1

Tháo bỏ túi độn ngực - Mika Vũ Thái

Mặc dù nâng ngực bằng túi độn là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có tỉ lệ hài lòng của khách hàng rất cao nhưng đây không phải ai cũng phù hợp. Nếu bạn đang cảm thấy không hài lòng, khó chịu hoặc gặp phải các biến chứng với túi độn ngực thì bạn có thể tìm đến phương pháp tháo bỏ túi độn.
Tháo bỏ túi độn ngực - Mika Vũ Thái

Phương pháp tháo bỏ túi độn ngực thường được thực hiện vì những lý do chính sau:

  • Để khắc phục vấn đề túi độn rò rỉ hoặc vỡ
  • Để giải quyết tình trạng co thắt bao xơ
  • Để điều chỉnh kích cỡ túi độn thông qua phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa ngực
  • Bệnh nhân chỉ đơn giản là không còn muốn túi độn nữa

Quá trình phẫu thuật tháo bỏ túi độn

Phẫu thuật tháo bỏ túi độn là một quy trình khá đơn giản, thường được thực hiện dưới phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc kết hợp thêm thuốc gây tê tại chỗ. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng bước mở lại đường rạch ban đầu được tạo khi đặt túi độn, thường là trong nếp gấp dưới vú hoặc xung quanh rìa của quầng vú. Sau khi túi độn được lấy ra ngoài, bác sĩ có thể sẽ phải cắt một phần mô sẹo bao quanh túi độn (bao xơ). Nếu như không cần thiết phải thực hiện điều này, bác sĩ sẽ giữ nguyên bao xơ để nó xẹp xuống và tự co lại khi cơ thể tự chữa lành. Sau khi đạt được kết quả mong muốn, đường rạch sẽ được khâu lại và che phủ bằng băng gạc phẫu thuật. Sau đó, ống dẫn lưu sẽ được đặt vào mỗi bên ngực và để như vậy trong khoảng 2 - 3 ngày sau phẫu thuật. Ngoài ra, bạn sẽ cần mang băng thun ép trong khoảng một tuần để nén chặt các mô.

Sau khi kết thúc mổ, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà một vài ngày. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau để giúp làm dịu bớt các cảm giác khó chịu và sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cụ thể. Sau một vài ngày, hầu hết bệnh nhân đều có thể tiếp tục các hoạt động một cách bình thường nhưng vẫn chưa được hoạt động mạnh.

Ngực sẽ trông như thế nào sau khi tháo bỏ túi độn?

Cơ thể của mỗi phụ nữ đều khác nhau, cả bộ ngực cũng vậy, vì thế mà không có câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi này cả. Ngực của bạn có thể sẽ bị xẹp ở phần trên, vị trí mà trước đây có được vẻ đầy đặn nhờ túi độn, nhưng nếu túi độn của bạn có kích cỡ không quá lớn và mô không bị chảy xệ thì khả năng cao là sau khi tháo túi độn, bạn sẽ vẫn hài lòng với bộ ngực của mình. Trong một số trường hợp, phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ được thực hiện tại thời điểm tháo túi độn để giải quyết lượng da thừa nhưng thường thì bạn nên chờ ít nhất 6 tháng để mô và da ổn định lại trước khi cân nhắc phương án này.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên mặc áo ngực thể thao, áo ngực định hình sau phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn

 7 năm trước
 18
 Đã xem 10476

Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 400cc, kích thước vòng một của tôi tăng từ 34AA lên cỡ C cup. Tôi muốn biết có phải mặc áo ngực thể thao hay áo ngực định hình không và mặc trong bao lâu? Một chiếc áo ngực nịt chặt thì có tốt hơn so với cái lỏng không?

Mang thai có làm hư hỏng túi độn ngực không?

 7 năm trước
 11
 Đã xem 13208

Tôi đã phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ bằng đặt túi độn 15 tháng trước. Hiện tại tôi đang mang bầu, liệu điều này có ảnh hưởng và làm hư hỏng túi ngực của tôi không? Tôi đặt túi ngực dưới cơ nhưng tôi lo là sau khi mang thai và cho con bú ngực sẽ bị chảy xệ

Ngực có bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn không?

 5 năm trước
 34
 Đã xem 3516

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tháo bỏ túi độn? Ngực có bị chảy xệ không?

Sau khi tháo bỏ túi độn có cần nâng ngực chảy xệ không?

 5 năm trước
 19
 Đã xem 2371

Tôi muốn tháo bỏ túi độn do chúng quá to. Sau khi tháo thì tôi có cần nâng ngực chảy xệ không? Liệu da tôi có bị giãn ra vĩnh viễn do túi độn không?

Tháo bỏ túi độn ngực chỉ cần gây tê tại chỗ được không, và hồi phục thế nào?

 5 năm trước
 17
 Đã xem 8807

Tôi 30 tuổi. Tôi đặt túi gel silicone 400cc cách đây 3 năm. Trước kia tôi mặc áo ngực cup A và sau khi nâng ngực, ngực tôi tăng lên cỡ DD trong khi tôi chỉ muốn lên cỡ C. Như vậy là quá lớn bởi tôi thường phải vận động nhiều. Nhưng tôi không muốn thay túi độn vì sợ phải phẫu thuật và các vấn đề có thể xảy ra. Bác sĩ của tôi nói rằng có thể tháo bỏ túi độn chỉ cần gây tê tại chỗ bởi túi độn của tôi không vỡ. Điều này có đúng không? Liệu có đau đớn không và thời gian hồi phục như thế nào?

Tin liên quan
Khi nào cần thay thế hay tháo bỏ túi độn ngực?
Khi nào cần thay thế hay tháo bỏ túi độn ngực?

Bạn rất hào hứng vì cuối cùng đã quyết định thực hiện nâng ngực. Trong quá trình tham vấn với bác sĩ phẫu thuật, có một điểm bạn cần hỏi rõ ràng đó là cách chăm sóc túi độn về lâu dài. Chính xác điều đó là gì và bạn nên quan tâm đến nó.

Tháo bỏ, thay thế túi độn ngực
Tháo bỏ, thay thế túi độn ngực

Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều

Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?
Đặt túi độn ở trên hay dưới cơ ngực- tôi nên đặt ở vị trí nào ?

Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây