1

Nâng ngực - những điều cần biết 

Phụ nữ có mô vú nhiều đôi khi là đối tượng phù hợp với phương pháp đặt túi độn ở trên cơ, trong khi đó những phụ nữ có ít mô vú tự nhiên cần đặt túi độn dưới cơ. Thông thường, mọi người hay chọn đặt ở vị trí dưới cơ vì có thể duy trì dáng ngực trong khoảng thời gian dài hơn.
Nâng ngực - những điều cần biết 

Vì tỉ lệ hài lòng rất cao của nó nên đây là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất thường được khách hàng lựa chọn. Quy trình nâng ngực thường được thực hiện bằng cách phẫu thuật cắt tỉa để tạo một khoang chứa hoặc là nằm dưới mô vú (trên cơ) hoặc là dưới cơ ngực – đây là bộ phận nằm ngay dưới mô vú. Phụ nữ có mô vú nhiều đôi khi là đối tượng phù hợp với phương pháp đặt túi độn ở trên cơ, trong khi đó những phụ nữ có ít mô vú tự nhiên cần đặt túi độn dưới cơ. Thông thường, mọi người hay chọn đặt ở vị trí dưới cơ vì có thể duy trì dáng ngực trong khoảng thời gian dài hơn.

Một số lý do phổ biến khiến mọi người thường tìm đến phương pháp nâng ngực bao gồm: mô vú kém phát triển, teo, giảm mô vú sau khi cho con bú, hoặc mong muốn có được dáng vú căng đầy và đẹp hơn bất kể lượng mô vú hiện có là như nào. Trong một số trường hợp, bệnh nhân tìm kiếm quy trình này chỉ vì mong muốn được thay đổi dáng vú.

Quy trình này liên quan đến việc sử dụng một “mô cấy giả” để hoàn thành việc nâng ngực. Vì thế, những phụ nữ muốn thực hiện cần hiểu rõ về các đặc điểm của quy trình này.

Quy trình nâng ngực bằng túi độn

Quy trình này thường được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ kết hợp gây mê nông và có thể được thực hiện qua 4 vị trí đường mổ để tiếp cận vào ngực như: 

  1. đường mổ quanh quầng vú;
  2. đường mổ chân ngực (đường tiếp giáp giữa bầu ngực và thành ngực ở mặt dưới của vú); 
  3. đường mổ nách;
  4. đường mổ rốn, thao tác qua kỹ thuật nội soi.

Những vấn đề liên quan đến quy trình nâng ngực

Nâng ngực bằng túi độn tiếp tục trở thành một quy trình mang lại mức độ hài lòng rất cao cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Sự hài lòng này một phần là vì hiểu biết rõ về những loại túi độn khác nhau, kiểu đường mổ khác nhau cũng như những nguy cơ và biến chứng tiềm ẩn. Hiểu rõ những yếu tố này là điều vô cùng cần thiết trước khi thực hiện quy trình.

Các loại túi độn ngực

Túi nước muối

  • Túi nước muối vỏ trơn: Mềm mại hơn và thường ít bị gợn sóng hơn loại túi nước muối vỏ nhám. Các bác sĩ thường sử dụng loại túi này cho bệnh nhân. Thời gian duy trì độ bền: 10-15 năm
  • Túi nước muối vỏ nhám: Bạn đầu chỉ được tạo ra ở túi gel silicon. Khi được sử dụng với dung dịch nước muối thì chúng có tỉ lệ gợn sóng cao hơn, do đó cần được đặt ở vị trí dưới cơ. Nói thì nói thế, nhưng ngay cả ở vị trí dưới cơ cũng không giúp giảm tình trạng gợn sóng ở phía bên của bầu ngực.
  • Túi (gel silicon) vỏ trơn: Rất mềm mại, tuy nhiên có thể khiến hình thành nhiều mô sẹo bao quanh hơn và bị co cứng lại vào những năm cuối của vòng đời (thời gian duy trì độ bền: 10-15 năm) hoặc nếu bị vỡ sớm. Loại túi độn này không thể đặt vào nếu không có đường mổ ở trên bầu ngực, chúng có nguy cơ bị gợn sóng ít hơn so với túi nước muối.

3 tuần đầu sau phẫu thuật

Vào cuối quy trình phẫu thuật một số bác sĩ sẽ mặc cho bạn 2 chiếc áo ngực và quấn băng thun hỗ trợ chấn thương ACE. 2 ngày sau phẫu thuật, sẽ cởi bớt một chiếc áo ngực ra. Ngày thứ 3, tháo băng thun. Quy trình này chỉ sử dụng chỉ tự tiêu do đó sẽ không phải cắt chỉ.

Áo ngực còn lại cần mặc liên tục trong 3 tuần, cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần, bệnh nhân chỉ cần mặc ban ngày, sau 6 tuần bệnh nhân sẽ không phải mặc áo ngực nữa nếu muốn, tuy nhiên các bác sĩ không khuyến khích điều này, trừ khi trong trường hợp đặc biệt, vì không mặc áo ngực thường khiến bầu vú có xu hướng bị kéo căng giãn. Bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật và tiếp tục dùng trong 2 tuần sau đó.

Về hoạt động, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và thư giãn vài ngày đầu sau phẫu thuật. Không được khom, cong người, nâng vật nặng hay căng cơ trong 21 ngày đầu hậu phẫu. Tránh tình trạng quá nóng, hay quá khích với bất kỳ điều gì và không di chuyển cánh tay quá nhiều. Sau 6 ngày có thể bắt đầu đi bộ thư giãn, nhiều nhất là khoảng gần 1km. Có thể làm những việc nhà nhẹ nhàng như rửa bát, sau khoảng 2 tuần và bắt đầu trở lại hoạt động tập luyện bình thường 3-4 tuần sau phẫu thuật.

Các rủi ro và biến chứng tiềm ẩn

  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng là nguy cơ có thể xảy ra với bất kỳ quy trình phẫu thuật nào. Vì khi chúng ta đặt một vật thể lạ vào cơ thể, sẽ xuất hiện phản ứng nhiễm trùng “yêu cầu” loại bỏ túi độn trong mọi trường hợp. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng chỉ dưới 1% khi áp dụng kỹ thuật tiếp cận qua đường rốn và 1-2% với các cách tiếp cận khác. Bạn có thể bị nhiễm trùng vài tháng hoặc vài năm sau khi phẫu thuật vì các vật thể bên ngoài khi ở trong cơ thể bạn có thể bị lây nhiễm trùng do một tình trạng nhiễm trùng nặng nào đó hoặc thậm chí chỉ là qua việc chăm sóc nha khoa bình thường. Điều này không phổ biến nhưng cũng có thể xảy ra. Sau khi đặt túi độn, bạn nên luôn luôn phải dùng kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ quy trình chăm sóc nha khoa nào, thậm chí chỉ là làm sạch răng, và trước và sau khi thực hiện bất kỳ quy trình phẫu thuật nào.
  • Tụ máu: tình trạng tụ máu trong khoang chứa túi độn chỉ xảy ra ở dưới 1% bệnh nhân nâng ngực qua đường mổ ở rốn và 1-3% với các hướng tiếp cận khác. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ. Nhìn chung túi độn sẽ được đặt lại vào khoang chứa sau khi đã loại bỏ máu. Như đã lưu ý ở trên, tụ máu ít gặp hơn ở những trường hợp nâng ngực qua đường rốn.
  • Sẹo lộ rõ: Tất cả 4 hướng tiếp cận để đặt túi độn đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng. Mặc dù mọi vết sẹo đều lành lại rất tốt, khiến mọi người khó có thể nhìn thấy chúng, nhưng không phải ai cũng lành sẹo đẹp như người khác. Có khoảng 5% bệnh nhân gặp phải tình trạng sẹo không mong muốn và việc thực hiện một quy trình để chỉnh sửa sẹo thường có thể cải thiện tình trạng này. Trong một số trường hợp một người bắt buộc phải chấp nhận một vết sẹo kém hoàn hảo để đổi lấy dáng ngực đẹp. Vết sẹo trong kỹ thuật tiếp cận qua đường rốn nằm ở trong rốn, do đó nó thực sự là vô hình.
  • Bất đối xứng: tất cả mọi người đều gặp tình trạng bất đối xứng ở hai bên người. Bộ ngực cũng thế, có thể một bên ngực có hình dáng và kích cỡ khác với bên còn lại. Mặc dù chúng ta luôn nỗ lực khắc phục tình trạng bất đối xứng, giảm xuống đến một mức độ nào đó nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đôi khi người ta phải chấp nhận một thực tế rằng, mặc dù cả hai bầu ngực đều rất đẹp, những chúng có thể không thực sự giống nhau và nếu trước phẫu thuật bất đối xứng thì sau phẫu thuật cũng vậy. Có một ngoại lệ đó là trong trường hợp trước phẫu thuật hai bên ngực khác nhau về kích cỡ, việc này hoàn toàn có thể khắc phục được qua quy trình phẫu thuật.
  • : Hai bên núm vú có thể tạm thời bị giảm cảm giác và trong khoảng 1-3% bệnh nhân, tình trạng này có thể xảy ra vĩnh viễn sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể bị mất một phần hoặc mất hoàn toàn (hiếm khi) cảm giác sau khi phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp núm vú có cảm giác trở lại trong khoảng 1 năm, thậm chí thường sớm hơn nhiều. Da ở bên dưới của bầu ngực có thể bị tê, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau 6-8 tháng. Với cách tiếp cận từ rốn, tỉ lệ tê vĩnh viễn chỉ ở mức 0,5% bệnh nhân.
  • Xẹp hoặc rò rỉ túi độn: Xẹp túi độn nước muối và silicon cũng có thể xảy ra. Các bác sĩ thường thấy có khoảng 3-5% tỷ lệ bị vỡ túi độn trong 10 năm đầu. Trong trường hợp bị vỡ, quy trình phẫu thuật để thay thế sẽ dễ dàng hơn nhiều do với quy trình ban đầu nếu được thực hiện trong vòng vài tuần sau khi vỡ. Túi độn silicon thường duy trì độ bền trong một khoảng thời gian, nhưng khi bị vỡ, gel silicon sẽ không bị hấp thụ bởi cơ thể, do đó bầu ngực sẽ không bị xẹp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc gel silicon với cơ thể thường gây hình thành mô sẹo, do đó nếu túi bị vỡ hay rò rỉ, ngực sẽ bắt đầu có cảm giác cứng lại.
  • Vú quá cứng, co thắt bao xơ, nhăn nheo, gợn sóng: Cơ thể sẽ phản ứng với việc đặt túi độn vào bằng cách hình thành một màng mô sẹo bao quanh túi độn. Màng mô này được gọi là “bao xơ”. Đây là một tình trạng bình thường và luôn hiện diện mọi lúc. Trong một số trường hợp, bao xơ sẽ khiến bầu ngực bị co cứng. Tình trạng này thường xảy ra ở 2-4% bệnh nhân. Một số người không ngại chấp nhận bầu ngực cứng vì với họ việc cải thiện được hình dạng vú là điều quan trọng hơn. Trong một nhóm nhỏ bệnh nhân khác, bao xơ sẽ co thắt và khiến vú thay đổi hình dạng, trên thực tế là có thể gây đau đớn. Khi tình trạng vú co cứng ở mức không thể chấp nhận được hoặc xảy ra hiện tượng co thắt bao xơ thì bệnh nhân buộc phải thực hiện một quy trình phẫu thuật khác để loại bỏ bao xơ này. Tình trạng túi độn nhăn, gợn sóng thường xảy ra ở 10% bệnh nhân. Đây là trường hợp bị lộ rõ các gợn nhăn nhúm trên da, vì trọng lượng của túi độn kéo dúm túi độn và da vào với nhau tạo ra một gợn sóng nhìn thấy rõ. Túi độn bề mặt nhám có tỉ lệ gợn sóng cao hơn so với loại bề mặt trơn. Tình trạng gợn sóng khi xảy ra thường xuất hiện ở mặt ngoài của vú, phía dưới nách. Túi gel silicon có tỉ lệ gợn sóng thấp nhất và tỉ lệ co cứng cao nhất.
  • Cho con bú: Hầu hết phụ nữ đều có thể cho con bú sau khi đặt túi độn. Kỹ thuật tiếp cận qua đường rốn sẽ không ảnh hưởng gì đến khả năng cho con bú vì không có mô vú hay ống dẫn sữa nào bị tổn thương. Một khi đã tạo được khoang chứa, túi độn sẽ được đặt vào từ phía dưới, sau đó trợt dưới mô vú và dưới cơ ngực để đặt vào vị trí dưới cơ.
  • Ung thư vú. Không có bằng chứng cho thấy túi độn làm tăng tỷ lệ ung thư vú. Thực tế, trong một số nghiên cứu, bệnh nhân đặt túi độn còn có tỉ lệ ung thư vú thấp hơn. Điều này có thể là vì những bệnh nhân đặt túi độn thường là ban đầu có ít mô vú hơn. Tuy nhiên, rõ ràng là, việc đặt túi độn sẽ khiến khó nhìn rõ mô vú hơn trong quá trình chụp nhũ ảnh kiểm tra. Điều này có thể khiến khó phát hiện ra sớm tình trạng ung thư. Do đó, các bác sĩ thường đề nghị những bệnh nhân nâng ngực bằng túi độn trên 30 tuổi, tiền sử gia đình có người bị ung thư vú cần chụp nhũ ảnh kiểm tra 1 năm trước khi phẫu thuật và 1 hoặc 2 năm sau khi phẫu thuật.
  • Bệnh tự miễn: vào năm 1990 rất nhiều báo chí đưa tin bàn luận về những bệnh này, nhưng các tài liệu khoa học đã chứng minh không có mối liên hệ nào giữa túi độn và căn bệnh tự miễn. Những nghiên cứu về dân số đã được thực hiện cũng chỉ ra rằng, có cùng tỉ lệ phần trăm phụ nữ mắc bệnh này khi đặt túi độn cũng như khi không đặt túi độn, điều đó có nghĩa là 2 vấn đề này không hề liên quan đến nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Điều gì sẽ xảy ra nếu phẫu thuật nâng ngực nhưng vẫn hút thuốc lá?

 5 năm trước
 2
 Đã xem 5184

Chào bác sĩ, vài ngày nữa tôi phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ đã yêu cầu tôi bỏ thuốc 6 tuần trước phẫu thuật nhưng thật khó mà bỏ hẳn, tôi chỉ có thể giảm đi. Liệu tôi có bị biến chứng gì không?

Nâng ngực chảy xệ bằng công nghệ hút mỡ điêu khắc Vaser hi def

 5 năm trước
 7
 Đã xem 1488

Tôi chuyên tập luyện thể thao (cao 1m79, nặng 58kg), thích chạy bộ và nâng tạ, và muốn nâng ngực chảy xệ kết hợp đặt túi độn lên size C cup (tôi hiện đang ở size 34B). Tôi muốn giữ dáng người thể thao, tự nhiên. Liệu có nên đặt túi độn độ nhô trung bình kích cỡ khoảng 300cc hoặc các bác sĩ có đề xuất gì khác không? Ngoài ra tôi đã đọc về hút mỡ điêu khắc Smartlipo/Vaser Hi Def để nâng ngực chảy xệ, liệu tôi có phải là ứng viên phù hợp? Hay nâng ngực chảy xệ với đường rạch quanh núm vú là lựa chọn duy nhất của tôi? Cuối cùng, có cách nào để khắc phục tình trạng hai bên ngực lệch, mất cân đối của tôi không? Xin cảm ơn!

Sắp nâng ngực bằng túi Mentor nhưng lo ngại về túi nước muối

 5 năm trước
 6
 Đã xem 2198

Tôi sắp phẫu thuật nâng ngực bằng túi nước muối vỏ trơn của hãng Mentor nhưng tôi vừa mới đọc được một thông tin rằng túi nước muối thường bị gợn sóng, chỉ có độ bền 10 năm và còn không tự nhiên. Tôi rất lo. Không biết túi nước muối có được bảo hành trọn đời không hay chỉ có túi gel silicone thôi?

Những thực phẩm/đồ uống/vitamin hoặc những thứ gì đó tốt cho quá trình chữa lành và phục hồi sau nâng ngực?

 4 năm trước
 1
 Đã xem 2987

Cuối tuần nay tôi sẽ phẫu thuật ngực, phải cắt bỏ bao xơ, thay túi độn nước muối bằng túi gel silicon. Tôi đã bị co thắt bao xơ 2 lần rồi nên lần này tôi muốn chuẩn bị thật tốt cho ca phẫu thuật của mình.

Núm vú vẫn có cảm giác nhưng phần mô nửa dưới vú lại bị tê sau 3 ngày phẫu thuật nâng ngực

 4 năm trước
 2
 Đã xem 2172

Chào bác sĩ, núm vú phải của tôi có cảm giác rất rõ ràng, mô vú bên dưới nó lại tê hoàn toàn, ngay cả khi véo vào cũng chẳng cảm thấy thấy gì. Bên trái thì cả núm vú và mô bên dưới đều tê. Hai bên nách của tôi vẫn có cảm giác bình thường. Liệu những vùng bị tê đó cảm giác có trở lại không?

Tin liên quan
Những điều phụ nữ có ý định nâng ngực cần biết
Những điều phụ nữ có ý định nâng ngực cần biết

Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.

Túi độn nâng ngực: những điều cần biết
Túi độn nâng ngực: những điều cần biết

Các loại túi độ, size kích cỡ, độ nhô và phương pháp đặt túi ngực

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

Những điều cần biết về túi độn ngực định hình
Những điều cần biết về túi độn ngực định hình

Trong nhiều năm những phụ nữ quan tâm đến nâng ngực chỉ có hai lựa chọn là túi nước muối hoặc túi gel silicon truyền thống.

Những điều cần biết về chăm sóc túi độn ngực
Những điều cần biết về chăm sóc túi độn ngực

Nâng ngực là quy trình phẫu thuật phổ biến thứ hai được thực hiện tại Mỹ vào năm ngoái. 80% túi độn nâng ngực được sử dụng là gel silicon và 20% còn lại là túi nước muối ( túi nước biển).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây