triệu chứng rất nghiêm trọng.

  • Liệu pháp hormone có thể giúp cải thiện chứng đau nửa đầu ở người này nhưng lại có thể khiến cho tình trạng thêm trầm trọng hơn ở người khác

  • Hãy thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn, châm cứu hay dùng viên uống bổ sung để làm giảm và ngăn ngừa đau đầu. 

  • Nếu nhận thấy những cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày thì cần đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Ở nhiều phụ nữ bị đau đầu do nội tiết tố, các cơn đau giảm đi đáng kể khi bước vào thời kỳ mãn kinh – khoảng thời gian mà nồng độ nội tiết tố có sự thay đổi. Trong khi đó lại có những người bị đau nặng hơn trong giai đoạn này. Tại sao lại như vậy? Mãn kinh và đau đầu có liên quan gì đến nhau và làm thế nào để điều trị các cơn đau?

Hiểu về thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là thời kỳ đánh dấu sự chính thức kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản tự nhiên của người phụ nữ. Đó là một quá trình thường diễn ra trong độ tuổi từ 45 đến 55. Khi một phụ nữ không có kinh trong vòng một năm thì được coi là đã mãn kinh tự nhiên (không phải do bệnh tật hay phẫu thuật).

Khoảng thời gian trước khi kinh nguyệt ngừng hoàn toàn được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều tháng đến nhiều năm trước khi mãn kinh và là khoảng thời gian mà cơ thể sẽ có những biểu hiện, triệu chứng như:

Khô âm đạo

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Khó ngủ
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Hay buồn lo, cáu gắt
  • Tóc mỏng đi
  • Tăng cân

Ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường cho đến tận ngày dừng hẳn nhưng điều này là rất hiếm. Đa phần thì trong giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt đều trở nên bất thường, ví dụ như mất kinh từ một đến một vài tháng rồi lại có lại. Nguyên nhân của điều này là do sự dao động nội tiết tố trong cơ thể.

Khi đến tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ giảm nhưng thường không giảm một cách đều đặn. Cơ thể phụ nữ cũng sẽ tạo ra ít hormone progesterone và testosterone hơn so với những năm còn trong độ tuổi sinh sản. Những dao động nội tiết tố này có thể gây ra các cơn đau đầu. Do đó, đau đầu có thể là một dấu hiệu báo sắp mãn kinh.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến đau đầu?

Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng người.

Nếu nguyên nhân gây đau đầu là do nội tiết tố thì những cơn đau có thể sẽ nhẹ đi và xuất hiện thưa hơn sau khi mãn kinh. Lý do là bởi lúc này, chu kỳ kinh nguyệt đã chấm dứt vĩnh viễn nên nồng độ nội tiết tố ở mức thấp và ít biến động.

Tuy nhiên, một số phụ nữ lại bị đau đầu thường xuyên hơn hoặc các cơn đau trở nên dữ dội hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh. Cũng có nhiều người dù trước đây chưa bao giờ bị đau đầu do nội tiết tố nhưng lại bắt đầu bị đau trong giai đoạn này.

Nhiều phụ nữ bị chứng đau nửa đầu cho biết những cơn đau nhức trong giai đoạn tiền mãn kinh trở nên dữ dội hơn nhiều so với trước. Điều này chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ mà trước đó thường bị tăng đau vào kỳ kinh và thời điểm rụng trứng hàng tháng.

Chứng đau nửa đầu là một dạng đau đầu và thường có triệu chứng rất nghiêm trọng. Đau nửa đầu có biểu hiện đặc trưng là cảm giác đau buốt ở một bên đầu, ngoài ra còn khiến cho người bệnh bị nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Sự suy giảm nồng độ hormone estrogen là một yếu tố phổ biến kích hoạt các cơn đau đầu. Đó là lý do tại sao tình trạng đau đầu thường trở nên nặng hơn vào trước thời gian hành kinh. Mặc dù là cùng một loại hormone nhưng lại có những tác động khác nhau lên mỗi người, đôi khi giúp làm giảm tình trạng đau nửa đầu sau thời kỳ mãn kinh nhưng đôi khi lại có thể gây đau nặng hơn trong những năm tháng trước mãn kinh.

Nguyên nhân là bởi vì nồng độ các hormone như estrogen và progesterone sụt giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự sụt giảm này không phải lúc nào cũng diễn ra đều đặn nên những phụ nữ thường bị đau đầu trước và trong kỳ kinh hàng tháng cũng sẽ dễ bị đau đầu nặng hơn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tần suẩt các cơn đau đầu nghiêm trọng cũng có thể tăng lên trong khoảng thời gian này.

Liệu pháp hormone có thể điều trị được đau đầu không?

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp được sử dụng để điều trị bốc hỏa và các triệu chứng khác liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên, tác động của liệu pháp này đến các cơn đau đầu do nội tiết tố ở mỗi người là không giống nhau. Liệu pháp hormone có thể giúp cải thiện chứng đau nửa đầu ở người này nhưng lại có thể khiến cho tình trạng thêm trầm trọng hơn ở người khác.

