1

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Nội dung chính bài viết:

  • Chế độ ăn uống “nghiêm ngặt”, lành mạnh, đủ dinh dưỡng là chìa khóa vàng trong quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Ưu tiên lựa chọn các loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao. Tránh thực phẩm và đồ uống nhiều đường. Tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trong thực phẩm chế biến sẵn).
  • Ăn gì, ăn như thế nào và ăn khi nào cũng rất quan trọng.
  • Danh sách các thực phẩm nên ăn, nên hạn chế ăn và nên tránh ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có cần chú ý đến chế độ ăn uống không?

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để ăn là rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tình trạng của họ bằng cách ăn uống lành mạnh, theo dõi lượng đường trong máu và tập thể dục đều đặn.Theo đó, nhiều thai phụ ít cần dùng thuốc để kiểm soát tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu có cần theo dõi lượng carbohydrate không?

Câu trả lời là có. Lượng và loại carbohydrate (tinh bột tự nhiên và đường) trong thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Và với bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ cần phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cụ thể. Thiết lập giới hạn về lượng carbohydrate bạn nạp mỗi bữa ăn là bước đầu tiên để quản lý lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn nên giảm tổng lượng carbohydrate xuống còn khoảng 40% lượng calo hàng ngày của bạn.

Thông tin về carbohydrate

Carbohydrate có 2 loại là carbohydrate đơncarbohydrat đa. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm chứa carbohydrate đa. Mặc dù cả 2 loại carbohydrate đều được chuyển hóa thành đường (đường máu) và tạo ra năng lượng, nhưng carbohydrate đa còn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ mà bà bầu và thai nhi cần. Carbohydrate đa giải phóng đường vào máu chậm chạp, cung cấp năng lượng kéo dài hơn do chúng cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thu so với carbohydrate đơn.

Carbohydrate đa có trong:

  • Ngũ cốc nguyên cám (chứa nhiều chất xơ) như gạo lứt và bánh mì nguyên cám; lựa chọn các loại ngũ cốc này thay thế cho các phiên bản tinh chế (bánh mì trắng) và cơm trắng.
  • Thực phẩm họ đậu giàu chất xơ như đậu, đậu lăng và đậu gà.

Tránh đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống bổ sung đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt. Nước hoa quả và mật ong cũng nên tránh vì chúng có hàm lượng đường cao. Lưu ý rằng một số thực phẩm tự nhiên như trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa – cũng chứa carb đơn, nhưng chúng có lợi cho cơ thể. Những thực phẩm đó nên có mặt trong chế độ ăn uống của bạn một cách hợp lý.

Nếu bạn là một tín đồ hảo ngọt và đang thèm thuồng đồ ngọt nào đó, hãy thử chất làm ngọt nhân tạo như đường asparrtame, Kali acesulfame (Ace K), sucralose (Splenda) được xem là an toàn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu về việc sử dụng cho phụ nữ có thai còn hạn chế. Nếu bạn định tiêu thụ các chất làm ngọt này, hãy tiêu thụ một cách có chừng mực. Ngoài ra, cũng lưu ý rằng một số thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể đã qua chế biến và có chứa carbohydrate đơn.

Biện pháp kiểm soát đường huyết khi mang thai

Một cách để ổn định lượng đường trong máu của bạn là tuân thủ một chế độ ăn cụ thể. Hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng – người có thể thiết kế một chế độ ăn uống đặc biệt phù hợp với bạn dựa trên cân nặng, chiều cao, hoạt động thể chất của bạn và nhu cầu của thai nhi đang phát triển, cũng như mức đường huyết của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng cũng tính đến sở thích cá nhân của bạn.

Lưu ý: Nếu các thay đổi chế độ ăn không đủ để giữ cho mức đường máu trong khoảng cho phép, bạn sẽ cần dùng insulin (tự tiêm) hoặc dùng thuốc uống để giảm lượng đường trong máu. Nếu bác sĩ kê đơn các loại thuốc này, bạn cần gặp lại chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá lại chế độ ăn uống của mình.

Chuyên gia dinh dưỡng sẽ xác định lượng calo bạn cần mỗi ngày, chỉ cho bạn cách xác định khẩu phần ăn và cách cân bằng bữa ăn của bạn (protein, carbohydrate, chất béo). Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo bạn được nạp đủ vitamin và khoáng chất.

Khi bạn đang cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ, những gì bạn ăn không phải là yếu tố duy nhất để xem xét. Ăn thế nào và ăn khi nào cũng quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu:

  • Có protein nạc trong mỗi bữa ăn để giúp cân bằng lượng đường máu. Protein giúp bạn cảm thấy no hơn, duy trì năng lượng và giúp kiểm soát đường máu tốt hơn.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (cách nhau mỗi 2-3 tiếng đồng hồ)để giúp đường máu ổn định.
  • Ăn bữa nhẹ có chứa carbohydrate và protein trước khi đi ngủ.
  • Ăn bữa sáng đầy đủ. Lượng đường huyết có thể cao hơn mức bình thường vào buổi sáng bởi vì cơ thể đang cố gắng cung cấp năng lượng để bắt đầu ngày mới. Để kiểm soát lượng đường trong máu của bajn, bạn có thể ăn giảm lượng carbohydrat (bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa), tăng lượng protein (trứng, phô mai, bơ đậu phộng, các loại hạt) và có thể tránh hoàn toàn hoa quả, nước ép.
  • Đừng bỏ bữa. Hãy nhất quán về thời điểm ăn và lượng thực phẩm mà bạn ăn mỗi bữa. Đường máu của bạn sẽ duy trì ổn định hơn nếu lượng thực phẩm bạn ăn được phân bổ đều trong ngày và ngày này qua ngày khác.
  • Tránh một số thực phẩm và đồ uống có chứa đường đơn, như nước ngọt, nước ép hoa quả và đồ tráng miệng, chúng sẽ khiến đường máu của bạn tăng đột biến.

Các bài tập luyện có giúp kiểm soát lượng đường trong máu không?

Câu trả lời là có. Chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn là chìa khóa giúp ổn định đường huyết. Hỏi bác sĩ về mức độ tập thể dục mà bạn nên bổ sung vào thói quen hàng ngày. Nhiều bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, trong 5 ngày mỗi tuần. Thậm chí chỉ cần đi bộ 10 -15 phút sau mỗi bữa ăn cũng có thể giúp kiểm soát mức đường huyết của bạn.

Thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Carbohydrate

Khoảng 40% lượng calo bạn cần mỗi ngày đến từ carbohydrate và hầu hết là carbohydrate đa. Các thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu mà bạn cần là lựa chọn tốt, bao gồm:

  • Thực phẩm họ đậu: đậu, đậu gà, đậu lăng
  • Gạo lứt
  • Yến mạch nguyên hạt và ngũ cốc làm từ yến mạch như cháo yến mạch, cám yến mạch và muesli.
  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì bí ngô.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (loại ít béo).
  • Các loại hoa quả như táo, cam, lê, đào và xoài.
  • Các loại rau như bông cải xanh, đậu xanh, bí, rau xà lách, bắp cải và cà rốt.
  • Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngô, đậu hà lan và bánh mì nguyên cám với lượng vừa phải.

Protein

Protein nên chiếm khoảng 20% khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày. Cố gắng ăn các nguồn protein nạc, ít chất béo như:

  • Các loại cá: các tuyết, cá da trơn, cá rô phi và tôm
  • Gà và gà tây (bỏ da)
  • Thịt bò nạc
  • Trứng hoặc lòng trắng trứng
  • Đậu
  • Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành khác.

Chất béo

  • Phần còn lại cung cấp năng lượng, khoảng 40%, nên đến từ chất béo, trong đó có ít nhất 30% là chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) như là:
  • Dầu oliu, dầu hạt cải
  • Bơ đậu phộng hoàn toàn tự nhiên (kiểm tra nhãn mác, vì một số có thể chứa chất béo chuyển hóa không lành mạnh)
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó
  • Quả bơ.

Thực phẩm nên hạn chế khi bị tiểu đường thai kỳ

Trái cây: Toàn bộ trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh, và cả đường. Hạn chế ăn trái cây, mỗi lần ăn 1 lượng nhỏ, ăn 1 lần trong ngày. Tránh trái cây đóng hộp, đồ khô hoặc si rô.

Các loại rau giàu tinh bột: các loại thực phẩm như khoai tây, đậu Hà Lan, ngô và bánh mì nguyên cám nên được giới hạn trong khoảng 1 cốc hoặc 2 lát bánh mì mỗi bữa, vì cuối cùng thì cơ thể bạn sẽ phân giải thành glucose.

Sữa: sữa và các sản phẩm từ sữa có nhiều lactose – 1 loại đường đơn, vì vậy hãy hạn chế lượng sữa bạn uống mỗi lần 1 cốc (và cố gắng kết hợp với các sản phẩm sữa ít béo).

Thực phẩm không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Carbohydrat đơn

Tránh các loại thực phẩm tinh chế, đường tinh luyện, thực phẩm và đồ uống có nhiều carbohydrate đơn, có thể khiến đường máu của bạn tăng đột biến:

  • Nước ép trái cây
  • Nướt ngọt, soda, đồ uống có đường
  • Bánh mì trắng
  • Gạo trắng hạt ngắn
  • Đường tinh luyện
  • Mật ong
  • Kẹo, đồ ngọt, món tráng miệng như bánh ngọt, bánh quy và kem.

Chất béo không lành mạnh

  • Hạn chế chất béo bão hòa không lành mạnh và chất béo chuyển hóa (hydro hóa) dưới 10% lượng calo của bạn mỗi ngày:
  • Thực phẩm chế biến nhiều như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại bánh nướng.
  • Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, như phô mai và sữa nguyên chất.
  • Các loại thịt giàu chất béo, như thịt bò xay thông thường, xúc xích và thịt xông khói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ
Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ

Đối phó với bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khó khăn, nhưng bạn không đơn độc. Đọc tiếp để biết một số lời khuyên và những lời sáng suốt từ những người sắp làm mẹ khác dưới đây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1564 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  552 lượt xem

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  568 lượt xem

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  987 lượt xem

Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây