1

Có kinh hai lần trong một tháng có bình thường không?

Đa số phụ nữ đều có kinh nguyệt mỗi tháng một lần nhưng đôi khi, kinh nguyệt có thể đến hai lần trong cùng một tháng.
Có kinh hai lần trong một tháng có bình thường không? Có kinh hai lần trong một tháng có bình thường không?

Nội dung chính của bài viết

  • Nhiều phụ nữ có kinh nguyệt bắt đầu muộn hơn hoặc sớm hơn so với tháng trước đó và cũng có không ít người trải qua hai lần kinh nguyệt trong một tháng.
  • Khi chưa đến ngày dự kiến diễn ra kỳ kinh nguyệt mà lại bị ra máu thì có thể là do chu kỳ ngắn hoặc do các vấn đề gây chảy máu âm đạo.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể là do không rụng trứng, cường giáp, suy giáp, bắt đầu mãn kinh, tuổi dậy thì, u xơ hoặc u nang tử cung, stress, tăng hoặc giảm cân quá nhiều, các biện pháp tránh thai hoặc bị ốm.
  • Chảy máu âm đạo giữa thai kỳ có thể là do bạn đã mang thai, bị bệnh nhiễm trung lây qua đường tình dục hay sảy thai. 
  • Những người có tiền sử gia đình bị u nang, u xơ tử cung hoặc mãn kinh sớm thường có khả năng cao có kinh nguyệt hai lần trong một tháng.
  • Nếu nghĩ rằng mình có kinh nguyệt hai lần mỗi tháng thì nên đi khám bác sĩ. Điều này có thể được khắc phục bằng các phương pháp điều trị nhằm cân bằng nồng độ hormone và điều hòa kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Phụ nữ trưởng thành thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 24 đến 38 ngày còn ở các bé gái mới dậy thì, chu kỳ kinh thường là 38 ngày hoặc dài hơn. Tuy nhiên, chu kỳ của mỗi phụ nữ là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo từng tháng.

Đôi khi, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường, có nghĩa là kinh nguyệt bắt đầu muộn hơn hoặc sớm hơn so với tháng trước đó và cũng có không ít người trải qua hai lần kinh nguyệt trong một tháng.

Nếu chu kỳ ngắn thì lần có kinh đầu có thể rơi vào đầu tháng còn lần thứ hai diễn ra vào cuối tháng. Đây là điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng cả.

Tuy nhiên, ra máu khi chưa đến ngày dự kiến bắt đầu kỳ kinh sau đôi khi không phải là do chu kỳ ngắn và kinh nguyệt đến sớm mà có thể là hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Cần phân biệt rõ hai điều này:

  • Nếu là kinh nguyệt bình thường thì lượng máu sẽ đủ nhiều để phải dùng băng vệ sinh hoặc tamon và phải thay sau vài giờ. Máu có thể có màu màu đỏ sẫm, đỏ tươi, nâu hoặc hồng.
  • Nếu là ra máu giữa chu kỳ kinh thì lượng máu rất ít, có thể chỉ cần dùng băng vệ sinh hàng ngày là đủ. Máu thường có màu màu đỏ sẫm hoặc nâu.

Sau khi đã xác định được là hiện tượng ra máu giữa chu kỳ hay có kinh nguyệt bình thường thì có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân

Khi chưa đến ngày dự kiến diễn ra kỳ kinh nguyệt mà lại bị ra máu thì có thể là do chu kỳ ngắn hoặc do các vấn đề gây chảy máu âm đạo.

Chu kỳ kinh ngắn

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên trở nên ngắn hơn thì có thể là do những nguyên nhân dưới đây:

  • Không rụng trứng
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Bắt đầu mãn kinh
  • Tuổi dậy thì
  • U xơ hoặc u nang tử cung
  • Stress
  • Tăng hoặc giảm cân quá nhiều
  • Các biện pháp tránh thai
  • Bị ốm

Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ

Nếu như bạn vẫn thường có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và đột nhiên có sự thay đổi bất thường, ví dụ như ra máu hai lần trong một tháng thì đây có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Một số nguyên nhân có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo mà có thể bị nhầm với kinh nguyệt:

  • Mang thai: mang thai có thể gây hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này trong thai kỳ có thể là bình thường hoặc cũng có thể là bất thường nên cần phải đi khám.
  • Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục: những bệnh như lậu, chlamydia có thể gây chảy máu âm đạo và những dấu hiệu bất thường về khí hư.
  • Sảy thai: đây cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu bất thường. Nếu bạn nghĩ rằng hoặc biết mình có thai và bắt đầu thấy bị ra máu giống như đến kỳ thì cần đến bệnh viện ngay.

Các yếu tố nguy cơ

Những người có tiền sử gia đình bị u nang, u xơ tử cung hoặc mãn kinh sớm thường có khả năng cao có kinh nguyệt hai lần trong một tháng.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu như:

  • Bị đau ở vùng bụng dưới và vài ngày không đỡ
  • Ra máu nhiều khi đến tháng
  • Ra máu (nhỏ giọt hoặc nhiều) giữa chu kỳ kinh, điều này thường bị nhầm lẫn là hai lần kinh nguyệt trong một tháng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng kinh nặng hơn bình thường
  • Máu kinh có lẫn các cục máu đông

Hậu quả

Tình trạng bị ra máu nhiều hơn một lần trong một tháng hơn sẽ gây thiếu máu – vấn đề xảy ra do hàm lượng sắt trong máu giảm xuống mức quá thấp. Bác sĩ thường sẽ xét nghiệm cả mức sắt trong khi làm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây hiện tượng ra máu bất thường.

Các triệu chứng thiếu máu gồm có:

  • Người mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim không đều
  • Da xanh xao

Phương pháp điều trị

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây hiện tượng ra máu nhiều lần trong một tháng. Nếu là do chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc nếu gần đây mới bắt đầu có kinh nguyệt thì thường không cần điều trị. Nếu bị thiếu máu có thể dùng viên uống bổ sung sắt.

Trong những trường hợp mà kinh nguyệt diễn ra quá thường xuyên thì có thể khắc phục bằng các biện pháp tránh thai nội tiết. Phương pháp kiểm soát sinh sản này giúp điều hòa kinh nguyệt và giải quyết các vấn đề thiếu máu do mất nhiều máu kinh.

Dưới đây là phương pháp điều trị các nguyên nhân khác có thể gây ra máu nhiều lần trong tháng.

Suy giáp

Suy giáp có nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém và cơ thể không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Giải pháp điều trị là bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp, có thể dùng qua đường uống.

Cường giáp

Cường giáp là tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Có nhiều phương pháp điều trị cường giáp và sau khi chẩn đoán vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp.

Tiền mãn kinh

Nếu là do tiền mãn kinh thì có thể khắc phục bằng liệu pháp hormone thay thế và liệu pháp estrogen. Những phương pháp này giúp điều hòa kinh nguyệt cho đến khi chu kỳ chấm dứt hẳn sau mãn kinh.

U xơ và u nang

Có nhiều giải pháp khác nhau để điều trị u xơ hoặc u nang tử cung:

  • Vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai là một biện pháp kiểm soát sinh sản và có thể giúp giảm bớt tình trạng ra nhiều máu khi đến kỳ - triệu chứng của u xơ hoặc u nang tử cung nhưng phương pháp này không thể can thiệp đến khối u.
  • MRI-HIFU (MRI-guided ultrasound surgery): Đây là một phương pháp không xâm lấn, sử dụng máy chụp cộng hưởng từ MRI để loại bỏ khối u xơ hoặc u nang.
  • Nút mạch u xơ tử cung (UAE): Đây là một thủ thuật có mức độ xâm lấn tối thiểu nhằm chặn sự cung cấp máu đến tử cung, từ đó làm cho khối u xơ bị phân rã và co lại.
  • Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ u xơ khác nhau, ví dụ như bóc u xơ tử cung qua cổ tử cung. Trong quy trình này, các khối u xơ được loại bỏ qua cổ tử cung mà không cần cắt rạch qua da. Phương pháp thứ hai là loại bỏ u xơ qua nội soi ổ bụng, trong đó các đường mổ nhỏ được tạo trên bụng và qua đó bác sĩ sẽ loại bỏ u xơ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật qua đường mổ mở, trong đó bác sĩ tạo đường mổ dài hơn trên bụng để loại bỏ khối u.
  • Cắt tử cung: Đây thường là giải pháp cuối cùng
  • Thuốc chủ vận GnRH (hormone giải phóng gonadotropin): Đây là những loại thuốc có tác dụng điều trị u xơ tử cung. Cơ chế hoạt động là ngăn chặn estrogen và progesterone, đưa cơ thể vào trạng thái mãn kinh tạm thời. Điều này ngăn chặn sự phát triển của khối u xơ và làm cho chúng co lại. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị này để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật nhằm loại bỏ một cách dễ dàng hơn.

Stress

Những thay đổi trong cuộc sống sẽ dẫn đến stress và gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Để giảm stress thì nên cố gắng tập thể dục thường xuyên và thử những biện pháp thư giãn khác như ngồi thiền.

Giảm cân hoặc tăng cân

Nếu phát hiện thấy tăng cân hoặc giảm cân đột ngột thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và được tư vấn biện phap kiểm soát cân nặng.

Phản ứng với các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai nội tiết có cơ chế hoạt động là cung cấp hormone cho cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ cần thử một vài biện pháp khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất với mình. Khi đã tìm ra thì sẽ mất khoảng vài tháng để cơ thể quen với phương pháp tránh thai mới.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

Đi khám

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, vì vậy nên phải đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải.

Hãy trả lời chi tiết các câu hỏi này để bác sĩ tìm ra vấn đề và có biện pháp điều trị chuẩn xác nhất. Dưới đây là một số câu hỏi mà bác sĩ có thể đưa ra:

  • Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu? Kinh nguyệt có hay đến sớm không?
  • Hiện tượng ra máu nhiều hơn một lần trong tháng bắt đầu từ khi nào?
  • Hiện tượng ra máu mỗi khi có kinh kéo dài bao lâu?
  • Máu có màu gì?
  • Có ra nhiều máu không?
  • Có cục máu đông không? Nếu có thì kích cỡ như thế nào?
  • Có triệu chứng nào khác không?

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu của kỳ kinh này đến ngày bắt đầu ra máu của kỳ kinh tiếp theo. Bạn có thể theo dõi chu kỳ của mình bằng các ứng dụng trên điện thoại.

Nếu kinh nguyệt diễn ra thất thường thì việc theo dõi chu kỳ sẽ giúp bạn phát hiện được vấn đề nhanh hơn. Bạn cũng có thể mang những thông tin này khi đi khám để bác sĩ kiểm tra.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bình thường
Tin liên quan
Chất dịch trắng trước khi có kinh nguyệt có bình thường không?
Chất dịch trắng trước khi có kinh nguyệt có bình thường không?

Khí hư màu trắng thường là hiện tượng hoàn toàn bình thường trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề với sức khỏe, ví dụ như nhiễm trùng nấm men.

Kinh nguyệt ra ít có bình thường không?
Kinh nguyệt ra ít có bình thường không?

Kinh nguyệt ra ít có thể là hiện tượng bình thường và không phải điều đáng lo ngại. Kể cả khi hiện tượng ra máu kinh chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày thì vẫn được coi là bình thường.

Đau Ngực Trước Kỳ Kinh Có Bình Thường Hay Không?
Đau Ngực Trước Kỳ Kinh Có Bình Thường Hay Không?

Đau ngực trước kỳ kinh có phải là hiện tượng bình thường không? Đây là một trong nhóm các triệu chứng xảy ra trước khi có kinh nguyệt, được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.

Có Dịch Âm Đạo Sau Khi Hết Kinh Là Bình Thường Không?
Có Dịch Âm Đạo Sau Khi Hết Kinh Là Bình Thường Không?

Có dịch âm đạo sau khi hết kinh là bình thường hay bất thường? Trong thời gian có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra và tạo thành một hỗn hợp gồm có mô và máu. Khi kinh nguyệt chính thức kết thúc thì có thể ngay lập tức xuất hiện dịch tiết từ âm đạo hay còn gọi là khí hư. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Kinh nguyệt ra cục máu đông có bình thường không?
Kinh nguyệt ra cục máu đông có bình thường không?

Kinh nguyệt ra kèm các cục máu đông một hiện tượng bình thường vào mỗi kỳ kinh. Các cục máu đông nhỏ là vấn đề không đáng lo ngại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây