TRƯỜNG HỢP KHỚP CẮN NGƯỢC, CẮN ĐỐI BẤT CHẤP LÀM RĂNG SỨ - HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG, TIỀN MẤT, TẬT MANG


Khớp cắn ngược: tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Xem thêm bọc răng sứ
Khớp cắn đối đầu: tình trạng nhóm răng hàm trên chạm vào nhóm răng hàm dưới khi hàm ở trạng thái nghỉ.
Đây đều thuộc 2 tình trạng chống chỉ định khi thẩm mỹ răng sứ bởi phương pháp này không có tác dụng dịch chuyển và khắc phục sai lệch liên quan đến khớp cắn. Đặc biệt là trường hợp sai lệch khớp cắn nặng như khớp cắn ngược.
Thông thường, theo chỉ định từ bác sĩ, các trường hợp răng như trên đều bắt buộc thực hiện các phương pháp đưa khớp cắn về chuẩn trước khi tiến hành thẩm mỹ răng sứ. Việc vội vàng thẩm mỹ răng sứ khi bị sai lệch khớp cắn sẽ dẫn tới hậu quả:
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe ăn nhai: khó thực hiện các động tác cắn, nhai, nghiến như bình thường, lâu dần dẫn tới rối loạn khớp thái dương hàm khiến đau mỏi hàm lâu dần lan ra nửa đầu.
Xâm phạm khoảng sinh học: việc cố gắng đẩy các răng hàm trên, ép các răng hàm dưới hay cố tình mài nhỏ răng để sửa khớp cắn đều để lại hậu quả lớn đối với răng gốc gây chết tủy, hỏng chân răng, viêm lợi… Từ đó khiến răng ê buốt, nhạy cảm, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng tới độ bền của răng sứ: với trường hợp khớp cắn đối đầu, nếu không đưa về khớp cắn chuẩn trước khi thẩm mỹ răng sứ thì sau khi làm răng, các răng sứ hàm trên dưới sẽ liên tục va đập vào nhau làm giảm tuổi thọ răng sứ, thậm chí gây nứt vỡ, mòn mẻ.
Với tình trạng răng sai khớp cắn, dù khách hàng có được hứa hẹn phương án như thế nào, chọn dòng sứ cao cấp ra sao thì không thể tránh khỏi những hậu quả như trên vì khớp cắn chuẩn là yếu tố cơ bản nhất tạo nên hàm răng sứ thẩm mỹ đẹp bền vững. Yếu tố đó cũng chính là yếu tố mà Jun Dental luôn cam kết cho mọi khách hàng.
Địa chỉ: 156 Vũ Phạm Hàm - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội




Nhổ răng tiền hàm có gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) không?
Sau một số buổi tư vấn về phương pháp niềng răng thì tôi được khuyên là nên nhổ đi bốn răng tiền hàm để điều chỉnh khớp cắn, khắc phục vấn đề khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc và vẩu hai hàm. Nhưng một số thông tin trên mạng nói rằng việc nhổ răng tiền hàm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này có đúng không?
Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
Nên niềng răng trước rồi bọc răng sứ hay ngược lại?
Tôi đang băn khoăn giữa 2 phương pháp niềng răng và bọc răng sứ. Cái nào nên làm trước, cái nào làm sau?
Khớp cắn sâu và răng mọc chen chúc có khiến răng bị yếu đi không?
Khớp cắn sâu và răng mọc chen chúc có khiến răng bị yếu đi không? Tôi sợ rằng các bác sĩ chỉnh nha sẽ mài men răng và làm yếu răng, điều đó có đúng không?






Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.

Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, các cơn đau sẽ liên tục làm phiền, khiến bạn phải không ngừng tìm kiếm các biện pháp khắc phục.

Nhiều người nghĩ rằng cách duy nhất để khắc phục khớp cắn ngược là tiến hành phẫu thuật và suy nghĩ sai lầm này khiến không ít người phải chịu đựng suốt một thời gian dài do sợ phẫu thuật.

Nhiều phụ nữ muốn tranh thủ thời gian mang bầu để niềng răng nhưng lại băn khoăn không biết điều này có ảnh hưởng gì hay không. Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc phổ biến.