Trong thời gian điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế, nếu nhận thấy các cơn đau đầu tăng lên (về mức độ hoặc tần suất) thì cần báo với bác sĩ. Có thể cần chuyển từ estrogen đường uống sang miếng dán ngoài da. Miếng dán estrogen thường ít gây đau đầu hơn so với dạng viên uống. Hoặc cũng có thể bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác.

Biện pháp giảm và ngăn ngừa đau đầu

Có thể điều trị và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu bằng nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm cả thuốc không kê đơn mà bạn có thể tự mua được tại các hiệu thuốc và các thuốc theo đơn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng là cách để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Những gì bạn ăn hàng ngày có tác động rất lớn đến tình trạng đau đầu. Tuy nhiên, những loại thực phẩm khiến bạn bị đau đầu lại có thể làm dịu triệu chứng đau nhức, khó chịu ở những người khác. Do đó, không có hướng dẫn cụ thể nào về những thực phẩm nên ăn và nên tránh. Bạn nên theo dõi chế độ ăn của mình và những lần bị đau đầu để xác định các loại thực phẩm gây ra vấn đề.

Khi bị đau đầu, hãy nhớ lại và viết ra những gì mà bạn đã ăn trong vài giờ trước đó. Sau đó thử cắt giảm hoặc loại bỏ dần các món có trong danh sách khỏi bữa ăn hàng ngày rồi theo dõi xem các cơn đau đầu có đỡ hơn hay không.

Một số loại thực phẩm, đồ uống phổ biến kích hoạt triệu chứng đau đầu gồm có:

  • Rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Caffeine trong cà phê, trà
  • Chocolate

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng đau đầu. Nên cố gắng tập từ 3 - 4 lần trở nên mỗi tuần và mỗi lần tập ít nhất 30 phút. Bạn có thể chọn bất cứ hình thức tập luyện nào mà mình thích như chạy bộ, đến phòng gym hay chỉ cần đi bộ.

Ban đầu nên tập nhẹ nhàng và trong thời gian ngắn rồi tăng dần lên. Mỗi lần tập cũng nên dành thời gian làm ấm cơ thể trước. Việc tập các bài tập cường độ cao ngay từ đầu có thể sẽ gây đau đầu.

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị trong y học cổ truyền, sử dụng các cây kim mảnh đâm vào những huyệt đạo để kích thích lưu thông khí trong cơ thể. Phương pháp này có thể điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả đau đầu.

Trị liệu hành vi

Phản hồi sinh học và liệu pháp thư giãn là hai dạng trị liệu hành vi có thể giúp giảm những cơn đau đầu dữ dội. Hai phương pháp này sử dụng các kỹ thuật khác nhau để kiểm soát cách mà cơ thể phản ứng với căng thẳng, căng cơ và các cơn đau.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (cognitive behavioral therapy - CBT) là một phương pháp hơi khác một chút. Qua liệu pháp này, bạn sẽ học được các kỹ thuật giảm căng thẳng cũng như là làm thế nào để đối phó một cách tốt hơn với các tác nhân gây căng thẳng hoặc đau đớn. Nên kết hợp liệu pháp nhận thức - hành vi với phản hồi sinh học hoặc liệu pháp thư giãn để có kết quả cao nhất.

Dùng viên uống bổ sung

Một số loại viên uống bổ sung đã được chứng minh là có thể làm giảm tần suất và mức độ các cơn đau đầu. Ba loại viên uống bổ sung đem lại hiệu quả cao nhất là vitamin B2, chiết xuất cây bơ gai (butterbur) và magiê. Ngoài ra, vitamin D và coenzyme Q10 cũng đem lại công dụng tương tự. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào vì những sản phẩm này có đi kèm với một số tác dụng phụ và có thể tương tác với những loại thuốc đang dùng và gây ra các vấn đề không mong muốn.

Khi nào cần đi khám?

Ở nhiều phụ nữ, tình trạng đau đầu xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh đã đỡ hơn đáng kể sau mãn kinh – giai đoạn mà nồng độ nội tiết tố đã ngừng dao động. Trước lúc đó, để giảm các cơn đau đầu thì bạn nên thử dùng thuốc điều trị và đồng thời kết hợp với một số thay đổi về lối sống.

Nếu nhận thấy những cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày thì cần đi khám bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn hay không và nếu đúng thì có biện pháp điều trị ngay từ sớm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: triệu chứng
Tin liên quan
Đánh trống ngực có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?
Đánh trống ngực có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone estrogen tăng và giảm thất thường. Khi qua thời kỳ mãn kinh, cơ thể sẽ ngừng sản sinh các hormone này. Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra hiện tượng đánh trống ngực.

Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Ở mỗi phụ nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng thường tồn tại trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài lên đến 7 năm sau mãn kinh.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, gần như tất cả phụ nữ đều gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, phiền muộn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và mệt mỏi.

Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Vậy làm sao để khắc phục triệu chứng này?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây