1

Chăm sóc tiền sản khi mang đa thai

Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp bảo vệ bạn và con của bạn trong suốt thai kỳ. Khi mang đa thai, bạn sẽ cần phải thường xuyên khám thai hơn so với mang thai đơn.
Chăm sóc tiền sản khi mang đa thai Chăm sóc tiền sản khi mang đa thai

Chăm sóc tiền sản của tôi sẽ khác gì nếu tôi mang đa thai?

Ngay cả khi bạn còn trẻ và sức khoẻ hoàn hảo, việc mang thai của bạn sẽ được coi là “có nguy cơ cao”. Việc mang đa thai làm tăng khả năng sinh non trước 37 tuần cũng như các biến chứng khác. Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp bảo vệ bạn và con của bạn trong suốt thai kỳ. Bạn sẽ cần phải thường xuyên khám thai hơn so với mang thai đơn. Theo hướng dẫn chung, đến gặp bác sĩ một lần mỗi tháng trong 24 tuần đầu, cách một tuần một lần cho đến 32 tuần và sau đó là mỗi tuần (hoặc thường xuyên hơn).

Tôi nên chọn bác sĩ nào?

Hầu hết phụ nữ chọn một bác sĩ y khoa trước khi họ phát hiện ra họ đang mang đa thai. Nếu bạn chưa gặp bác sỹ sản, bạn nên hẹn gặp ngay sau khi bạn biết bạn mang thai đôi. Vào một thời điểm nào đó, bạn cũng cần phải gặp bác sỹ chuyên về thời gian chu sản (perinatologist). Còn được biết đến như là một chuyên gia y học về bà mẹ và thai nhi (MFM), bác sỹ chuyên về thời gian chu sản là bác sỹ sản khoa chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao. Một số bác sĩ chuyên về thời gian chu sản không đỡ đẻ nhưng hợp tác với bác sỹ sản khoa. Nếu bạn đang mang thai ba hoặc nhiều hơn, hoặc nếu bạn gặp phải bất kỳ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc biến chứng nào khi mang thai, bạn sẽ cần gặp một bác sỹ chuyên về thời gian chu sản ngay.

Tôi cần thực hiện những xét nghiệm gì trước khi sinh nếu tôi mang đa thai?

Nếu bạn đang mang đa thai, bạn sẽ được tiến hành các xét nghiệm trước khi sinh mà phụ nữ mang thai đơn cũng thực hiện - bạn sẽ chỉ thực hiện sớm hơn hoặc thường xuyên hơn. Ví dụ, trong khi các bà mẹ mang thai đơn chỉ thực hiện một hoặc hai lần siêu âm, bạn có thể thực hiện đến năm lần hoặc nhiều hơn.

Có thể bạn đã siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên để biết bạn đang mang trong mình bao nhiêu bé. Sau đó, bắt đầu từ khoảng 18 tuần, bạn có thể mong đợi siêu âm khoảng một lần một tháng cho đến khi bạn sinh con. Đôi khi sau thời điểm giữa thai kỳ, bác sĩ của bạn có thể muốn thực hiện kiểm tra âm đạo và siêu âm để có thể phát hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm. Bác sĩ của bạn sẽ xét nghiệm máu cho bạn vì thiếu máu do thiếu sắt phổ biến hơn so với nếu bạn mang thai một bé. Lượng sắt dự trữ của bạn được sử dụng nhanh hơn khi bạn mang đa thai, khiến bạn có nguy cơ cao đối với tình trạng này hơn so với những phụ nữ mang thai đơn.

Phụ nữ mang đa thai cũng có nhiều khả năng bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose sớm hơn hầu hết các bà bầu. (Hầu hết phụ nữ mang thai đều thực hiện xét nghiệm này từ 24 đến 28 tuần.) Vì bạn có nguy cơ sinh non, nên bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Nếu có, bác sĩ có thể đưa bạn đến bệnh viện để kiểm tra cổ tử cung của bạn về độ mở và chiều dài. Bạn cũng có thể phải tiến hành xét nghiệm fibronectin bào thai để giúp loại trừ chuyển dạ sớm. (Fibralectin là một protein trong chất tiết âm đạo có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng sinh).

Sau khoảng 32 tuần, bạn có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe thai nhi hoặc một bảng trắc nghiệm sinh học để đánh giá sức khỏe của bé. Kiểm tra sức khỏe thai nhi là một bài kiểm tra đo nhịp đập của tim và các cử động của các bé và kiểm tra các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Một trắc nghiệm sinh học bao gồm một kiểm tra sức khỏe thai nhi cùng với siêu âm chi tiết để xem các cử động cơ thể của các bé, vận động thở và lượng nước ối bao quanh chúng. Để biết thông tin về việc xét nghiệm đa thai để phát hiện Hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác, hãy xem bài viết của chúng tôi về kiểm tra di truyền trước khi sinh khi bạn mang đa thai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mang da thai
Tin liên quan
Chăm sóc da an toàn khi mang thai
Chăm sóc da an toàn khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết rằng những gì họ đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến đứa con đang lớn trong bụng mình. Nhưng bạn có thể không nghĩ rằng những gì bạn bôi lên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn và con.

Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai
Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt rất giống với những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Việc nhận biết nguyên nhân đằng sau những triệu chứng là điều rất quan trọng.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Để tránh tiền căn dị tật, cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  358 lượt xem

Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?

Có tiền căn phù thai, trước khi mang bầu tiếp, phải làm gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  375 lượt xem

Em mang thai được 26 tuần thì được chẩn đoán là phù thai nhi, phải đình chỉ thai nhi, nhưng chưa rõ nguyên nhân từ đâu. Vậy, trước khi mang thai lại, em cần phải kiểm tra những gì ạ

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  929 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1991 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3154 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây